Chuyện đi đẻ li kì như 1 bộ phim: Lên bàn đẻ nặng 115kg, bác sĩ siêu âm mãi không nghe được tim thai

Quá trình sinh nở của chị Ngọc Anh li kì như một bộ phim khi bác sĩ siêu âm không nghe được tim thai cũng như không chọc được kim để gây tê cho chị.

Bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu 8x phải ăn kiêng khắc nghiệt mỗi ngày

Chị Ngọc Anh, 31 t.uổi (sống tại Hà Nội) đã trải qua quá trình mang thai và sinh nở đầy gian nan khi chị bị tiểu đường thai kỳ, lúc lên bàn đẻ “cán mốc” 115kg. Chia sẻ về điều này, bà mẹ trẻ cho biết khi mang thai ở tuần thứ 9 chị mới biết mình bị tình trạng trên và được bác sĩ yêu cầu nhập viện để theo dõi trong 16 ngày:

“Khi nằm viện bác sĩ bắt kiêng khem khắt khe lắm. Đi tư vấn dinh dưỡng bác sĩ tư vấn mình không nên ăn nhiều và chỉ cần ăn 3 bữa chính thôi. Sáng uống 1 cốc sữa dành cho người tiểu đường, trưa ăn ít cơm với rau và khoảng 1 lạng thịt, chiều cũng vậy. Không nên ăn thêm gì vì lượng đường của mình cao, điều này rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến em bé”.

Vì bị tiểu đường thai kỳ nên chị Ngọc Anh đã gặp nhiều khó khăn trong mang thai và sinh con.

Tuy đã được bác sĩ tư vấn về chế độ ăn, nhưng bà mẹ trẻ cho biết khi về nhà chị vẫn ăn thêm rất nhiều do đói, điều này khiến cân nặng của chị tăng lên nhanh chóng: “Trong suốt 16 ngày nằm Bệnh viện nội tiết trung ương, mình đói không chịu được nên vẫn ăn ngoài. Từ khi mang thai đến lúc đẻ mình tăng khoảng 20kg. Lúc ra viện mình cũng ăn nhiều vì hay cảm thấy đói và sợ con đói nên thành ra cứ ăn không kiểm soát được”.

Sau khi xuất viện nội tiết, cứ 3 – 4 tuần chị Ngọc Anh lại qua nhà bác sĩ để khám và điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp: “Bác sĩ nội tiết có nói nếu để đường huyết quá cao không kiểm soát thì con dễ bị mất tim thai, nên cần chú ý và điều chỉnh tiêm thuốc kịp thời. Do đó bản thân vẫn ăn đầy đủ và bác sĩ cũng liên tục chỉnh thuốc tiêm tăng lên cho mình để đảm bảo cho lượng đường huyết ổn định”.

Hình ảnh bé Hũ khi mới chào đời.

Đến tuần thứ 34, chị Ngọc Anh bắt đầu cảm thấy không yên tâm về sức khỏe thai kỳ của mình nên xin bác sĩ được mổ chủ động sớm để đảm bảo an toàn cho con: “Dù em bé trong bụng vẫn đang ổn nhưng mình quyết định xin được mổ đẻ chủ động sớm vì nghĩ con ra sớm hôm nào thì an tâm hôm đấy, dù bé có non 1 tí cũng được nhưng con chào đời an toàn là mừng rồi”.

Lên bàn mổ cân nặng “cán mốc” 115kg, quá trình sinh nở đầy khó khăn và căng thẳng

Sang tuần thứ 37, chị Ngọc Anh nhập viện để làm thủ tục mổ chủ động. Vì cân nặng vượt chuẩn, nên các bác sĩ đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc siêu âm và gây tê cho chị, điều này khiến bà mẹ trẻ vô cùng lo sợ: “ Vì bụng nhiều mỡ nên bác sĩ siêu âm mãi mà không nghe được tim thai. Đến lúc lên bàn mổ do mình béo quá mà lưng lại dầy, không chọc được kim đến tuỷ để gây tê. Thậm chí bác sĩ còn phải mượn cả máy siêu âm để thử tìm xem con nằm ở đâu, cảm giác lúc đó của mình vừa đau, vừa sợ.

Đến bây giờ chị Ngọc Anh vẫn không quên được kỷ niệm khi vào phòng mổ.

Mình thấy phải gọi đến 3, 4 bác sĩ gây mê các phòng khác sang hỗ trợ. Có bác sĩ còn nói đã từng gây tê cho sản phụ 140kg mà còn không khó bằng trường hợp của mình. Lúc đó mình hết nằm lại ngồi để gây tê mà bao nhiêu mũi kim chọc vào đều không được, khiến mình rất lo rằng không biết sẽ mổ như thế nào đây? Nhưng rất may là mọi chuyện đều ổn”.

Bé Hũ (tên thật Bảo Khang) chào đời nặng 4,2kg. Khi mới sinh bé bị cách ly khỏi mẹ và được bác sĩ đưa đi xét nghiệm đường huyết, nhưng may mắn là sức khỏe của bé hoàn toàn ổn định và và không có vấn đề gì cả.

Bé Hũ sinh ra nặng 4,2kg. Trộm vía khỏe mạnh và không có nguy cơ bị đường huyết cao.

Sau khi trải qua hành trình mang thai và sinh con đầy vất vả, chị Ngọc Anh không quên nhắn nhủ đến những bà mẹ khác rằng: “Các mẹ nếu có dínhtiểu đường thai kỳ hãy bình tĩnh lạc quan, đừng giữ tâm lý nặng nề. Chịu khó nghe theo lời bác sĩ nếu có chỉ định phải tiêm. Về vấn đề ăn uống các mẹ cũng đừng nên kiêng khem quá vì sẽ không có chất cho con đâu”, bà mẹ 1 con thật lòng chia sẻ.

Theo Helino

Siêu âm, bác sĩ chẩn đoán thai nhi nặng khoảng 4kg, khi sinh ra, mẹ “ngã ngửa” khi biết cân nặng thật của con

Bé sơ sinh đã g.ây s.ốc cho gia đình khi được sinh ra với cân nặng 5,9kg vào hôm thứ hai vừa qua trong một ca mổ khẩn cấp.

Emma và Daniel Millar (đến từ Sydney, Úc) đã chào đón đứa con thứ 3, Remi Frances Millar, tại Bệnh viện Wollongong, phía nam Sydney, vào thứ hai vừa qua trong một ca sinh mổ khẩn cấp do mẹ bị vỡ nước ối. Trong khi một em bé sơ sinh Úc trung bình chỉ nặng 3,3kg, thì Remi được sinh ra với cân nặng gần gấp đôi: 5,9kg khi cô bé mới được 38 tuần hai ngày.

Remi được sinh ra với cân nặng gần gấp đôi các b.é g.ái khác: 5,9kg khi cô bé mới được 38 tuần và hai ngày.

Emma nói: “Remi giống như một đô vật sumo nhỏ. Tôi đã chờ đợi một đứa con mập mạp vì tôi bị tiểu đường thai kỳ nhưng tôi không nghĩ con mình lại to đến như vậy. Vào tuần thứ 35, bác sĩ siêu âm bảo Remi nặng khoảng 4kg nhưng chúng tôi đã không nghĩ rằng con bé sẽ còn phát triển hơn thế nữa”.

Remi ngủ ngoan trong vòng tay mẹ.

Cha của Remi, Daniel, cho biết Remi rất nổi tiếng khi c.ô b.é ở bệnh viện Wollongong: “Khi tôi đi dạo cùng con bé luôn có một đám đông gồm nữ hộ sinh, cha mẹ và khách đến thăm vây xung quanh chúng tôi. Họ hỏi về cân nặng của Remi vì trông con bé lớn hơn nhiều so với tất cả những đ.ứa t.rẻ sơ sinh khác”.

Remi không phải là đ.ứa t.rẻ nặng cân đầu tiên mà Emma đã sinh ra. Cô còn có con gái Willow (2 t.uổi) và cậu con trai Ace (4 t.uổi) với số cân nặng lần lượt khi sinh là 5,5kg và 3,8kg.

Vì Remi quá lớn, nên bố mẹ cô buộc phải mua lại tất cả quần áo mới cho cô bé vì những bộ đồ mà họ chuẩn bị đều không vừa, dù Remi không phải là đ.ứa t.rẻ nặng cân đầu tiên mà Emma đã sinh ra. Cô còn có con gái Willow (2 t.uổi) và cậu con trai Ace (4 t.uổi) với số cân nặng lần lượt khi sinh là 5,5kg và 3,8kg.

Các bác sĩ khuyên Emma không nên cầm vật gì nặng hơn 6kg trong khi cô đang ở cữ và cơ thể đang phục hồi.

Nguồn: DM, Metro

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *