Chuyên gia chỉ ra các biểu hiện bộ phận cơ thể bị khói bụi làm gây bệnh và cách bảo vệ

Trước những nguy hiểm của khói bụi (rơm rác, bụi mịn…) trong những ngày qua làm nhiều người dân lo lắng, Giáo sư – TS. BS Phạm Thị Bích Đào hướng dẫn người dân cách tự bảo vệ mình.

Khói bụi có thể ảnh hưởng đến những bộ phận nào của cơ thể?

Thời gian gần đây, không chỉ Việt Nam (đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) mà nhiều nước trên thế giới “ nóng” về tình trạng ô nhiễm không khí do bụi mịn như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Anh, Pháp….

Giáo sư – TS. BS Phạm Thị Bích Đào

Vậy khói bụi có thể ảnh hưởng đến những bộ phận nào của cơ thể?

Đầu tiên phải kể đến là đường hô hấp. Bình thường, với lượng bụi trong giới hạn cho phép, biểu mô đường hô hấp là biểu mô hình trụ, có lông chuyển và các tuyến chế tiết đồng thời có hệ thống thảm nhầy trên bề mặt chứa các tế bào đại thực bào – có nhiệm vụ bắt giữ bụi bẩn và tạo thành gỉ mũi.

Khi bụi vượt quá ngưỡng cho phép, cơ chế bào vệ không còn đủ khả năng làm sạch không khí nữa, lúc này, các tác nhân trong khói bụi hít vào đường thở sẽ kích thích và gây bệnh.

Tai mũi họng

Những người có cơ địa dị ứng sẵn có rất dễ xuất hiện viêm mũi họng dị ứng: Khi xuất hiện sẽ hắt hơi từng tràng, chảy nước mũi trong và ngạt tắc mũi thường xuyên.

Ngứa họng ho thường xuyên kèm theo đờm trong hoặc đặc.

Khàn tiếng, nói khó.

Đau rát họng nhất là khi đi ra nơi nhiều bụi.

Khói rơm rạ rất độc hại. Ảnh minh họa.

Đường hô hấp dưới

Khí, phế quản, phế nang, nhất là những người sẵn có bệnh lý hô hấp mạn tính (tâm phế mạn, hen phế quản, viêm phế quản mạn…) sẽ có cảm giác ngực mình nặng hơn, xuất hiện ho nhiều về đêm giai đoạn đầu, sau đó ho liên tục cả ngày kèm theo khạc đờm vàng xanh.

Da: là cơ quan có bề mặt lớn nhất trong cơ thể, đây cũng chính là bộ phận có khả năng tự đào thải độc tố hiệu quả. Cơ chế đào thải độc tố của cơ quan này là thông qua việc “đổ mồ hôi” khi lỗ chân lông mở và thoát những “giọt” lấm tấm trên da mang theo những chất độc trong cơ thể ra bên ngoài.

Khi quá nhiều bụi, lớp biểu bì phủ trên cùng của da không đủ thời gian tạo mới sau khi bị bụi bít lấp toàn bộ các lỗ chân lông, không còn khả năng cho các tuyến mồ hôi thực hiện chức năng thải độc.

Ngoài ra, bụi bám trên da cũng có thể gây tình trạng dị ứng da ở những người có cơ địa dị ứng, có thể biểu hiện dưới dạng ban đỏ từng nốt hoặc từng mảng da bị bong tróc.

Tim mạch

Theo nhiều nghiên cứu, bụi là yếu tố gián tiếp gây ra các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, viêm thành mạch dị ứng…

Giáo sư – TS.BS Phạm Thị Bích Đào hướng dẫn cách tự bảo vệ mình.

Vậy bo vệ mình như thế nào?

Giải pháp cho cá nhân

Để phòng chống khói bụi,

Sử dụng khẩu trang đúng cách khi đi ở nơi có ô nhiễm

Tăng cường uống nước, khoảng 2,5 lít/ ngày.

Tăng cường khả năng giải độc của da bằng cách:

Tích cực vận động, tập thể dục để làm thoát mồ hôi nhiều hơn.

Tắm hơi, tắm với nước muối magie sunphat loãng cũng là những cách hữu hiệu để có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động hiệu quả và bài tiết chất thải cơ thể ra bên ngoài (tư vấn bác sĩ nếu có bệnh lý về thận hay tim khi thực hiện phương pháp này).

Làm sạch da bằng cách tắm nước ấm và hạn chế sử dụng xà phòng tắm để tránh làm bít kín các lỗ chân lông.

Ngoài ra trong gia đình cần chú ý: Hạn chế hút thuốc đặc biệt hút trong nhà, đóng cửa khi nhiều khói bụi.

Khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào về tai mũi họng, da, phổi… cần gặp bác sĩ để được ngay.

Các thành phố đang bị ô nhiễm khói bụi. Ảnh minh họa

Giải pháp cho cộng đồng

Bên cạnh những giải pháp cho cá nhân và gia đình, cần có các giải pháp cho cộng đồng như sau:

Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, sử dụng xe cá nhân bằng xăng sinh học…

Tăng diện tích trồng cây xanh;

Sử dụng máy lọc không khí ở những nơi nồng độ bụi cao;

Thiệt lập hệ thống mưa nhân tạo.

Giáo sư – TS. BS Phạm Thị Bích Đào – Chuyên gia Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Theo giadinh.net

Ô nhiễm bụi min PM 2.5: Sát thủ vô hình

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tham khảo một số nghiên cứu khoa học nói về tác hại của bụi mịn PM2.5 khi chúng xâm nhập vào cơ thể con người.

Các hạt bụi cực nhỏ có thể phá hủy cơ chế tự bảo vệ và miễn dịch từ bên trong tế bào.

Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, những hạt bụi cực nhỏ (bụi mịn PM2.5 là các hạt bụi có đường kính 2,5 micromet hoặc nhỏ hơn) có thể xâm nhập vào tế bào cơ thể người, phá hủy cơ chế tự bảo vệ và miễn dịch từ bên trong tế bào. Ngoài việc gây nên một loạt những căn bệnh cấp tính, chúng cũng gây độc hại cho những cơ quan quan trọng như phổi, tim, não…

Các nhà khoa học đã dùng hạt carbon đen siêu nhỏ và ion kim loại để mô phỏng bụi mịn PM2.5 trong thí nghiệm, họ phát hiện ra hạt carbon đen có thể hấp thụ và mang theo ion kim loại đi vào tổ chức của phổi, chứng minh PM2.5 là có độc tính đối với hệ hô hấp.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được hiện tượng PM2.5 có thể “xâm lấn” vào trong tế bào. Nghiên cứu được thực hiện bởi phòng thí nghiệm vật lý sinh học của Viện nghiên cứu vật lý ứng dụng Thượng Hải thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc đại lục và vừa được tập san quốc tế “Carbon” đăng tải.

Cơ chế độc hại đặc trưng của PM2.5:

Phá hủy tế bào miễn dịch của cơ thể

Tế bào bạch cầu của người. (Shutterstock).

Theo thông tin trên website của Viện nghiên cứu này, sau khi hạt carbon đen mang một số lượng lớn ion kim loại đi vào tế bào bạch cầu (loại Macrophage) trong cơ thể, chúng sẽ phá hủy cơ chế tự thực cân bằng bên trong tế bào, gây rối loạn chức năng tự thực và tiêu thể (lysosome) của tổ chức phổi.

Tế bào tự thực là một loại cơ chế tự bảo vệ của cơ thể: khi bên trong cơ thể xuất hiện protein xấu hoặc trạng thái đói, tế bào tự thực sẽ tự tiến hành tiêu hóa những chất có hại, hỗ trợ chuyển hóa, sinh ra năng lượng. Cuộc nghiên cứu này cho thấy thành phần trong bụi mịn PM2.5 sẽ phá hủy cơ chế sản sinh này, tạo ra độc tính.

Hấp thu nhiều chất độc hại vào cơ thể

Nghiên cứu này cho biết, cơ chế độc hại này là đặc trưng của các hạt PM2.5, hoàn toàn khác với PM10 và các loại ô nhiễm khác. Do PM2.5 có kích thước nhỏ và tổng diện tích bề mặt lớn, chúng dễ hấp thụ các chất ô nhiễm trong không khí nên độc tính mạnh hơn và cũng nguy hại hơn PM10.

Giáo sư bác sĩ Trương Hữu Bình chủ nhiệm bệnh viện Đồng Nhân Bắc Kinh thuộc Đại học Y dược Thủ đô cho biết, chất độc trong bụi đi vào cơ thể người sẽ gây khí thũng phổi (emphysema – là tình trạng tổn thương thành phế nang phổi, phế nang mất tính đàn hồi và giữ không khí lại, gây ra phổi ứ khí). Đây là một trong những triệu chứng và biểu hiện của bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) không thể chữa được.

PM2.5 vào m.áu có thể gây nhồi m.áu cơ tim

Kích thước bụi mịn và khả năng gây tổn hại của từng loại. (ảnh qua SlideShare).

Ông Trương Hữu Bình cho biết, PM2.5 có tính gây bệnh cao hơn PM10. Thường thì những hạt PM4.7-10 chỉ có thể vào mũi và hệ hô hấp, tự bản thân cơ thể có thể ho ra để giảm nhẹ mức tổn thương. Nhưng nếu hạt nhỏ hơn thì sẽ đi vào khí quản và phế quản, thậm chí là phần cuối phế quản và m.áu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Ngoài ra, các hạt như PM0.1, PM0.5, PM1, PM2.5 sẽ thẩm thấu vào phế nang, ảnh hưởng đến chức năng trao đổi khí của phế nang. Ông Trương Hữu Bình cho biết, sau khi vào phế nang, chúng có thể vượt qua vách ngăn khí-máu (blood-gas barrier) để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, thậm chí chúng còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

Chủ nhiệm khoa tim mạch bệnh viện Nhân dân thuộc đại học Bắc Kinh, giáo sư bác sĩ Hồ Đại Nhất cũng chia sẻ rằng, ở trong môi trường bụi bặm giống như “mìn được chôn” trong tim, “trong khoảng thời gian ngắn có thể khiến chỗ tắc mạch m.áu bình thường không nghiêm trọng đột nhiên bị vỡ, tạo ra nghẽn mạch, gây nên nhồi m.áu cơ tim cấp tính”.

Làm tăng nhanh tỉ lệ c.hết vì bệnh tim và cao huyết áp

Tài liệu của Học viện y tế cộng đồng thuộc đại học Harvard đã chứng minh những chất độc hại có trong bụi không chỉ gây nhồi m.áu cơ tim mà còn dẫn đến thiếu m.áu hoặc tổn thương cơ tim. Hoa Kỳ đã khảo sát 25.000 người bị bệnh tim hoặc tim không khỏe và phát hiện ra sau khi PM2.5 tăng lên 10 g/m3 thì tỉ lệ t.hiệt m.ạng của người bệnh sẽ tăng 10% – 27%.

Giáo sư Học viện Y tế cộng đồng thuộc đại học Y Bắc Kinh, ông Phan Tiểu Xuyên đã phát biểu trong luận văn của mình rằng: “PM2.5 tăng 10 g/m3 thì số bệnh nhân cấp cứu vì bệnh cao huyết áp sẽ tăng 8%, các bệnh về tim mạch cũng tăng lên”.

Ở Trung Quốc mỗi giờ đồng hồ có 183 người c.hết do khói bụi.

Bụi “lên não” hoặc khiến não thoái hóa

Ngoài ra, một nghiên cứu được đăng trên tuần san “PNAS” vào 7/2016 lại khiến truyền thông cũng như người dân Trung Quốc đại lục chú ý, tạo nên đề tài nóng trên weixin: Liệu bụi có “lên não” hay không?

Báo cáo được viết bởi nhóm nghiên cứu dẫn đầu là giáo sư Barbara Maher đến từ đại học Lancaster (Anh) đã tìm ra chứng cứ đáng tin cậy chứng minh số lượng lớn những hạt sắt nano trong não đến từ môi trường bên ngoài (tức không khí ô nhiễm) chứ không sinh ra từ bản thân cơ thể người. Giáo sư Barbara Maher cho rằng những hạt sắt nano này có thể có liên quan đến chứng thoái hóa não.

Sát thủ vô hình

Năm 2017, chương trình có tên “Bụi Trung Quốc làm người dân bị sặc, 180 ca t.ử v.ong mỗi giờ” được phát trên truyền hình Nga đã trích dẫn số liệu thống kê được báo “The Economist” công bố, số liệu này cho thấy ở Trung Quốc mỗi giờ đồng hồ có 183 người c.hết do khói bụi, tức là có khoảng 4.300 người t.hiệt m.ạng mỗi ngày, 1,6 triệu mỗi năm.

Theo Khoa Học/khoe365

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *