Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý rất phổ biến gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Tuỳ thuộc vào vị trí thoát vị, mức độ thoát vị và thể thoát vị mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Vì vậy để nhận biết được bệnh lý này là vô cùng quan trọng.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao trong tổng các bệnh lý về thoát vị đĩa đệm cột sống, đứng thứ 2 sau thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Lão hóa, thói quen công việc… đều là những tác nhân gây ra bệnh lý này.
Trên thực tế lâm sàng, có một số bệnh nhân vừa có thoát vị đĩa đệm thắt lưng, vừa có thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì ưu tiên mổ là giải quyết thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ trước để giải phóng chèn ép tủy, sau đó mới giải quyết thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Bệnh nhân có thể nhầm lẫn với các triệu chứng đau, tê, khiếm khuyết một vài chức năng nhưng hoàn toàn không phải thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mà là do bệnh lý ở tại chỗ.
Theo TTƯT.ThS.BS.CK2 Chu Tấn Sĩ- Bệnh viện nhân dân 115 ( TP. HCM), biểu hiện đầu tiên là bệnh nhân lúc nào cũng có phản ứng đau ở vùng cổ, đau tăng khi vận động, cúi hoặc nghiêng sang hai bên, ngồi làm việc, giữ tư thế cổ ở trước màn hình,… tần số đau càng ngày tăng lên nếu không có điều trị đặc hiệu thì sẽ không thuyên giảm triệu chứng này.
Sau hiện tượng đau, bệnh nhân có thể gặp phải những khiếm khuyết về thần kinh như tê liệt, giảm vận động vùng của dây thần kinh bị chèn ép.
Ở phần cột sống cổ, các bác sĩ thường thăm khám những động tác khác do rễ thần kinh chi phối và suy ra được những rễ thần kinh bị chi phối. Ví dụ như dang cánh tay ra, để có thể làm được động tác này bệnh nhân phải có sức kéo của cơ Delta để kéo cánh tay ra nhưng nếu có một thoát vị đĩa đệm ở C4 chèn ép vào rễ C4 thì điều này sẽ làm giảm vận động ở cơ Delta, bệnh nhân sẽ không dang tay được hoặc bệnh nhân làm rất yếu vì không đủ lực. Tùy theo động tác mà bệnh nhân bị khiếm khuyết, giảm vận động hay bị liệt thì chúng ta sẽ suy ra rễ thần kinh bị chèn ép.
Sau khi đ.ánh giá khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đối chiếu với hình ảnh học để củng cố chẩn đoán, xem xét giữa triệu chứng lâm sàng và hình ảnh học có phù hợp, có giải thích được triệu chứng của người bệnh hay không. Từ đó, chúng ta sẽ đưa ra kết quả cuối cùng là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đồng thời phải khu trú được vùng bị chèn ép đó là rễ nào. Bởi vì khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm do thoái hóa, nhìn phim MRI chúng ta sẽ thấy tất cả các tầng bị thoái hóa và tầng nào cũng có nguy cơ lồi, mất nước, thoát vị trong nhiều giai đoạn khác nhau.
Nếu chúng ta khám lâm sàng và không phát hiện được triệu chứng phù hợp, khi điều trị sẽ không có kết quả, bệnh nhân sẽ không thấy hết triệu chứng sau khi điều trị.
Về các dấu hiệu cũng như triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng có thể dễ nhầm lẫn với hội chứng ống cổ tay. Vậy bệnh nhân nếu không thể phát hiện sớm có thể xảy ra những trường hợp nào?
Cũng theo bác sĩ Sĩ, nếu tổn thương này chỉ khu trú ở một chỗ và bệnh nhân chỉ đau ở từng điểm một thì không đặc thù cho tổn thương của rễ thần kinh, do đó bệnh nhân có thể nhầm lẫn với các triệu chứng đau, tê, khiếm khuyết một vài chức năng nhưng hoàn toàn không phải thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mà là do bệnh lý ở tại chỗ.
Ví dụ bệnh nhân bị thương thần kinh ở cổ tay được gọi là tổn thương ống cổ tay thì chỉ bị thương ở vị trí ống cổ tay và gây chi phối đến các ngón tay và bàn tay nhưng tổn thương hoàn toàn không liên quan đến cổ. Tuy nhiên, bệnh nhân nếu không biết có thể nghĩ đây là một triệu chứng của thoát vị đĩa đệm ở cổ. Thậm chí có những bệnh nhân đã bị mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nhưng thực tế họ đang bị hội chứng ống cổ tay, khi mổ cổ xong thì họ hoàn toàn không được cải thiện dấu hiệu ở bàn tay.
Do đó, để chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ đề nghị một số chỉ định cận lâm sàng sau khi xét nghiệm lâm sàng. Đầu tiên bệnh nhân sẽ được chụp X-quang cột sống cổ. Khi bệnh nhân đau sẽ có những phản ứng và sẽ thay đổi độ cong sinh lý của cột sống, lỗ ly hợp ở vị trí tổn thương có thể bị bào mòn, rộng ra so với các lỗ ly hợp kế bên hoặc các lỗ trên và dưới có thể thay đổi cấu trúc lỗ ly hợp.
Xét nghiệm tiếp theo sẽ được đề nghị là đo điện cơ để đo tốc độ dẫn truyền thần kinh cơ, xác định rễ thần kinh nào bị tổn thương mạn tính do thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp CT-scanner cột sống cổ để xác định những tổn thương làm thoái hóa xương hoặc gây nên vôi hóa của dây chằng dọc sau, cũng có thể gây chèn ép cột sống cổ. Hoặc bệnh nhân có thể chụp MRI (cộng hưởng từ) cột sống cổ.
Với những xét nghiệm này có thể xác định thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở mức độ nào và bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để tư vấn hướng điều trị cho bệnh nhân.
Cột sống cổ là phần tiếp sóng giữa thành não và tủy sống phía dưới, do đó phần tủy chịu trách nhiệm chịu trách nhiệm về những luồng xung động cảm giác từ phía dưới đi lên (dẫn truyền hướng tâm) và các luồn vận động từ trên đi xuống (dẫn truyền ly tâm).
Phần tủy sẽ dẫn truyền từ não đến những phần còn lại của cơ thể phía bên dưới, do đó một tổn thương ở tủy cổ có thể dẫn đến yếu liệt tứ chi, gây ra những hậu quả nặng nề so với cột sống thắt lưng. Bởi vì giải phẫu ở cột sống thắt lưng chỉ còn các dây thần kinh, không còn các tủy sống (các tủy sống này tập hợp ở vị trí L2), do đó thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng chỉ gây ra hiện tượng chèn ép vào rễ hoặc bao rễ, trong khi đó thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ chèn ép thẳng vào trong tủy sống.
Chính chèn ép tủy sẽ gây ra những tổn thương không thể hồi phục giống như cấu trúc của thần kinh trung ương, các tế bào thần kinh sẽ không thể hồi phục nếu như bị tổn thương. Do đó, có thể nói rằng, tổn thương do thoát vị đĩa đệm sống cổ nguy hiểm hơn rất nhiều so với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Nguyễn Vũ (ghi)
Theo suckhoedoisong
Chàng trai 20 t.uổi bị bất động vì chữa viêm cột sống ở thầy lang
Sau nhiều năm điều trị chứng bệnh viêm cột sống dính khớp không thành công, nam thanh niên 20 t.uổi quyết định tìm đến thầy lang để điều trị.
Bất ngờ sau thời gian điều trị tại thầy lang bằng một “bài thuốc” rất đặc biệt, nam thanh niên này đã bị bất động, tiểu, tiêu tại chỗ.
Kết quả chụp X-quang cho thấy, bệnh nhân bị tổn thương khung chậu – Ảnh: BVCC
Ngày 17.8, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho hay bệnh viện đang tiếp nhận và điều trị một nam thanh niên bị bất động ở tư thế nằm sấp, ăn uống, tiêu, tiểu tại chỗ do điều trị chứng bệnh viêm cột sống dính khớp tại một thầy lang miệt vườn.
Nam thanh niên này năm nay mới tròn 20 t.uổi. Tuy nhiên từ 5 năm trước, bệnh nhân đã thấy đau lưng, rồi đau lan xuống mông 2 bên, đi lại bị hạn chế. Bệnh nhân đến một bệnh viện lớn ở TP.HCM để điều trị thì bác sĩ chẩn đoán bị đau thần kinh tọa/thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bệnh nhân điều trị một thời gian, nhưng không liên tục, bệnh không cải thiện. Sau đó, bệnh nhân chuyển sang điều trị thuốc nam nhưng tình trạng bệnh cũng không cải thiện hơn.
Cách đây 2 năm, bệnh nhân đến khám tại một bệnh viện lớn khác ở TP.HCM để khám và điều trị. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên, do ở xa, bệnh nhân này đã không quay lại tái khám mà đến một bệnh viện ở địa phương để điều trị. Sau thời gian điều trị, tình trạng bệnh vẫn không cải thiện, bệnh nhân bỏ không điều trị nữa.
Cách đây khoảng 6 tháng, nam thanh niên này tìm đến một thầy lang để chữa trị căn bệnh trên. Tại đây, thầy lang đã điều trị cho bệnh nhân bằng một “bài thuốc” rất đặc biệt là kéo giãn tứ chi và buộc bệnh nhân nằm bất động trong 6 tháng thì bất ngờ bệnh nhân bị bất động nằm luôn một chỗ. Gia đình hoảng sợ liền đưa bệnh nhân lên TP.HCM rồi chuyển vào Bệnh viện Nhân dân 115 để điều trị.
Bác sĩ Huỳnh Thị Tố Khanh – Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết khi chuyển đến bệnh viện, bệnh nhân này bất động ở tư thế nằm sấp, ăn uống, tiêu, tiểu tại chỗ kèm đau lưng và đau khớp háng hai bên nhiều.
“Chúng tôi quyết định điều trị bằng thuốc đặc hiệu cho bệnh nhân. Sau 3 tuần điều trị bằng thuốc đặc hiệu, bệnh nhân có thể đi lại bằng nạng. Sau 6 tuần điều trị, bệnh nhân có thể tự đi lại dễ dàng”, bác sĩ Khanh cho biết.
“Rất may mắn cho bệnh nhân này là đã kịp thời đến bệnh viện, nếu bệnh nhân đến trễ, tiếp tục điều trị bằng kéo dãn tại thầy lang sẽ gây hậu quả khó hồi phục là cứng khớp tứ chi”, bác sĩ Khanh cho biết thêm.
Theo bác sĩ Khanh, viêm cột sống dính khớp là bệnh tự miễn, thường có triệu chứng đau lưng kiểu viêm, mệt mỏi, sưng nóng đỏ đau các khớp ngoại biên, có thể kèm rối loạn tiêu hóa. Bệnh thường bị nhầm lẫn với đau lưng do vận động nặng, do sai tư thế hay đau thần kinh tọa do đặc điểm đau lưng lan xuống mông. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh này sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề, gây tàn phế, mất khả năng lao động khi bệnh nhân đang ở độ t.uổi trẻ, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.
“Những nam giới trẻ t.uổi bị đau lưng, không đáp ứng với điều trị thông thường, kèm theo một trong những biểu hiện đã kể trên thì cần đến khám tại các bệnh viện lớn có chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán sớm và điều trị đúng”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.
Hồ Quang
Theo motthegioi