Chuyên gia cảnh báo 6 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có thể gặp ở bất cứ ai, ở bất cứ lứa t.uổi nào. Tuy nhiên, khi có các yếu tố dưới đây, nguy cơ mắc căn bệnh này sẽ tăng lên.

Bệnh viện K cho biết, ung thư dạ dày là căn bệnh thường gặp trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa, những năm gần đây, bệnh ung thư dạ dày có xu hướng trẻ hóa và tăng lên.

Đáng nói, các trường hợp mắc ung thư dạ dày được phát hiện phần lớn ở giai đoạn muộn, do người dân chưa có thói quen tầm soát ung thư định kỳ.

Tại Việt Nam, năm 2020, ung thư dạ dày đứng hàng thứ 4 trong các bệnh ung thư thường gặp với 17.902 ca mắc mới và 14.615 ca t.ử v.ong, cứ 100.000 sẽ có 24,64 người mắc ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày có thể gặp ở bất cứ ai, ở bất cứ lứa t.uổi nào. Tuy nhiên, khi có các yếu tố dưới đây, nguy cơ mắc căn bệnh này sẽ tăng lên:

1. Trong gia đình có t.iền sử mắc ung thư dạ dày

Những người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày, như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột từng mắc ung thư dạ dày. Theo thống kê, những người trong gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 4 lần so với những người khác.

2. Người mắc bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày

Những người có viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm teo thân vị hoặc toàn bộ niêm mạc đều có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Hay những người bị viêm dạ dày mạn tính có nhiều dị sản ruột có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày cao hơn.

3. Hội chứng đa polyp tuyến

Những người bị hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình, những polip này rất dễ trở thành ác tính.

4. Người có t.iền sử nhiễm HP dạ dày

Các nghiên cứu cho thấy có từ 35 – 90% bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày có liên quan tới nhiễm khuẩn HP.

5. Người bị cắt dạ dày

Những người bị cắt dạ dày, dịch mật trào ngược gây viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tiến triển thành ung thư dạ dày.

6. Người ăn nhiều dưa muối, thịt hun khói, thịt nướng

Những người có thói quen ăn uống các thực phẩm chứa nhiều nitrat như ngũ cốc mốc, thịt hun khói, thực phẩm ướp nhiều muối. Khi vào dạ dày, các nitrat sẽ phản ứng với các amin tạo thành các nitrosamine, làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Trong thực tế, nhiều người cứ đau bụng, đầy hơi, khó tiêu họ nghĩ ngay đau dạ dày, tự mua vài liều thuốc về uống, thấy đỡ rồi thôi chứ không có ý thức đi khám. Hoặc giả đi khám nhưng lại ngại nội soi dạ dày. Trong khi đó, dạ dày là một tạng rỗng, có thể hình dung nó như một quả bóng, vì thế khám bên ngoài sẽ không thể thấy được những tổn thương bên trong. Việc siêu âm, chụp dạ dày có cản quang cũng chỉ phát hiện ở một chừng mực nhất định, khi bệnh đã ở giai đoạn muộn do khối u quá lớn.

Để chẩn đoán ung thư dạ dày là phải làm nội soi để có thể nhìn thấy tổn thương và lấy mẫu tế bào để sinh thiết, làm các xét nghiệm khác. Phương pháp nội soi không chỉ phát hiện mà còn là phương pháp điều trị. Như với người mắc bệnh ở giai đoạn sớm, người ta có thể qua nội soi hớt phần niêm mạc bị ung thư và giữ nguyên dạ dày, bệnh nhân sống thêm vài năm. Trong khi đó, ở giai đoạn muộn bệnh nhân vừa phải phẫu thuật, xạ trị mà cơ hội sống vẫn rất khó khăn. Vì thế, việc nội soi định kỳ ở người có t.iền sử đau dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP là vô cùng quan trọng.

Trên thế giới nhiều nước thực hiện chương trình tầm soát toàn quốc gia, áp dụng cho những người từ 40 t.uổi trở lên thực hiện soi dạ dày 2 năm một lần. Tại Việt Nam, chuyên gia khuyến cáo với những người có bệnh lý đường tiêu hóa cần chủ động đi khám, nội soi dạ dày ngay khi có dấu hiệu đau dạ dày, ăn uống khó tiêu, nôn, buồn nôn… Những người từng bị chẩn đoán viêm loét dạ dày hay bị các rối loạn tiêu hóa mà điều trị nội khoa lâu không đỡ cũng cần đi nội soi lại để kịp thời phát hiện bệnh.

Người thuộc nhóm m.áu nào dễ mắc ung thư dạ dày?

Những người có nhóm m.áu A có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn đáng kể, theo Eat This, Not That!

Ảnh: Shutterstock

Người ta không biết điều gì gây ra ung thư dạ dày nhưng nhóm m.áu của bạn có thể cung cấp một manh mối. Những người có một loại bệnh nhất định có thể có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.

Vậy ung thư dạ dày là gì?

“Ung thư dạ dày là sự phát triển bất thường của các tế bào bắt đầu trong dạ dày”, theo báo cáo của Mayo Clinic.

“Ung thư dạ dày có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của dạ dày. Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, ung thư dạ dày hình thành ở phần chính của dạ dày (thân dạ dày). Nhưng ở Mỹ, ung thư dạ dày có nhiều khả năng ảnh hưởng đến khu vực mà ống dài (thực quản) dẫn thức ăn bạn nuốt gặp dạ dày. Khu vực này được gọi là ngã ba dạ dày thực quản”, cũng theo Mayo Clinic.

1. Nhóm m.áu nào có nhiều rủi ro nhất?

Bác sĩ, tiến sĩ Anton J. Bilchik tại Santa Monica, CA (Mỹ), cho biết: “Những người có nhóm m.áu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn đáng kể so với những nhóm khác”, theo Eat This, Not That!

2. Rủi ro như thế nào?

Tiến sĩ Bilchik cho biết: “Lý do chính xác vẫn chưa rõ ràng, nhưng có một số bệnh lý có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm m.áu A phổ biến hơn trong một số điều kiện nhất định”.

3 Rủi ro chính xác là gì?

Các nhóm m.áu. Ảnh SHUTTERTOCK

Theo bác sĩ Collin C. Vu thuộc MemorialCare, “Điều này đã được xác nhận trong nhiều nghiên cứu dân số gần đây và đã được ghi nhận là làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày khoảng 20% ở bệnh nhân nhóm m.áu A so với các nhóm m.áu khác”, theo Eat This, Not That!

4. Viêm teo dạ dày là gì?

Tiến sĩ Bilchik cho biết: “Một t.iền thân khác của ung thư dạ dày là viêm teo dạ dày – điều này cũng phổ biến hơn ở những người có nhóm m.áu A”.

Theo Medscape, “viêm teo dạ dày là một thực thể mô bệnh học đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính của niêm mạc dạ dày với sự mất đi các tế bào tuyến dạ dày và được thay thế bằng biểu mô dạng ruột, tuyến môn vị và mô xơ”.

5. Thiếu m.áu ác tính là gì?

“Một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với ung thư dạ dày là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, loại vi khuẩn đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (thuộc Tổ chức Y tế Thế giới – WHO) ghi nhận là tác nhân gây ung thư nhất định ở người”, bác sĩ Vu nói.

“Bệnh nhân nhóm m.áu A có nhiều khả năng bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và có một số dấu hiệu cho thấy các thụ thể mà những vi khuẩn này bám vào và sử dụng để xâm nhập trong đường tiêu hóa có thể khác nhau tùy thuộc vào nhóm m.áu ABO”, theo Eat This, Not That!

6. Phải làm gì nếu bạn cảm thấy rủi ro?

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt, cảm thấy đầy hơi sau khi ăn hoặc bị ợ chua hoặc khó tiêu.

“Vị trí ung thư xảy ra trong dạ dày là một yếu tố mà các bác sĩ cân nhắc khi xác định các lựa chọn điều trị cho bạn”, theo Mayo Clinic.

Điều trị thường bao gồm phẫu thuật để loại bỏ ung thư dạ dày.

Mayo Clinic cho biết các phương pháp điều trị khác có thể được khuyến nghị trước và sau khi phẫu thuật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *