Nhiều vấn đề về dinh dưỡng đã được làm rõ trong lễ phát động chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống thừa cân béo phì ở t.rẻ e.m do Bộ Y tế chủ trì, với sự đồng hành của Nutifood.
Tỉ lệ thừa cân béo phì giai đoạn 2010 – 2020
Thừa cân, béo phì gây nhiều nguy cơ trong mùa dịch
” Thừa cân, béo phì là nguyên nhân lớn dẫn đến các bệnh không lây nhiễm – chiếm đến 70% gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam “, ông Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam chia sẻ trong chương trình với chủ đề “Vì một thế hệ t.rẻ e.m cao lớn chuẩn BMI – Đồng hành dinh dưỡng cùng con mùa dịch” của Bộ Y tế phát sóng trực tiếp tối 25-09.
Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tại Việt Nam, tỉ lệ t.rẻ e.m thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020. Cũng theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, có đến 53% các vị phụ huynh không biết con mình bị thừa cân, hoặc đ.ánh giá thấp hơn mức bình thường.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu mới đây đã xác định béo phì là một yếu tố nguy cơ tiến triển các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng có thể phải nhập viện, phải chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ máy thở trong giai đoạn đầu của bệnh. Bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài khiến trẻ ăn uống tự do, đầy đủ hơn, cũng như có ít cơ hội tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời, dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì.
” Bên cạnh các biện pháp phòng và điều trị hữu hiệu COVID-19, chúng ta cũng cần lưu ý đến chiến lược chăm sóc sức khoẻ lâu dài cho người dân Việt Nam, đặc biệt là sự phát triển toàn diện của t.rẻ e.m “, đại diện Bộ Y tế phát biểu trong buổi lễ.
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân lớn khiến trẻ tăng cân quá mức là mất cân đối về dinh dưỡng, phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về thể trạng của con. Bác sĩ Trần Thị Lệ, Tổng Giám đốc Nutifood nhận định: ” Qua những chuyến thăm khám định kì cùng với những nghiên cứu lâm sàng, chúng tôi nhận thấy trẻ không chỉ thừa cân, mà còn thiếu chất vì chế độ dinh dưỡng không đa dạng, đồng đều.
Đa số trẻ có xu hướng thừa chất đạm, béo, tinh bột, trong khi đó lại thiếu vitamin, xơ và khoáng chất – những dinh dưỡng cần thiết để phát triển toàn diện. Thực trạng trẻ thừa cân, đặc biệt là thừa cân, thiếu chất đang ngày một nghiêm trọng, và đe doạ để lại nguy cơ nặng nề với sức khỏe của t.rẻ e.m Việt “.
Kiểm soát thừa cân béo phì để trẻ cao lớn chuẩn BMI
Khống chế thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng, dự phòng các bệnh mạn tính không lây và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có liên quan ở t.rẻ e.m, thanh thiếu niên và người trưởng thành là một trong các mục tiêu mà Bộ Y tế đặt ra trong năm nay.
Cụ thể, đến năm 2030 đạt mục tiêu khống chế tỉ lệ thừa cân béo phì của t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi ở mức dưới 10% (khu vực thành phố ở mức dưới 11% và khu vực nông thôn ở mức dưới 7%); trẻ 5-18 t.uổi ở mức dưới 19% (khu vực thành phố ở mức dưới 27% và khu vực nông thôn ở mức dưới 13%); người trưởng thành 19-64 t.uổi ở mức dưới 20% (khu vực thành phố ở mức dưới 27% và khu vực nông thôn ở mức dưới 17%).
Tỉ lệ thừa cân theo khu vực năm 2020
Để thực hiện đồng bộ các giải pháp Chiến lược, ngoài sự nỗ lực của chính quyền, cơ quan chức năng, cần huy động sự tham gia, hưởng ứng của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cùng chung tay hướng tới mục tiêu nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam, đặc biệt là t.rẻ e.m.
Trong đó, nhóm giải pháp về truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, điển hình là chương trình “Vì một thế hệ t.rẻ e.m cao lớn chuẩn BMI” là vô cùng quan trọng để nâng cao nhận thức đúng và đủ về dinh dưỡng.
Trên cơ sở Bộ Y tế đã ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông với Công ty Nutifood Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023, các hoạt động triển khai sẽ được thực hiện hướng tới mục đích giá trị vì cộng đồng. Bên cạnh đó, Nutifood đã ký kết hợp tác chiến lược với 7 Hiệp hội Y khoa và 5 Trường đại học Y dược để ra mắt Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thuỵ Điển – NNRIS.
Đây là chuỗi hoạt động hướng đến mục tiêu mang những giải pháp dinh dưỡng chuẩn cao châu Âu, phù hợp với thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của t.rẻ e.m và người tiêu dùng Việt Nam, góp phần tối ưu tiềm năng phát triển tầm vóc và trí tuệ người Việt.
53% không biết con mình thừa cân
Ở giai đoạn 1, chương trình sẽ triển khai chuỗi hoạt động bao gồm chuỗi sự kiện thăm trường mẫu giáo tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hoạt động tương tác nâng cao nhận thức trên mạng xã hội “Em bé khỏe – Gia đình vui”, các nghiên cứu khoa học và các diễn đàn trao đổi…
Báo động thừa cân, béo phì ở t.rẻ e.m Việt Nam
Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ t.rẻ e.m thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020.
Ảnh minh họa
Thực tế, t.rẻ e.m thừa cân, béo phì tại Việt Nam tăng nhanh báo động trong 10 năm qua, đặc biệt tại thành thị. Theo thống kê của Bộ Y tế, riêng năm 2020, tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.
Trước đó, Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng đã công bố tỷ lệ béo phì ở t.rẻ e.m nội thành tại TP Hồ Chí Minh đã vượt 50%, tại Hà Nội vượt 41%. Tình trạng thừa cân kéo dài sẽ gây rối loạn chức năng trong cơ thể diễn tiến thành bệnh, làm giảm tăng chiều cao của trẻ. Bệnh tiến triển âm thầm trong một quãng thời gian dài khiến việc điều trị, phục hồi sẽ vô cùng khó khăn và tốn kém.
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia, có đến 53% các vị phụ huynh không biết con mình bị thừa cân, hoặc đ.ánh giá thấp hơn một mức so với thực tế. Việc cung cấp dinh dưỡng quá mức chính là nguyên nhân mấu chốt dẫn đến thừa cân, béo phì ở trẻ. Các chuyên gia khuyến nghị, để giúp trẻ phát triển cân đối, phụ huynh cần theo dõi tiến trình phát triển của con thông qua biểu đồ tăng trưởng, tham chiếu các thước đo để nhận biết ngay nếu con vượt ngưỡng cân nặng và tuyệt đối không thờ ơ trước dấu hiệu thừa cân.