Chuyên gia: 30% bệnh nhân “hậu Covid-19″ bị stress, trầm cảm

Thống kê cho thấy có 30-40% bệnh nhân Covid-19 sau khi khỏi bệnh gặp vấn đề lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và stress sau sang chấn.

Thông tin này được thầy thuốc ưu tú, BS Đinh Quang Thanh, Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp TPHCM, cho biết tại hội thảo trực tuyến Phục hồi chức năng hậu Covid-19 diễn ra chiều 1/10.

BS Thanh đ.ánh giá, bệnh nhân Covid-19 có thể để lại rất nhiều di chứng sau điều trị khỏi bệnh. Theo ông, điển hình nhất là di chứng ở phổi, khó thở, giảm khả năng gắng sức và thiếu oxy… những triệu chứng và dấu hiệu thường dai dẳng.

Hạn chế sinh lý phổi, tổn thương dạng kính mờ và xơ phổi trên hình ảnh học đã được ghi nhận khi theo dõi những người sống sót sau Covid-19. Có 20-30% huyết khối vi mạch phổi và huyết khối lớn đã được quan sát thấy ở bệnh nhân mắc bệnh.

Các tình trạng trên thường xuất hiện 4-6 tuần sau khi xuất viện đối với những người bị Covid-19 cấp tính thể nặng, thể nguy kịch, lớn t.uổi hoặc có nhiều bệnh đi kèm.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân Covid-19 có thể để lại rất nhiều di chứng sau điều trị khỏi bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân có nhiều ảnh hưởng về tim mạch, huyết học, thận, đặc biệt là di chứng tâm thần kinh. Cụ thể, họ có thể gặp những bất thường dai dẳng có thể bao gồm mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, rối loạn thần kinh thực vật và suy giảm nhận thức (chứng sương mù não).

Thống kê cho thấy có 30-40% những người sống sót sau Covid-19 gặp vấn đề lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).

Các tác nhân góp phần gây ra bệnh lý thần kinh trong Covid-19 chủ yếu do sự rối loạn điều hòa miễn dịch, viêm, huyết khối vi mạch, tác dụng gây đông m.áu của thuốc và tác động tâm lý xã hội; ngoài ra có thể do nhiễm virus trực tiếp, viêm thần kinh, và thoái hóa thần kinh.

Hàng loạt cuộc khám nghiệm t.ử t.hi đã chỉ ra rằng SARS-CoV-2 có thể gây ra những thay đổi trong nhu mô não và mạch m.áu, dẫn đến tình trạng viêm ở tế bào thần kinh, tế bào hỗ trợ và mạch m.áu não.

20-40% bệnh nhân xuất viện khỏi ICU được ghi nhận rõ ràng vấn đề suy giảm nhận thức lâu dài.

Theo các bác sĩ, SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương đa cơ quan, trong đó chính yếu là tổn thương cơ quan hô hấp,

Từ thực tế điều trị các bệnh nhân hậu Covid-19 tại bệnh viện, bác sĩ Thanh cho rằng, các liệu pháp tiêu chuẩn nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa đối với các biến chứng thần kinh như đau đầu.

Đ.ánh giá thêm về tâm thần kinh nên được xem xét trong bối cảnh bệnh sau cấp tính ở bệnh nhân suy giảm nhận thức, cũng như cần có các công cụ sàng lọc tiêu chuẩn để xác định bệnh nhân lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, PTSD, rối loạn chuyển hóa m.áu và mệt mỏi.

Bác sĩ nhận định, sắp tới nhu cầu chăm sóc sức khỏe với những hậu quả Covid-19 để lại sẽ tiếp tục tăng. Việc chăm sóc những bệnh nhân Covid-19 không chỉ là thời gian nằm viện mà cần phối hợp nhóm đa chuyên môn để tiếp tục chăm sóc cho những bệnh nhân này khi xuất viện điều trị ngoại trú.

“Cần ưu tiên điều trị những trường hợp có nguy cơ cao của tình trạng hậu Covid-19 cấp tính, gồm bệnh nhân thể nặng, nguy kịch, những người dễ tổn thương (như người già, người sau ghép tạng, t.iền sử ung thư,…) và những người có triệu chứng dai dẳng khó chịu.

Phải thiết lập các phòng khám chuyên về Covid-19, có nhiều chuyên gia để có thể hỗ trợ cùng chăm sóc bệnh nhân” – bác sĩ Quang Thanh nói.

TS.BS Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp chia sẻ, khi số lượng bệnh nhân khỏi Covid-19 tăng lên, ngành Phục hồi chức năng càng có vai trò rõ rệt trong việc hạn chế đến mức tối thiểu các di chứng.

“SARS-CoV-2 gây tổn thương đa cơ quan, trong đó chính yếu là tổn thương cơ quan hô hấp, vì vậy phục hồi chức năng hô hấp giữ vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó, phải hết sức lưu ý đến việc phục hồi chức năng nhằm hạn chế di chứng đến các nhóm cơ quan khác” – TS.BS Phan Minh Hoàng khuyến cáo.

Lý do căng thẳng nguy hại với dân văn phòng

Căng thẳng trong công việc nếu không được giải quyết có thể trở thành thủ phạm khiến chúng ta rơi vào trầm cảm, kiệt sức và mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Theo khảo sát đầu năm 2021 của Northwesterin National Life, khoảng 40% người lao động tiết lộ họ đang làm một công việc rất căng thẳng. Cuộc khảo sát khác từ Đại học Yale vào tháng 2/2018 cũng cho thấy 29% người được hỏi trả lời cảm thấy căng thẳng tột độ vì công việc đang làm.

Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp của Mỹ định nghĩa căng thẳng trong công việc là những phản ứng có hại về thể chất, tinh thần, xảy ra khi các yêu cầu công việc không phù hợp với khả năng, nguồn lực hoặc nhu cầu của người lao động.

Do đó, theo Health Harvard, căng thẳng tại nơi làm việc được ví như “kẻ g.iết n.gười thầm lặng” cho dân văn phòng, người lao động. Mức độ căng thẳng khác nhau ở ngành nghề và nhóm dân cư. Một số người lao động có nguy cơ bị stress, cảm xúc tiêu cực cao hơn như nhân sự trẻ, phụ nữ, nhóm thiếu kỹ năng nghề nghiệp.

Căng thẳng trong công việc có thể là kẻ thù khiến bạn giảm năng suất lao động và mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ảnh: Getty Images.

Nguy hại từ căng thẳng trong công việc

Các yếu tố gây căng thẳng tại nơi làm việc được phân chia thành thể chất và tâm lý xã hội. Yếu tố gây căng thẳng thể chất gồm tiếng ồn, ánh sáng kém, bố trí văn phòng hoặc chỗ ngồi không hợp ý, tư thế ngồi sai…

Ngoài ra, một số vấn đề về tâm lý, xã hội khiến người lao động cảm thấy áp lực, khó hài lòng như mức lương thấp; khối lượng công việc quá lớn; ít cơ hội để phát triển hoặc thăng tiến; công việc không hấp dẫn hoặc quá thách thức; thiếu hỗ trợ, phúc lợi xã hội; không có đủ quyền kiểm soát liên quan công việc; xung đột; bị bắt nạt, quấy rối và mất an toàn…

Căng thẳng trong công việc thể hiện rõ nhất ở 3 khía cạnh: Sức khỏe thể chất, tinh thần và hành vi của người lao động. Nó còn tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty.

Nhân viên chợp mắt trong giờ nghỉ trưa tại Tencent ở văn phòng Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Qilai Shen/The New York Times).

Những tác động này xảy ra liên tục, bắt đầu bằng cảm giác đau khổ khi phản ứng với những yếu tố gây căng thẳng. Sự đau khổ sẽ dẫn tới tình trạng huyết áp cao, lo lắng, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, lạm dụng chất kích thích và rối loạn lo âu.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra căng thẳng trong công việc làm tăng nguy cơ bị bệnh về tim mạch như béo phì, cholesterol trong m.áu cao, cao huyết áp hay đau tim, đột quỵ. Căng thẳng cũng dễ khiến chúng ta bị tiểu đường, rối loạn suy giảm miễn dịch, đau lưng mạn tính, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích.

Dịch Covid-19 bùng phát, đa số các văn phòng đóng cửa, người lao động phải làm việc ở nhà. Lúc này, chúng ta đối mặt vấn đề căng thẳng vì không có cơ hội tiếp xúc, kết nối trực tiếp với người xung quanh. Thời gian làm việc cũng mất quỹ đạo, dễ khiến cơ thể uể oải, cáu gắt, bất đồng quan điểm.

Giãn cách xã hội, áp lực cắt giảm nhân sự trong mùa dịch cũng gây thêm vấn đề tâm lý cho những người lao động.

Ở góc độ sức khỏe tinh thần, căng thẳng khiến chúng ta dễ bị lo lắng, kiệt sức, trầm cảm, lạm dụng chất kích thích. Người lao động bị căng thẳng có nguy cơ cao thực hiện những hành vi không lành mạnh như hút thuốc, lạm dụng rượu, m.a t.úy, chế độ ăn uống kém.

Những ảnh hưởng này làm giảm năng suất lao động của nhân viên, tăng tỷ lệ vắng mặt, số ngày nghỉ làm, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe. Nó cũng liên quan tới tỷ lệ tai nạn, thương tật cao hơn, dễ bỏ việc.

Làm gì để khắc phục?

Theo tạp chí Corporate Wellness , chúng ta không nên bỏ qua những căng thẳng khi làm việc mà cần tìm cách khắc phục nó, thay đổi tâm trạng và tìm sự hứng khởi. Hiệp hội Tâm lý Mỹ (American Psychological Association – APA) đưa ra 5 lời khuyên giúp bạn giảm căng thẳng trong công việc.

Theo dõi các yếu tố gây căng thẳng

Bạn có thể viết nhật ký trong 1-2 tuần để xác định tình huống nào khiến mình căng thẳng nhất và cách bạn phản ứng với chúng là gì. Khi ghi chép, bạn nên miêu tả lại những suy nghĩ, cảm xúc, thông tin về con người, hoàn cảnh, quyết định sau đó.

Việc ghi chép giúp bạn tìm ra tác nhân gây căng thẳng và có cách ứng xử phù hợp. Đừng quên tìm cho mình hoạt động giải trí hoặc điều gì đó khiến mình hạnh phúc, thoải mái hơn.

Thư giãn, tạo ranh giới giữa công việc và cuộc sống giúp bạn giảm bớt áp lực. Ảnh: Freepik.

Hình thành thói quen lành mạnh

Thay vì tìm đến các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, t.huốc l.á, bạn có thể điều hòa cảm giác căng thẳng, stress bằng thói quen lành mạnh hơn như chạy bộ, yoga, thiền.

Ngoài ra, bạn nên dành nhiều thời gian cho những sở thích khác như xem phim, đọc sách, vui chơi với các thành viên trong gia đình. Thậm chí, một buổi ngủ nướng để cơ thể “sạc lại” năng lượng cũng rất cần thiết, giúp bạn xóa tan cảm giác uể oải, chán nản khi nghĩ về công việc.

Các chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên ngủ đủ giấc, hạn chế caffeine vào cuối ngày, không nên sử dụng máy tính nhiều vào ban đêm.

Xác lập ranh giới

Ngay cả đến robot hay cỗ máy tiên tiến nhất cũng cần đến bộ sạc, thời gian để nghỉ ngơi. Bạn cũng vậy. Quá trình hồi phục này đòi hỏi không có bất kỳ công việc hay áp lực nào can thiệp vào. Đó là lý do bạn cần “tắt nguồn” khi cần để thư giãn, nghỉ ngơi và tập trung vào sở thích, gia đình, bản thân.

Nếu bạn tiếp tục thói quen mang công việc về nhà, áp lực, căng thẳng từ công việc sẽ đổ dồn và chiếm lấy thời gian cá nhân của bạn. Bạn nên xác lập ranh giới đâu là thời gian dành cho cuộc sống riêng, từ đó cân bằng nó với công việc.

Càng giảm bớt xung đột giữa 2 yếu tố trên, bạn càng có nhiều thời gian để tái tạo năng lượng và xua tan mệt mỏi từ công việc mang lại. Tuy nhiên, bạn cũng cần rèn cho mình thói quen lấy lại thái độ nghiêm túc trong công việc khi hết ngày nghỉ.

Trò chuyện, chia sẻ

Sức khỏe của nhân viên có liên quan đến năng suất làm việc. Chúng ta không phải những cỗ máy, bởi vậy, đừng ngại ngần chia sẻ vấn đề mình đang gặp phải với sếp. Bạn cũng nên chia sẻ cách quản lý căng thẳng của mình để hoàn thành công việc tốt nhất.

Chúng ta có thể bắt đầu bằng những câu chuyện cởi mở, mục đích không phải để phàn nàn hay kêu than mà nhằm tìm kiếm lời khuyên, hai bên thấu hiểu hơn. Nếu áp lực từ công việc quá lớn khiến nó trở thành rào cản và bạn khó tiếp tục làm việc, đừng ngại ngần nhận sự giúp đỡ từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân hay đến gặp bác sĩ tâm lý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *