Chuyên gia chia sẻ những dấu hiệu bạn cần bổ sung dầu cá omega-3

Một chuyên gia dinh dưỡng cho biết axit béo omega-3 rất cần thiết cho hoạt động lành mạnh của cơ thể vì nó giúp duy trì sức khỏe của các cơ quan quan trọng như tim, da và não.

Theo trang web của Trường Y Harvard (Mỹ), axit béo omega-3 kích thích việc tạo ra các hoóc môn điều chỉnh quá trình đông m.áu, co và giãn thành động mạch và viêm nhiễm.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là cơ thể không thể tự sản xuất axit béo thiết yếu như axit béo omega-3. Do đó mọi người cần đảm bảo bổ sung đủ chất này qua thực phẩm, chuyên gia dinh dưỡng Bhakti Kapoor, thạc sĩ về khoa học thực phẩm và dinh dưỡng nổi tiếng của Ấn Độ, đã viết trên Instagram, theo tờ Indian Express.

Chuyên gia cho biết điều quan trọng là cơ thể không thể tự sản xuất axit béo thiết yếu như axit béo omega-3. Ảnh SHUTTERSTOCK

Axit béo omega-3 là gì?

Đây là những “chất béo tốt”, chuyên gia dinh dưỡng Bhakti Kapoor giải thích. 3 loại axit béo này là: Axit alpha-linolenic (ALA); Axit eicosapentaenoic (EPA); Axit docosahexaenoic (DHA).

Chuyên gia Kapoor chia sẻ, axit béo omega-3 giúp hỗ trợ các cơ quan chính trong cơ thể, như tim, não và mắt, giúp chúng hoạt động bình thường. Vì vậy, mọi người cần đảm bảo tiêu thụ đủ axit béo omega-3.

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu axit béo omega-3

Nếu cơ thể không có đủ axit béo omega-3, có thể có một số dấu hiệu như sau:

Đầu óc kém minh mẫn

Trầm cảm

Tăng cân

Móng tay giòn

Một số nguồn axit béo omega-3 trong chế độ ăn uống, bao gồm đậu nành, dầu ô liu, cá thu, cá hồi, hạt lanh, các loại đậu, hạt Chia, quả óc chó, hạt bí, hạt lanh, rau bó xôi. Ảnh SHUTTERSTOCK

Dị ứng

Viêm khớp

Chất lượng giấc ngủ kém

Vấn đề bộ nhớ

Tóc khô

Da khô

Thiếu tập trung

Mệt mỏi, theo Indian Express.

Làm gì để cải thiện mức tiêu thụ axit béo omega-3?

Mặc dù uống viên bổ sung là cách đơn giản nhất để tăng mức axit béo omega-3, nhưng cũng có thể thông qua chế độ ăn.

Nói đến vitamin và chất dinh dưỡng, cách tốt nhất vẫn là hấp thu từ thực phẩm. Sau đó, nếu cần, mới nên uống các chất bổ sung, chuyên gia Kapoor lưu ý.

Chuyên gia Kapoor chia sẻ một số nguồn axit béo omega-3 trong chế độ ăn uống, bao gồm đậu nành, dầu ô liu, cá thu, cá hồi, hạt lanh, các loại đậu, hạt chia, quả óc chó, hạt bí, hạt lanh, rau bó xôi, theo Indian Express.

Loại hạt này có thể cải thiện sức khỏe đường ruột của bạn

Gần 40% người trưởng thành đối phó với rối loạn tiêu hóa chức năng, theo HCPLive.

Điều đó có thể bao gồm chứng ợ nóng và trào ngược axit gây đầy hơi hoặc thậm chí là hội chứng ruột kích thích.

GI Alliance cũng lưu ý rằng 20 triệu người ở Mỹ phải đối mặt với các bệnh tiêu hóa mạn tính trong khi đây cũng là nguyên nhân số 1 khiến người bệnh phải nhập viện, theo Eat This, Not That!

May mắn thay, một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng ăn vài hạt hạnh nhân mỗi ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột của bạn.

Ăn hạnh nhân làm tăng lượng axit béo không bão hòa đơn, chất xơ và kali, cũng như các chất dinh dưỡng bổ sung. Ảnh SHUTTERSTOCK

Được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học King’s College London (Anh), nghiên cứu này được xuất bản trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ. Tham gia vào nghiên cứu là 87 người trưởng thành, những người có chế độ ăn uống thông thường không bao gồm đủ lượng chất xơ nhưng bao gồm đồ ăn nhẹ không lành mạnh như sô cô la hoặc khoai tây chiên.

Sau khi chia những người tham gia thành ba nhóm, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu một nhóm từ bỏ đồ ăn nhẹ bình thường và thay vào đó ăn 56 gram hạnh nhân nguyên hạt mỗi ngày trong tổng số 4 tuần.

Nhóm thứ hai chuyển đồ ăn nhẹ của họ sang cùng một lượng hạnh nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chúng là loại hạt hạnh nhân xay thay vì nguyên hạt.

Cuối cùng, nhóm thứ ba không hoán đổi hạnh nhân vào chế độ ăn uống của họ mà chuyển sang bánh nướng xốp.

Sau khoảng thời gian kéo dài một tháng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia đã chuyển sang bữa ăn nhẹ hạnh nhân hằng ngày thuộc một trong hai loại có lượng butyrate cao hơn những người đang ăn bánh nướng xốp.

Họ cũng phát hiện ra rằng ăn hạnh nhân làm tăng lượng axit béo không bão hòa đơn, chất xơ và kali, cũng như các chất dinh dưỡng bổ sung.

“Một phần của cách mà hệ vi sinh vật đường ruột tác động đến sức khỏe con người là thông qua việc sản xuất các axit béo chuỗi ngắn, chẳng hạn như butyrate.

Các phân tử này hoạt động như một nguồn nhiên liệu cho các tế bào trong ruột kết, chúng điều chỉnh sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác trong ruột và giúp cân bằng hệ thống miễn dịch”, tác giả chính, giáo sư Kevin Whelan, Trưởng khoa Khoa học Dinh dưỡng tại Đại học King’s College London, cho biết trong một thông cáo báo chí.

“Chúng tôi nghĩ rằng những phát hiện này cho thấy tiêu thụ hạnh nhân có thể có lợi cho sự trao đổi chất của vi khuẩn theo cách có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người”, giáo sư Whelan cho biết thêm.

“Những phát hiện từ nghiên cứu này không gây ngạc nhiên khi so sánh lượng ăn hạnh nhân với lượng bánh muffin (tùy thuộc vào loại bánh muffin), bởi vì hạnh nhân chứa nhiều chất xơ hơn”, Paulina Lee, chuyên gia dinh dưỡng chức năng về sức khỏe đường ruột và là người sáng lập Savvy Stummy, LLC, nói với Eat This, Not That!

Hạnh nhân không phải là thứ duy nhất

Những loại thực phẩm prebiotic. Ảnh SHUTTERSTOCK

“Chất xơ là nhiên liệu chính để men vi sinh hoặc vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh của chúng ta sử dụng, để chúng có thể tạo ra các chất chuyển hóa, như serotonin và butyrate” chuyên gia dinh dưỡng Lee cho biết, và lưu ý “Hạnh nhân không phải là thứ duy nhất để có thêm butyrate”.

“Ăn 30 loại rau khác nhau, bao gồm bơ, các loại đậu hoặc các loại thực phẩm prebiotic khác mỗi tuần – và bao gồm cả thực phẩm lên men, như kim chi và dưa cải bắp – có thể giúp bạn xây dựng các vi khuẩn đường ruột đa dạng. Vì vậy, chúng có thể tạo ra nhiều butyrate hơn và các chất chuyển hóa có lợi khác cho cơ thể chúng ta”, chuyên gia dinh dưỡng Lee khuyên, theo Eat This, Not That!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *