Chứng khoán châu Á lùi sâu trong phiên 20/12

Thị trường chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên 20/12 và đồng yen tăng giá sau khi Nhật Bản công bố một sự điều chỉnh bất ngờ đối với chính sách t.iền tệ siêu lỏng của nước này, giữa bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại rằng những nỗ lực của các ngân hàng trung ương nhằm kiềm chế lạm phát sẽ đẩy các nền kinh tế vào suy thoái.


Bảng chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN

Tâm lý của thị trường cũng đang bị đè nặng bởi số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến ở Trung Quốc, ngay khi chính phủ nước này vừa dỡ bỏ nhiều biện pháp nghiêm ngặt đã được áp dụng trong gần ba năm qua.

Cái gọi là “sự nổi lên của ông già Noel” (chỉ đà tăng của thị trường thường xảy ra trước lễ Giáng Sinh) dường như đang lảng tránh các nhà đầu tư, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng họ có thể sẽ đẩy lãi suất cao hơn dự kiến vào năm tới. Tuyên bố này đã “giáng một đòn mạnh” vào đợt phục hồi ngắn hạn trên thị trường cổ phiếu được thúc đẩy bởi các dữ liệu cho thấy lạm phát đang có xu hướng giảm.

Thêm vào áp lực bán ra trên là những bình luận từ cựu Giám đốc Fed New York William Dudley, người đã nói với Bloomberg Television rằng bất kỳ dấu hiệu lạc quan nào trên thị trường đều có thể khiến các nhà hoạch định chính sách thắt chặt chính sách t.iền tệ hơn nữa.

Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 669,61 điểm (2,46%), xuống 26.568,03 điểm, sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) điều chỉnh các thông số để kiểm soát lợi suất trái phiếu, nhằm thay đổi lập trường ôn hòa lâu nay là giữ lãi suất cực thấp để thúc đẩy nền kinh tế đang gặp khó khăn.

Tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi giảm 18,88 điểm (0,8%), xuống 2.333,29 điểm, nối dài chuỗi giảm giá sang phiên thứ tư liên tiếp.

Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng tiếp tục đi xuống, giữa bối cảnh nước này vẫn đang “vật lộn” chống chọi với đại dịch COVID-19, trong khi giới đầu tư bất ngờ khi lãi suất cho vay được giữ nguyên. Chốt phiên, chỉ số Hang Seng giảm 1,3%, tương đương 258,01 điểm, xuống 19.094,80 điểm. Còn chỉ số Shanghai Composite mất 33,35 điểm (1,07%), xuống 3.073,77 điểm.

Tại thị trường Việt Nam, chốt phiên giao dịch ngày 20/12, VN-Index giảm 15,27 điểm về 1.023,13 điểm, HNX-Index giảm 4,71 điểm còn 207,53 điểm.

PV Power (POW) ước đạt tổng doanh thu gần 25.400 tỷ đồng trong 11 tháng đầu năm

Luỹ kế 11 tháng đầu năm, toàn công ty PV Power sản xuất được 12.602 triệu kWh điện.

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power, mã chứng khoán: POW) vừa công bố tình hình sản xuất kinh doanh tháng 11/2022 với tổng doanh thu ước tính đạt 2.759 tỷ đồng, tương ứng 105% so với kế hoạch tháng đã đề ra . Tuy nhiên, sản lượng điện tháng 11 của các nhà máy điện thuộc PV Power đạt tổng cộng 1.450 triệu kWh điện, chỉ mới đạt 89% kế hoạch tháng.

Trong đó, nhà máy điện Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Hủa Na và Đakđrinh đều vượt kế hoạch sản lượng trong tháng, lần lượt đạt 172%, 139%, 220% và 101%. Nhà máy điện Cà mau 1&2, Nhơn Trạch 1 cũng xấp xỉ hoàn thành kế hoạch của tháng, đạt 94%. Trong khi Nhà máy điện Vũng Áng 1 và CTCP Năng lượng tái tạo ĐLDK chỉ đạt sản lượng lần lượt là 47% và 9%.

Theo PV Power, tháng 11/2022 là thời điểm mùa khô tại miền Bắc và miền Nam, các hồ chứa thủy điện đang trong giai đoạn giữ nước cho năm vận hành sau mùa lũ 2022. Tại miền Trung là thời điểm giữa mùa mưa, các hồ chứa đang trong giai đoạn tích nước và cân đối vận hành tối đa sản lượng để đạt hiệu quả cao nhất.

Về tình hình hoạt động của các nhà máy điện, tại NMĐ Cà Mau 1&2 , Công tác đại tu NMĐ Cà Mau 1 đã hoàn thành và đảm bảo khả dụng, nhà máy chào giá vận hành bám sát Qc và khai thác tối đa khả năng cấp khí để đạt hiệu quả tối ưu.

NMĐ Nhơn Trạch 1 thì không được giao sản lượng điện hợp đồng (), nhà máy chào giá vận hành trong các thời điểm giá thị trường cao hơn chi phí biến đổi. Trong tháng NMĐ Nhơn Trạch 1 được huy động sản lượng 129,2 triệu kWh. NMĐ Nhơn Trạch 2 thì chào giá vận hành bám sát Qc và vận hành vào các thời điểm giá thị trường cao hơn chi phí biến đổi.

Trong khi đó tại NMĐ Vũng Áng 1, giá thị trường trong tháng cao hơn bình quân chi phí biến đổi (khoảng 1.450 đồng/kWh), nhà máy chào giá bám sát Qc (giao cho Tổ máy 2) và vận hành tăng sản lượng vào các thời điểm có giá thị trường cao.

NMĐ Hủa Na thì được giao Qc 32,1 triệu kWh (tăng so với Qc 30,4 triệu kWh được giao đầu năm). Lưu vực hồ chứa NMĐ Hủa Na đang trong giai đoạn đầu mùa khô, nhà máy cân đối chào giá vận hành vào các thời điểm giá cao, đồng thời tích nước cho năm vận hành sau mùa lũ 2022.

Còn với NMĐ Đakđrinh, do mưa lũ đến sớm trong giai đoạn vừa qua, hồ chứa NMĐ Đakđrinh đã tích đến mực nước tối đa. Nhà máy chào giá vận hành tối đa sản lượng để đạt tối đa doanh thu, lợi nhuận.

Luỹ kế 11 tháng đầu năm, toàn công ty sản xuất được 12.602 triệu kWh điện. Kết quả, tổng doanh thu của PV Power ước đạt hơn 25.387 tỷ đồng.

Trong đó, nhà máy điện Nhơn Trạch 2 là đơn vị có đóng góp lớn nhất vào doanh thu toàn tập đoàn sau 11 tháng, đạt gần 7.887 tỷ đồng, nhà máy điện Cà Mau 1&2 cũng đóng góp gần 6.750 tỷ đồng và nhà máy điện Vũng Áng 1 xấp xỉ 6.300 tỷ đồng.

Lên kế hoạch cho tháng 12, Công ty đặt mục tiêu sản lượng điện đạt 1.721 triệu kWh và doanh thu dự kiến ước đạt 2.789 tỷ đồng.

Về tình hình đầu tư dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 – 4, PV Power cho biết Nhà thầu EPC đang xử lý nền , hoàn tất thiết kế để triển khai các bước tiếp theo; tiếp tục thực hiện công tác thu xếp vốn, đàm phán hợp đồng mua bán khí và hợp đồng mua bán điện cho dự án theo đúng tiến độ. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ đảm bảo công tác vận hành an toàn, ổn định các nhà máy điện; phối hợp với PV Gas, TKV, các đơn vị cung cấp dầu để đảm bảo cung ứng đủ nhiên liệu (khí, than, dầu) cho các Nhà máy điện. Hoạt động nghiên cứu triển khai phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo cũng sẽ được tiếp tục triển khai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *