Chuyện bệnh sốt xuất huyết lây qua đường t.ình d.ục, chuyên gia lên tiếng bất ngờ?

Cơ quan y tế Tây Ban Nha xác nhận vừa mới phát hiện một trường hợp bệnh nhân bị lây sốt xuất huyết qua quan hệ t.ình d.ục, thông tin này khiến nhiều người vô cùng hoang mang.

Ảnh minh họa

Theo Straits Times, ngày 9/11, cơ quan y tế Tây Ban Nha xác nhận vừa mới phát hiện một trường hợp bệnh nhân bị lây sốt xuất huyết sau khi làm “chuyện ấy”. Đây là trường hợp lây nhiễm virus sốt xuất huyết qua đường t.ình d.ục đầu tiên trên thế giới.

Cụ thể, một người đàn ông 41 t.uổi, đến từ Tây Ban Nha, bị muỗi đốt khi đến du lịch tại Cuba và mắc bệnh sốt xuất huyết. Khi về nước, người yêu của anh cũng đột ngột mắc bệnh này vì cả 2 hai người quan hệ t.ình d.ục.

Ca bệnh được chuyển lên bộ phận y tế của thủ đô. Tại đây, các chuyên gia đã thực hiện một phân tích về t.inh t.rùng của người đàn ông và tiết lộ rằng chúng không chỉ là nguyên nhân gây sốt xuất huyết mà đó chính xác là cùng một loại virus gây bệnh chỉ có ở Cuba.

Công bố này khiến nhiều người vô cùng hoang mang khi sốt xuất huyết có thể lây truyền qua đường quan hệ t.ình d.ục. Vậy câu hỏi đặt ra, nếu bệnh sốt xuất huyết lây qua đường t.ình d.ục thì có lây qua đường m.áu hay truyền từ mẹ sang con không?

Trả lời cho câu hỏi này, TS. Phạm Bá Hiền – Bệnh Viện Đống Đa, Hà Nội cho biết, không có xác nhận thông tin khoa học nào là bệnh sốt xuất huyết lây qua quan hệ t.ình d.ục hay đường m.áu, truyền từ mẹ sang con. Bệnh sốt xuất huyết chỉ lây qua đường muỗi đốt.

Tuy nhiên, phụ nữ có thai cần đặc biệt lưu ý phòng bệnh sốt xuất huyết vì sốt xuất huyết khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Trong trường hợp nếu mắc bệnh sốt xuất huyết khi mang thai thì cần được theo dõi và xử lý kịp thời đúng cách. Bởi vì, cơ thể phụ nữ mang thai sức đề kháng suy yếu dễ mắc bệnh hơn, tình trạng bệnh có thể nguy hiểm hơn so với người khác. Tăng nguy cơ mắc t.iền sản giật. Làm tăng nguy cơ sảy thai, thai c.hết lưu ở những tháng đầu thai kỳ. mắc giai đoạn này nguy hiểm…

Cụ thể, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đ.ốt n.gười bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Hiện nay bệnh sốt xuất huyết không có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên dựa vào các đường lây bệnh để chúng ta chủ động phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.

Những đối tượng chưa mắc bệnh mà sống trong vùng dịch phải chủ động phòng tránh tích cực hơn, tránh việc bệnh sốt xuất huyết lây lan thành ổ dịch lớn. Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh phải chủ động đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị, tránh để bệnh nặng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt như: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn, mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày, dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi… Đồng thời, tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch bệnh.

Thiên Thanh

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng và có xu hướng nặng: Cảnh báo chu kỳ của đỉnh dịch vào tháng 10 và 11

Theo nhận định các chuyên gia y tế, dịch bệnh sốt xuất huyết có thể tăng cao do đúng vào chu kỳ của đỉnh dịch vào tháng 10 và 11

Nhiều trường hợp vào viện do sốt xuất huyết

Theo thống kê tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ đầu tháng 10 đến nay có sự gia tăng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH), trung bình mỗi ngày khoảng 30 bệnh nhân nhập viện.

Khoa Virút – Ký sinh trùng của bệnh viện hiện đang điều trị và theo dõi cho nhiều bệnh nhân mắc SXH. Số bệnh nhân mắc bệnh có dấu hiệu cảnh báo gia tăng. Có gia đình có 2 người, 5 người mắc SXH phải nhập viện. Những trường hợp mắc SXH mức độ nặng sẽ được chuyển đến khoa Cấp cứu của BV để tiếp tục điều trị.

TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Virút – Ký sinh trùng của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, năm nay đợt dịch SXH bắt đầu từ khoảng tháng 7, 8. Từ vài tháng trở lại đây, số lượng bệnh nhân nhập bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã cao hơn năm ngoái, tuy chưa bằng vụ dịch năm 2017 nhưng cũng là điều đáng báo động. Hiện, mỗi ngày cơ sở bệnh viện tại đường Giải Phóng tiếp nhận khoảng 20-25 bệnh nhân. Bệnh SXH lây qua đường muỗi đốt, do đó ngoài các biện pháp vệ sinh môi trường, người dân cần chú ý đề phòng muỗi đốt.

Khoa Cấp cứu, BV Hữu Nghị mới đây tiếp nhận 3 bệnh nhân bị biến chứng nặng do SXH. Theo BSCK II. Nguyễn Đặng Khiêm – Trưởng khoa Cấp cứu, BV Hữu Nghị, trong số 3 bệnh nhân biến chứng nặng thì có 2 ca biến chứng xuất huyết tràn dịch đa màng, đe dọa sốc nguy kịch. May mắn bệnh nhân đã được điều trị tích cực kịp thời nên đã qua khỏi, sức khỏe dần ổn định và được xuất viện.

Các trường hợp SXH khác vào viện đa số trong tình trạng tiểu cầu rất thấp cũng đều được các bác sĩ điều trị kịp thời. Đối với bệnh nhân xuất huyết nặng, biến chứng tiểu cầu giảm là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu đã bị giảm tiểu cầu, bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ t.ử v.ong.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội từ đầu năm đến nay Hà Nội đã có 7.168 người mắc SXH, không có trường hợp t.ử v.ong.

Bệnh nhân sốt xuất huyết có nhiều mức độ khác nhau

Theo TS. Kim Thư các bệnh nhân SXH có nhiều mức độ khác nhau: Bệnh nhân không có dấu hiệu cảnh báo, bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo và bệnh nhân SXH nặng. Với trường hợp bệnh nhân SXH có dấu hiệu cảnh báo thì cần nhập viện điều trị và theo dõi. Các bệnh nhân nằm tại Khoa Virút – Ký sinh trùng thường có dấu hiệu cảnh báo từ ngày thứ 4, ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bị sốt nên người bệnh thường chủ quan nghĩ là đã khỏi bệnh.

Do đó, nhân viên y tế luôn phải theo dõi sát sao bệnh nhân hàng ngày, tiến hành xét nghiệm công thức m.áu cũng như theo dõi tình trạng bệnh nhân để xử lý kịp thời nếu người bệnh có diễn biến nặng lên.

TS.BS Nguyễn Kim Thư cho biết nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đưa ngay người bệnh tới bệnh viện gần nhất. Ngoài ra, nếu bệnh nhân có tình trạng sốt cao liên tục không kiểm soát được bằng các thuốc hạ sốt thông thường cũng nên đến bệnh viện để được xử trí có hiệu quả hơn. Tỉ lệ biến chứng nặng của SXH là khá nhỏ. Đa phần bệnh SXH được bác sĩ hướng dẫn điều trị và theo dõi tại nhà, chỉ nhập viện khi có các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Vì thế, người bệnh không nên quá hoang mang, lo lắng.

Bệnh SXH lây truyền qua đường muỗi đốt, trong khi Việt Nam lại nằm trong vùng dịch tễ của SXH chính vì vậy gần như năm nào nước ta cũng có dịch SXH. Đặc biệt ở miền Nam do khí hậu nóng ẩm nên bệnh thường diễn ra quanh năm, còn ở miền Bắc chủ yếu là từ tháng 6, tháng 7 đến tháng 11.

Mọi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn;

Thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *