Trấn Thành mới đây đã bất ngờ tiết lộ Nam Em đang bị chứng tụt Kali là chứng bệnh hiếm gặp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ thần kinh của người bệnh.
Nam Em bị hội chứng tụt Kali
Mới đây trong chương trình Vô lăng tình yêu, Trấn Thành bất ngờ tiết lộ Nam Em bị chứng tụt Kali, đây là lý do vì sao thời gian gần đây Nam Em liên tục chia sẻ hình ảnh phải điều trị trong bệnh viện.
Trấn Thành bộc bạch: “Tôi thương cô bé này quá, cô ấy có quá nhiều điều không giải quyết được. Quý vị khán giả cũng nên thương cho Nam Em. Cô ấy mắc phải hội chứng hạ kali, chứng bệnh này còn nguy hiểm hơn hạ canxi rất nhiều lần”.
Nam Em thường xuyên phải nhập viện điều trị
Người mắc chứng bệnh này có nồng độ kali trong m.áu thấp, khiến các cơ và thần kinh không thể hoạt động bình thường. Trong những trường hợp đặc biệt chứng bệnh có khả năng đe dọa tính mạng.
Sau chia sẻ của Trấn Thành, nhiều dân mạng đã bày tỏ sự thông cảm với Nam Em và chúc cô có thể tìm ra cách điều trị bênh dứt điểm.
Hội chứng hạ kali Nam Em mắc phải nguy hiểm thế nào?
Kali là một cation chủ lực trong các chất điện giải của tế bào, giúp cho sự co bóp của cơ vân và cơ trơn được dễ dàng, bao gồm cả sự co bóp của cơ tim. Kali đóng vai trò vô cùng quan trọng trong dẫn truyền xung động thần kinh, thăng bằng kiềm toan, hoạt động của các enzym và chức năng của màng tế bào.
Kali là cation nội bào chính với nồng độ khoảng 145 mEq/L, trong khi nồng độ ở dịch ngoại bào, trong đó có m.áu là 4 mEq/L. Hơn 98% lượng kali trong cơ thể nằm trong tế bào, việc đo lường kali từ mẫu m.áu tương đối không nhạy, dao động nhỏ trong m.áu tương ứng với sự thay đổi rất lớn trong tổng dự trữ kali của cơ thể.
Do khoảng giới hạn bình thường của kali m.áu rất hẹp (3,5-5 mEq/L), nên chỉ cần một lệch hướng tăng hay giảm nhẹ cũng có thể dẫn đến những hậu quả lâm sàng nghiêm trọng.
Hạ kali m.áu là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng trong đó nồng độ kali m.áu thấp hơn so với mức bình thường. Hạ kali m.áu khi kali m.áu
Ngoài ra, hạ kali m.áu còn có thể gây ra biến chứng nhịp tim chậm, giảm sức bóp cơ tim hoặc nhịp nhanh xoắn đỉnh, là một trong những nguyên nhân rối loạn nhịp tim dẫn đến ngừng tim. Cấp cứu ngừng tuần hoàn những bệnh nhân này mà không phát hiện hạ kali m.áu sẽ dẫn tới suy hô hấp do liệt cơ hô hấp, thậm chí liệt tứ chi.
Các chuyên gia y tế cho hay, hạ kali m.áu rất nguy hiểm, đặc biệt đối với những bệnh nhân sẵn có những bệnh lý mạn tính như suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn…
Các biểu hiện của hạ kali m.áu chủ yếu ở hệ thống tim mạch và thần kinh cơ. Các biểu hiện ở tim mạch bao gồm mạch nảy, huyết áp tối thiểu giảm, tụt huyết áp tư thế, nghe tim có tiếng thổi tâm thu. Điện tim thấy có sóng U, đoạn ST dẹt, ngoại tâm thu các loại, đặc biệt khi có đoạn QT kéo dài và loạn nhịp kiểu xoắn đỉnh tức kali m.áu giảm nặng, vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh nếu không được bù kali kịp thời.
Kỹ thuật hồi sinh người c.hết lâm sàng
Hạ thân nhiệt, còn gọi ngủ đông, mang lại cơ hội sống khỏe mạnh cho nhiều người bị tổn thương não sau ngưng tim, ngưng thở.
Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Quang, khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Thống Nhất, TP HCM, cho biết, trước đây bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở (c.hết lâm sàng) thì gần như là chấp nhận cái c.hết. Nếu hồi sức tích cực khiến tim đ.ập trở lại, có mạch và huyết áp, người bệnh sống nhưng thiếu oxy, thiếu m.áu kéo dài khiến não tổn thương, suy đa cơ quan. Lúc này, người bệnh có thể gánh nhiều di chứng như mất tri giác, sống thực vật, liệt, tàn phế…
Kỹ thuật hạ thân nhiệt, hay ngủ đông, mang lại cơ hội sống khỏe mạnh cho những bệnh nhân này, dù không phải mọi trường hợp đều có thể tái sinh. Phương pháp này chỉ định cho người bệnh chưa c.hết não, trong 6 giờ vàng sau ngưng tim, ngưng thở đã được hồi sức tim phổi hiệu quả, huyết áp trên 90mmHG, còn hôn mê, đã được đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp.
Hạ thân nhiệt bằng miếng dán có thiết bị trao đổi nhiệt cho bệnh nhân bị điện giật tại Bệnh viện Thống Nhất. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Hạ thân nhiệt là kỹ thuật làm lạnh chủ động để giảm và kiểm soát thân nhiệt bệnh nhân xuống 32-36 độ C, trong vòng 24-72 giờ sau ngừng hô hấp. Cơ thể rơi vào trạng thái ngủ đông, nhu cầu chuyển hóa và tiêu thụ oxy giảm tối đa, ngăn cản xuất huyết nội tạng, phù não, nhồi m.áu cũng như ức chế các chất dẫn truyền gây độc tế thần kinh. Đồng thời, các bác sĩ điều hòa việc tái tưới m.áu đến các cơ quan không bị ồ ạt, để tế bào não tổn thương có điều kiện phục hồi tốt nhất.
Theo bác sĩ Phan Châu Quyền, cùng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Thống Nhất vừa cứu sống một bệnh nhân bằng hạ thân nhiệt.
Hồi cuối tháng 7, nam thanh niên 20 t.uổi bị điện giật bất tỉnh trong lúc làm việc tại xưởng cơ khí. Anh cháy xém nhiều vết trên ngực và hai tay, ngã xuống đất bất tỉnh. Các bác sĩ sốc điện 4 lần, ép tim ngoài lồng ngực, hồi sức tim phổi, tuần hoàn tích cực, bệnh nhân mới có nhịp tim đ.ập trở lại song hôn mê sâu, đồng tử giãn 1mm. Chẩn đoán bệnh nhân chưa c.hết não, các bác sĩ quyết định hạ thân nhiệt cho anh ở giờ thứ 4 sau tai nạn.
Suốt 24 giờ, bệnh nhân được làm lạnh bên ngoài cơ thể bằng miếng dán gắn thiết bị trao đổi nhiệt. Ban đầu, bác sĩ đưa nhiệt độ cơ thể xuống 33 độ C. Tiếp đến là làm ấm lại bằng cách nâng nhiệt độ lên chậm từ 0,1 đến 0,25 độ mỗi giờ. Khi đạt 37 độ C thì duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định trong ít nhất 8 giờ.
Bốn ngày sau, bệnh nhân được rút nội khí quản, tỉnh táo, giao tiếp tốt. Khi xuất viện, tất cả các cơ quan hoạt động bình thường, não không có bất kỳ di chứng nào. Anh có thể quay trở lại làm việc như trước lúc gặp nạn.
Nam thanh niên ở Quảng Nam (ngồi giữa) khi tỉnh dậy chỉ hơi sốc vì không nhớ tại sao mình lại nằm trong bệnh viện. Ảnh: Thu Thảo.
Tương tự, một nam thanh niên, quê Quảng Nam, công nhân may, bị điện giật tưởng c.hết đã được các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng cứu bằng hạ thân nhiệt. Hơn 10 người khác bị tai nạn điện giật, đuối nước, đột quỵ, chấn thương sọ não… từng ngừng tim đã khỏe mạnh bình thường cả thể chất và tinh thần nhờ hạ thân nhiệt.
Phương pháp ngủ đông được áp dụng lần đầu tiên ở Việt Nam năm 2015 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Một cụ bà 82 t.uổi, ở Yên Bái, bị ngừng tim đột ngột đã được cứu sống ngoạn mục. Đến nay, rất nhiều bệnh viện địa phương đã triển khai thành công kỹ thuật này.
Mặc dù vậy, bác sĩ Quyền cho hay, phương pháp này cũng gây ra các tác dụng phụ. Thường gặp nhất là cơn co giật. Nguyên nhân là cơ thể phản xạ co và rung cơ nhằm sinh nhiệt, chống lại tác động ngoại biên, phục hồi nhiệt độ sinh lý 37 độ C. Vì thế, với mỗi ca hạ thân nhiệt, nhân viên y tế túc trực 24/24 giờ cạnh người bệnh, kiểm soát lượng nhiệt và xử lý kịp thời các biến chứng. Bác sĩ cho dùng an thần, giảm đau, thậm chí thuốc giãn cơ để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn, tiếp nhận điều trị.
Hiện nay, có ba cách để hạ thân nhiệt. Thứ nhất là chườm đá, nước lạnh, truyền nước muối lạnh. Các này dễ sử dụng, chi phí thấp song tốn nhiều công sức và khó điều chỉnh nhiệt độ đích. Cách thứ hai, là làm lạnh bên ngoài bằng miếng dán có thiết bị trao đổi nhiệt. Đây được xem là ưu việt và phổ biến bởi không xâm lấn, điều chỉnh nhiệt đơn giản, nhanh chóng, các thông số hiển thị rõ ràng trên monitor. Thứ ba là làm lạnh bên trong, bằng việc đặt một thiết bị vào tĩnh mạch, truyền dung dịch lạnh.