Chuyên gia cảnh báo không nên xuống biển nếu bạn bị tình trạng này

Mắc sai lầm sau đây khi xuống biển có thể khiến bạn bị n.hiễm t.rùng nghiêm trọng, theo Best Life .

Nên tránh xuống biển nếu bạn có vết thương hở. Ảnh SHUTTERSTOCK

Các quan chức tại Sở Y tế Bang Virginia (Mỹ) đã đưa ra lời khuyên cho những người đi biển vào thời gian này, nếu không chú ý đến nó, bạn có thể bị nhiễm khuẩn nặng, thậm chí t.ử v.ong. Cụ thể, các chuyên gia cảnh báo nên tránh xuống biển nếu bạn có vết thương hở

Trong khi dân gian cho rằng nước biển có muối có thể giúp chữa lành vết thương, nhiều chuyên gia khuyến cáo bạn nên tránh đi bơi nếu bị vết thương hở, theo Best Life .

Đặc biệt, Sở Y tế Bang Virginia đã đưa ra cảnh báo không nên đi bơi khi bị thương do sự lây lan của vi khuẩn vibrio, có thể gây n.hiễm t.rùng da mô mềm nghiêm trọng.

Cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn vibrio do ăn hải sản nấu chưa chín. Ảnh SHUTTERSTOCK

Họ khuyến cáo đặc biệt thận trọng ở “vùng nước biển lợ và ấm”, nơi có nhiều vi khuẩn vibrio.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết có khá nhiều trường hợp bị nhiễm khuẩn vibrio. Và cũng có không ít người đã c.hết vì các bệnh n.hiễm t.rùng liên quan đến vi khuẩn vibrio.

CDC Mỹ cũng lưu ý rằng phần lớn các ca n.hiễm t.rùng xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10, khi nhiệt độ nước ấm hơn.

Những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại có xu hướng bị nặng hơn

Sở Y tế Bang Virginia cảnh báo: Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn vibrio từ nguồn nước bị ô nhiễm, nhưng một số bệnh nền nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Những người có hệ thống miễn dịch thấp, bị ung thư, tiểu đường, bệnh gan và các bệnh mạn tính khác có nguy cơ cao bị vi khuẩn xâm nhập vào m.áu và gây ra các biến chứng hoặc thậm chí t.ử v.ong, theo Best Life .

Có thể bị nhiễm khuẩn vibrio do ăn hải sản nấu chưa chín

Ngoài nguy cơ nhiễm khuẩn vibrio khi bơi, Sở Y tế Bang Virginia cũng cảnh báo rằng có thể bị nhiễm khuẩn này khi ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín – đặc biệt là hàu, theo Best Life .

CDC Mỹ giải thích, do cách ăn đặc biệt của hàu là bằng cách lọc nước, vi khuẩn có thể tập trung trong các mô của chúng. Những người có các bệnh nền kể trên nên đặc biệt thận trọng trong việc lựa chọn hải sản.

CDC Mỹ cảnh báo, hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn vibrio từ hàu chỉ dẫn đến tiêu chảy và nôn mửa.

Tuy nhiên, một số trường hợp n.hiễm t.rùng, như nhiễm khuẩn do vibrio vulnificus, có thể gây bệnh nặng hơn, bao gồm n.hiễm t.rùng m.áu và tổn thương da phồng rộp nghiêm trọng.

Cơ quan này cũng lưu ý rằng một số trường hợp n.hiễm t.rùng cần được chăm sóc đặc biệt hoặc phải cắt cụt chi, và có từ 15% đến 30% trường hợp liên quan đến chủng vibrio vulnificus bị t.ử v.ong, theo Best Life .

Nếu bạn nhận thấy vết thương bị đỏ, sưng hoặc đau sau khi bơi, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức. Can thiệp sớm, điều trị bằng kháng sinh, có thể tăng tốc độ hồi phục.

700 nhân viên y tế Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ tư vấn từ xa cho các F0

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chính thức đưa mô hình “tổ y tế từ xa” vào hoạt động qua hotline 028.99999.115 để tư vấn, khám bệnh từ xa các trường hợp F0 nhẹ đang cách ly tại nhà.

Bác sĩ của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đang tư vấn cho F0 tại nhà – Ảnh: H.THƠ

PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp – hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch – cho biết đây sẽ là tổng đài tư vấn chăm sóc và điều trị F0 bệnh nhẹ đầu tiên có quy mô lớn nhất và phủ khắp địa bàn TP.HCM.

Đầu tháng 8-2021, mô hình “Tổ y tế từ xa” đã được triển khai chạy thử và đến nay đã hỗ trợ được hơn 1.000 ca bệnh trên địa bàn TP.HCM.

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã huy động giảng viên và sinh viên thuộc các khoa tham gia “Tổ y tế từ xa”, nhằm tăng cường nguồn nhân lực hỗ trợ ngành y tế, góp sức cùng TP.HCM đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân.

Hiện có hơn 700 nhân viên y tế gồm chuyên gia, bác sĩ, giảng viên và sinh viên y khoa năm cuối của trường tham gia “tổ y tế từ xa” này.

“Tổ y tế từ xa” là một mô hình tương đối mới nên mới đầu chỉ nhận cuộc gọi trong 3 khung giờ 8h – 10h, 14h – 16h và 18h – 20h.

Với các trường hợp có dấu hiệu chuyển nặng, cần can thiệp y tế chuyên sâu, tổ y tế từ xa này sẽ báo động đến các bộ phận chuyển bệnh tại địa phương như trạm y tế, Tổ phản ứng nhanh, Đội hình taxi cấp cứu chuyển bệnh trên địa bàn và Trung tâm Cấp cứu 115 để nhanh chóng tiếp cận hiện trường và chuyển viện an toàn.

Hiện trường đã huy động toàn bộ lực lượng giảng viên, sinh viên tham gia các công tác chống dịch trên nhiều mặt trận như:

– Đội hình “Tổng đài viên” và mô hình “Taxi cấp cứu chuyển bệnh” phối hợp cùng Trung tâm Cấp cứu 115 triển khai.

– Tổng đài Tư vấn sức khỏe đa chuyên khoa (thuộc Phòng khám đa khoa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch).

– Đội hình lấy mẫu xét nghiệm và hỗ trợ đội tiêm chủng vắc xin.

Trường cũng đã thiết lập khu lưu trú tạm thời và phục hồi sức khỏe sau công tác cho đội ngũ phòng chống dịch của nhà trường với số người lưu trú là 172 người.

Các tình nguyện viên sau khi tham gia chống dịch trở về sẽ được lưu trú tạm thời tại khu thu dung của trường.

Tại đây, các bạn sẽ được các y bác sĩ của Phòng khám đa khoa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo dõi sức khỏe liên tục, xét nghiệm định kỳ và cung cấp các nhu yếu phẩm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *