Trên thị trường dược phẩm có vô vàn các loại thuốc được dùng để chữa ho, từ các loại thuốc ho long đờm, thuốc giảm ho, đến các loại thuốc ho thảo dược… khiến người bệnh nhiều khi hoang mang, lúng túng, không biết nên sử dụng như thế nào?
PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào ( Bệnh viện đại học Y Hà Nội) cho biết, ho có thể là một biểu hiện của rất nhiều bệnh. Các thuốc điều trị ho phải dựa theo nhóm nguyên nhân gây ho vì ho là phản xạ bảo vệ cơ thể nên thường không cắt cơn ho. Vì vậy, sử dụng thuốc ho sao cho đúng mới đạt hiệu quả trị bệnh.
Trên thị trường dược phẩm có vô vàn các loại thuốc được dùng để chữa ho, từ các loại thuốc ho long đờm, thuốc giảm ho, đến các loại thuốc ho thảo dược… khiến người bệnh nhiều khi hoang mang, lúng túng, không biết nên sử dụng như thế nào?
Thuốc long đờm
Các thuốc nhóm này thường dùng trong những trường hợp viêm nhiễm làm tăng độ quánh của dịch tiết trên bề mặt hệ thống biểu mô đường hô hấp. Biểu hiện thấy đờm đặc, có màu xanh, vàng, nâu hoặc gỉ sét… trong hệ thống hô hấp. Các thuốc thường dùng là:
Thuốc long đờm chứa các hoạt chất như guaifenisin, ipecacuanha, muối amoni, muối iod, natribenzoat, terpin… có tác dụng làm loãng đờm do làm tăng sự tiết dịch, do đó tăng thể tích, khối lượng đờm, làm cho đờm loãng ra, dễ tống ra ngoài nhờ phản xạ ho.
Nhóm thuốc long đờm, tiêu chất nhầy làm giảm độ đặc quánh của đờm, chất nhầy để dễ ho khạc nhưng cũng có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn như tràn dịch phổi và phá hỏng lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, dễ dẫn đến các bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày… Vì vậy cần thận trọng dùng thuốc long đờm, tiêu chất nhầy với người có t.iền sử loét dạ dày – tá tràng. Thuốc long đờm không phải là thuốc chống ho vì thuốc không có tác dụng vào cơ chế gây ho, nên thuốc không cắt được cơn ho.
Thuốc giảm ho
Chỉ dùng trong trường hợp ho không có đờm (như ho do cảm cúm, ho do kích ứng, dị ứng…), ho nhiều làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, không dùng trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản…). Không dùng cho người suy hô hấp, hen suyễn, t.rẻ e.m, phụ nữ có thai và cho con bú.
Thuốc có tác dụng giảm ho do ức chế trung tâm gây ho như codein, pholcodin, dextromethorphan… Trong đó codein và pholcodin có tác dụng gây nghiện, giảm đau và ức chế nhẹ trung tâm hô hấp. Dextromethorphan không gây nghiện, không có tác dụng giảm đau.
Những thuốc trị ho có chứa codein chỉ dành cho người lớn, không dùng cho t.rẻ e.m vì gây ức chế hô hấp. Đặc biệt những thuốc trị ho có chứa codein tuyệt đối không được dùng cho trẻ dưới 18 t.uổi vừa được cắt và/hoặc nạo V.A (dùng để giảm đau).
Thuốc kháng histamin
Một số thuốc kháng histamin chống dị ứng (kháng histamin H1 thế hệ 1) đồng thời có tác dụng làm dịu, giảm ho và an thần như diphenylhydramin, chlopheniramin, alimemazine, promethazine… Nhược điểm chính của các thuốc này là gây buồn ngủ do tác động trên các thụ thể H1 ở não, vì vậy bất lợi khi dùng thuốc ban ngày nhưng thuận lợi cho dùng về đêm và không được dùng thuốc khi lái xe, lái máy bay, vận hành máy móc…
Loại thuốc này cũng có tác dụng làm khô quánh đặc dịch tiết, khó tống đờm, có thể gây ra cục đờm tắc nghẽn. Vì vậy, không nên dùng trong trường hợp ho có đờm, người hen suyễn.
Thuốc ho thảo dược
Được sử dụng trong các bệnh viêm cấp hoặc mạn tính của đường hô hấp nhưng mức độ bệnh không nặng, hoặc ở phụ nữ có thai và cho con bú.
Thuốc sử dụng chủ yếu từ các vị thuốc như: tỳ bà diệp 12,5g; sa sâm 2,5g; phục linh 2,5g; trần bì 2,5g; cát cánh 10g; bán hạ 2,5g; ngũ vị tử 1,25g; qua lâu nhân 5g; viễn chí 2,5g; khổ hạnh nhân 5g; gừng 2,5g; ô mai 12,5g; cam thảo 2,5g. Thuốc tác động ngăn cản vào cơ chế viêm, cản trở giải phóng các yếu tố gây viêm nên có tác dụng chữa ho.
Khi dùng thuốc trị ho nhất định cần biết điều này
Theo PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào thuốc giảm ho chỉ dùng cho trường hợp ho khan, không dùng cho người ho có đờm và có triệu chứng suy hô hấp. Nên dùng liều thấp nhất có tác dụng và trong thời gian càng ngắn càng tốt để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
Không dùng đồng thời kết hợp thuốc ho với thuốc long đờm vì đờm sẽ tiết nhiều hơn nhưng không ho khạc ra được.
Những thuốc trị ho phối hợp nhiều thành phần (như neocodion, codepect, atussin, arsiba…) ngoài tác dụng phụ còn có thể có những tương tác bất lợi với các thuốc khác khi dùng cùng lúc nên cần hết sức thận trọng khi dùng các thuốc này.
Theo Helino
Ô nhiễm khói bụi đang g.iết dần sự sống
Nắm rõ cách bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm khói bụi là điều không thể bỏ qua.
Ảnh minh họa.
Tác hại khôn lường của ô nhiễm khói bụi
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết, ô nhiễm khói bụi hiện được xem là mối nguy hại lớn đến sức khỏe con người khi nó tác động trực tiếp đến đường hô hấp, tai mũi họng, da và tác động gián tiếp đến tim mạch.
Tác động đối với đường hô hấp
Bình thường, với lượng bụi trong giới hạn cho phép, biểu mô đường hô hấp là biểu mô hình trụ, có lông chuyển và các tuyến chế tiết đồng thời có hệ thống thảm nhầy trên bề mặt chứa các tế bào đại thực bào có nhiệm vụ bắt giữ bụi bẩn và tạo thành rử mũi. Khi bụi vượt quá ngưỡng cho phép, cơ chế bảo vệ không còn đủ khả năng làm sạch không khí nữa, lúc này, các tác nhân trong khói bụi hít vào đường thở sẽ kích thích và gây bệnh.
Tai mũi họng
Những người sẵn có cơ địa dị ứng rất dễ xuất hiện viêm mũi họng dị ứng như hắt hơi từng tràng, chảy nước mũi trong và ngạt tắc mũi thường xuyên; ngứa họng, ho kèm theo đờm trong hoặc đặc; khàn tiếng, nói khó; đau rát họng nhất là khi đi ra nơi nhiều bụi.
Đường hô hấp dưới: khí, phế quản, phế nang, nhất là những người sẵn có bệnh lý hô hấp mạn tính (tâm phế mạn, hen phế quản, viêm phế quản mạn…) sẽ có cảm giác ngực mình nặng hơn, xuất hiện ho nhiều về đêm giai đoạn đầu, sau đó ho liên tục cả ngày kèm theo khạc đờm vàng xanh.
Tác động lên da
Da là cơ quan có bề mặt lớn nhất trong cơ thể, đây cũng chính là bộ phận có khả năng tự đào thải độc tố hiệu quả. Cơ chế đào thải độc tố của cơ quan này là thông qua việc “đổ mồ hôi” khi lỗ chân lông mở và thoát những “giọt” lấm tấm trên da mang theo những chất độc trong cơ thể ra bên ngoài. Khi quá nhiều bụi, lớp biểu bì phủ trên cùng của da không đủ thời gian tạo mới sau khi bị bụi bít lấp toàn bộ các lỗ chân lông, không còn khả năng cho các tuyến mồ hôi thực hiện chức năng thải độc.
Ngoài ra, bụi bám trên da cũng có thể gây tình trạng dị ứng da ở những người có cơ địa dị ứng, có thể biểu hiện dưới dạng ban đỏ từng nốt hoặc từng mảng da bị bong tróc.
Ảnh hưởng đến tim mạch
Theo nhiều nghiên cứu, bụi là yếu tố gián tiếp gây ra các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, viêm thành mạch dị ứng…
Các cách tự vệ trước ô nhiễm khói bụi
Theo PGS.TS Đào, trong điều kiện không khí ô nhiễm, mọi người khi ra đường cần phải đeo khẩu trang đúng cách, đúng loại; tăng cường uống nước, khoảng 2,5 lít/ngày; hạn chế hút thuốc đặc biệt hút trong nhà; đóng cửa khi nhiều khói bụi…
Bên cạnh đó, cần phải tăng cường khả năng giải độc của da bằng cách tích cực vận động, tập thể dục để làm thoát mồ hôi nhiều hơn; tắm hơi, tắm với nước muối magie sunphat loãng cũng là những cách hữu hiệu để có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động hiệu quả và bài tiết chất thải cơ thể ra bên ngoài; làm sạch da bằng cách tắm nước ấm và hạn chế sử dụng xà phòng tắm để tránh làm bít kín các lỗ chân lông.
Ngoài ra, các bộ, ban, ngành cũng nên khuyến khích mọi người sử dụng phương tiện giao thông công cộng, sử dụng xăng sinh học cho những phương tiện cá nhân; tăng diện tích trồng cây xanh; sử dụng máy lọc không khí ở những nơi nồng độ bụi cao; thiết lập hệ thống mưa nhân tạo…
Cẩm Xuyên
Theo ngaynay