Chu Minh Châu, thạc sĩ dinh dưỡng tại Viện Y tế Công cộng thuộc Đại học Bắc Kinh chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư đường ruột có liên quan đến nhiều yếu tố, đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống.
Thịt là thực phẩm vô cùng phổ biến trên bàn ăn của mỗi gia đình, đặc biệt là vào mùa đông, món thịt nướng được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên chuyên gia cảnh báo, ăn quá nhiều thịt sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường ruột.
Chu Minh Châu, thạc sĩ dinh dưỡng tại Viện Y tế Công cộng thuộc Đại học Bắc Kinh chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư đường ruột có liên quan đến nhiều yếu tố, đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Trong đó, chế độ ăn giàu chất béo, giàu protein, ăn ít chất xơ gây nguy hiểm rất lớn đối với sức khỏe.
Đặc biệt, 3 loại thịt dưới đây có liên quan mật thiết đến ung thư đường ruột, kiến nghị mọi người không nên ăn quá nhiều.
1. Thịt đỏ
Thịt đỏ là thịt gia súc, bao gồm thịt cơ bắp và nội tạng của lợn, bò, dê… Bởi vì cơ của thịt gia súc có màu tương đối sẫm – đỏ sẫm. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều chất béo có thể thúc đẩy ung thư đại trực tràng, và các loại thịt đỏ có tương đối nhiều chất béo bão hòa. Tuy nhiên ngoài thịt đỏ, bao gồm các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm và dầu thực vật không làm tăng ung thư đại trực tràng.
Một nghiên cứu gần 500.000 người được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế vào tháng 4 năm 2019 cho thấy cứ ăn 50 gram thịt đỏ mỗi ngày tương đương với một miếng thịt bò hoặc thịt cừu dày, làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên 18%.
Ăn 50 gram thịt đỏ mỗi ngày tương đương với một miếng thịt bò hoặc thịt cừu dày, làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên 18%.
2. Thịt chế biến sẵn
Các sản phẩm thịt chế biến sẵn đều phải trải qua quá trình tẩm ướp, sấy khô, lên men, hun khói hoặc các cách xử lý khác để làm tăng hương vị hoặc kéo dài thời hạn sử dụng. Chất béo trong thịt chế biến sẵn có thể là một trong những yếu tố gây ung thư đường ruột. Ngoài ra, các sản phẩm thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích, giăm bông, lạp xưởng được thêm muối và nitrite trong quá trình sản xuất.
Nitrite cùng kết hợp với các amin bị phân giải bởi protein có thể hợp thành chất gây ung thư “nitrosamine”. Nghiên cứu được công bố trên Dịch tễ học quốc tế vào tháng 4/2019 cho thấy cứ 25 gram thịt chế biến mỗi ngày, tương đương với một miếng thịt xông khói hoặc giăm bông, làm tăng 19% nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Các sản phẩm thịt chế biến sẵn đều phải trải qua quá trình tẩm ướp, sấy khô, lên men, hun khói hoặc các cách xử lý khác để làm tăng hương vị hoặc kéo dài thời hạn sử dụng.
3. Thịt nướng
Khi được nướng trên ngọn lửa, chất béo của thịt nướng rơi xuống than củi đốt, tạo ra các chất gây ung thư hydrocarbon thơm đa vòng, chẳng hạn như benzopyrene [B (a) P], sau khi các chất này tích tụ trong cơ thể có thể sẽ gây ung thư dạ dày, ung thư ruột… Theo khuyến cáo, lượng benzopyrene trong cơ thể người không được vượt quá 10 microgam mỗi ngày. Vì vậy, những người thích ăn thịt nướng cần phải chú ý.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thịt trong quá trình hun khói, nướng, chiên đều tạo ra các amin dị vòng. Các amin dị vòng có thể gây đột biến ở niêm mạc đại tràng của con người dẫn đến ung thư ruột kết.
Ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư ruột, nhưng không có nghĩa là không được ăn thịt đỏ. Chỉ cần ăn thịt đỏ với liều lượng thích hợp và chọn phương pháp chế biến đúng.
Khi được nướng trên ngọn lửa, chất béo của thịt nướng rơi xuống than củi đốt, tạo ra các chất gây ung thư hydrocarbon thơm đa vòng.
Hướng dẫn chế độ ăn uống của Trung Quốc (2016) khuyến nghị:
– Cá, thịt gia cầm, trứng và thịt nạc nên được ăn ở mức độ vừa phải.
– Các sản phẩm thủy sản mỗi ngày ăn từ 40-75g, thịt gia súc và gia cầm cũng chỉ nên ăn từ 40-75g mỗi ngày.
– Ưu tiên các loại thịt trắng (thịt cá, thịt gà, thịt vịt…).
– Ăn ít chất béo, hạn chế tối đa các loại thịt chế biến sẵn.
– Khi nấu, lựa chọn phương pháp hấp, luộc nhiều hơn chiên, rán, nướng.
Nguồn: Sohu/baodansinh
5 thực phẩm “cấm kị” cho bệnh tim mạch
Thực phẩm có thể nuôi dưỡng cơ thể, tuy nhiên một số loại thực phẩm nếu ăn nhiều thì không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm được đ.ánh giá là có thể gây hại đối với sức khỏe tim mạch.
Hạn chế ăn thịt chế biến sẵn
Thịt nguội và loại thịt ướp muối (như thịt xông khói và xúc xích) có thể chứa nhiều chất béo bão hòa. Nhưng ngay cả khi bạn chọn loại ít chất béo thì thực phẩm này vẫn có xu hướng rất nhiều muối. Theo Hiện hội Tim mạch Mỹ, chỉ cần sáu lát mỏng thịt ướp muối có thể chứa một nửa mức khuyến cáo hàng ngày của natri.
TS. Laxmi Mehta, giám đốc Chương trình Sức khỏe tim mạch của phụ nữ tại Trung tâm Y tế Đại học Wexner bang Ohio, Mỹ nói, đa số mọi người nên ăn hạn chế muối vì có liên quan đến huyết áp cao. Hơn nữa, đối với những người bệnh mắc huyết áp cao, đôi khi không cần sử dụng thuốc mà có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống.
Không nên ăn các loại thực phẩm chiên rán
Một số nghiên cứu đã liên kết việc tiêu thụ các loại thực phẩm chiên, như khoai tây chiên, gà chiên và đồ ăn nhẹ chiên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Phương pháp chiên thông thường tạo ra chất béo trans, một loại chất béo làm gia tăng cholesterol xấu và hạ thấp cholesterol tốt. Tất nhiên, một ít chất béo từ dầu ô liu hay dầu dừa trong các món xào như rau xào ở nhà sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe trái tim.
Hạn chế nước giải khát có đường
Đối với nhiều người Mỹ, nguồn lớn nhất của đường được thêm vào trong chế độ ăn không phải từ thực phẩm mà là từ đồ uống. Các báo cáo của chính phủ từ năm 2001 và 2014 cho thấy hơn 60% t.rẻ e.m, 54% nam giới trưởng thành và 45% phụ nữ trưởng thành uống ít nhất một chai soda hoặc một đồ uống có đường mỗi ngày.
Không nên ăn kẹo thường xuyên
Trong nhiều năm, chất béo được coi là nguyên nhân lớn nhất trong chế độ ăn uống gây nên bệnh tim. Nhưng một báo cáo được công bố vào năm ngoái trong Tạp chí Thuốc quốc tế cho thấy rằng đường mới là thực phẩm chủ yếu chịu trách nhiệm về sức khỏe tim mạch. Bây giờ, các chuyên gia nói rằng chế độ ăn thêm đường có thể là một mối đe dọa lớn đối với béo phì, cholesterol cao và bệnh tiểu đường, tất cả đều là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim. Do vậy, để tránh mắc bệnh tim mạch, đường phải được sử dụng ở mức độ vừa phải dưới mọi hình thức.
Các loại bánh nướng không nên ăn nhiều
Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Canada, bất cứ loại thực phẩm nào có chứa các loại “đường ăn, đường nâu, si rô ngô, si rô lá phong, mật ong, mật đường và những chất làm ngọt khác” đều làm gia tăng sự xuất hiện của các stress oxy hóa trong cơ thể. Hậu quả là những thực phẩm chứa nhiều đường – như bánh ngọt – có thể gây tắc động mạch, cao huyết áp, suy tim và những bệnh tim mạch khác.
Trúc Chi
Theo phununews