Chuyên gia: Chớ làm 5 điều này nếu bạn không muốn béo phì

Những thói quen xấu này có thể dẫn đến sức khỏe không tốt.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, 42,4% người trưởng thành ở Mỹ bị béo phì. Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như huyết áp cao, cholesterol LDL cao, tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ có liên quan đến béo phì.

Trong khi ăn quá nhiều, ăn uống thiếu chất và lười vận động là nguyên nhân gây ra béo phì, thì có những lựa chọn lối sống khác cũng gây ra béo phì.

Hãy đọc 5 lời khuyên dưới đây để biết những điều nên ngừng làm ngay bây giờ nếu không bạn sẽ bị béo phì, do chuyên gia Megan Mescher-Cox thuộc Hội đồng Chứng nhận về Nội khoa, Y học Lối sống và Y học Béo phì (Mỹ) đưa ra.

Nên tăng cường hoạt động thể chất để có sức khỏe tốt. Ảnh SHUTTERSTOCK

1. Ngủ không đủ giấc

Chuyên gia Cox cho biết: Không ngủ đủ giấc không chỉ khiến chúng ta mệt mỏi mà còn có thể dẫn đến béo phì. Ngủ không đủ giấc có liên quan đến tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn gấp 3 lần.

Nghiên cứu của Nurses Health cho thấy rằng thời gian ngủ ngắn (dưới 7 giờ) có liên quan đến việc tăng cân và xu hướng này tiếp tục trong nhiều năm.

Khi ngủ không đủ giấc, mức độ hormone đói ghrelin cao hơn và mức độ hormone cảm giác no (cho cơ thể bạn biết rằng bạn đã no sau khi ăn), chẳng hạn như leptin, thấp hơn.

Thiếu ngủ cũng dẫn đến việc lựa chọn thực phẩm ít lành mạnh hơn, góp phần làm tăng cân.

“Khi tôi làm việc với một bệnh nhân về việc giảm cân, giấc ngủ là một yếu tố quan trọng nên bước đầu tiên của chúng tôi thường là bắt đầu ngủ. Tối ưu là 7-8 giờ mỗi đêm. Điều quan trọng cần lưu ý là tỷ lệ béo phì và các bệnh mạn tính khác tăng lên khi ngủ quá ít nhưng cũng như ngủ quá nhiều”, chuyên gia Cox cho biết, theo Eat This, Not That!

2. Đi ngủ muộn

Chuyên gia Cox cho biết, đối với những ai thức khuya nhưng vẫn ngủ đủ giấc, bạn vẫn có nguy cơ bị béo phì.

Bà Cox nói thêm: “Vì vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ngủ cùng một thời lượng nhưng lại đi ngủ muộn hơn? Điều này vẫn dẫn đến nguy cơ béo phì cao hơn”.

Một nghiên cứu đã được thực hiện để xem xét những người đi ngủ từ 8 – 10 giờ tối so với những người đi ngủ từ 2 – 6 giờ sáng và phát hiện ra nguy cơ mắc bệnh béo phì tăng lên.

3. Ăn nhiều hơn sau đó trong ngày

Bà Cox kể: “Tôi thấy rất nhiều bệnh nhân thực hiện nhịn ăn gián đoạn, điều này có thể hữu ích trong xã hội của chúng ta, nơi thực phẩm có mặt ở khắp nơi nhưng một lưu ý để đạt được hiệu quả lớn nhất cho đồng t.iền của bạn: ăn nhiều hơn sớm hơn trong ngày sẽ giúp giảm cân nhiều hơn so với cùng một lượng calo đó vào cuối ngày”.

“Trong suốt cả ngày, có những thay đổi về nội tiết tố dẫn đến cách cơ thể bạn xử lý thức ăn, làm cho một lượng calo buổi sáng ít tăng cân hơn một lượng calo buổi tối”, bà Cox lưu ý, theo Eat This, Not That!

4. Thiếu hoạt động thể chất từ trung bình đến mạnh mẽ

Tập thể dục là một trong những yếu tố quan trọng để chống lại bệnh béo phì.

Bà Cox lưu ý thêm: “Hoạt động thể chất vừa phải được định nghĩa là 150 phút mỗi tuần giúp ngăn ngừa tăng cân. Trên thực tế, ngay cả khi ai đó có nguy cơ béo phì do di truyền, hoạt động thể chất có thể giúp giảm tỷ lệ béo phì”.

5. Ăn uống không tập trung

Xem ti vi hoặc những thứ gây mất tập trung khác khiến mọi người ăn nhiều hơn mà không nhận ra mình đã tiêu thụ bao nhiêu. ẢNh SHUTTERSTOCK

Nhiều người ăn nhẹ khi xem phim hoặc TV, nhưng theo bà Cox, đó là một trong những điều tồi tệ nhất mà chúng ta có thể làm cho sức khỏe của mình.

Bà giải thích” “Xem ti vi hoặc những thứ gây mất tập trung khác khiến mọi người ăn nhiều hơn mà không nhận ra mình đã tiêu thụ bao nhiêu”, theo Eat This, Not That!

Đa số người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam là tuýp 2

Theo các chuyên gia, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng đồ uống có đường và các vấn đề sức khỏe như thừa cân, béo phì, đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, bệnh răng miệng.

Gần 3,8 triệu người Việt mắc bệnh đái tháo đường, đa số là tuýp 2

Gần 3,8 triệu người Việt mắc bệnh đái tháo đường

Thông tin tại Lễ mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11/2021 cho biết, theo số liệu mới nhất từ Liên đoàn phòng chống đái tháo đường Thế giới năm 2021 tiếp tục khẳng định bệnh đái tháo đường là một thách thức toàn cầu đối với sức khỏe và hạnh phúc của các cá nhân, gia đình và xã hội bởi sự gia tăng liên tục tỉ lệ mắc bệnh trên toàn cầu.

Hiện có 537 triệu người trưởng thành đang sống chung với bệnh đái tháo đường, con số này được dự đoán sẽ tăng lên 643 triệu vào năm 2030 và 784 triệu vào năm 2045, có nghĩa là cứ khoảng 10 người thì có một người mắc đái tháo đường.

Trong năm 2021 trên thế giới có 6,7 triệu người đã bị t.ử v.ong do căn bệnh đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, đột quỵ, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi dưới, do vậy, chẩn đoán và điều trị sớm là chìa khóa giúp đề phòng hoặc làm chậm các biến chứng nguy hiểm đó. Bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán sớm, nó có thể đưa đến những biến chứng nghiêm trọng hoặc t.ử v.ong. Do vậy, hiểu, biết về các dấu hiệu triệu chứng bệnh để bảo vệ bản thân và gia đình bệnh nhân.

Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang phải gánh chịu áp lực từ sự gia tăng số người mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng. Theo số liệu của IDF năm 2019, tại Việt Nam, có khoảng gần 3,8 triệu người phải sống chung với căn bệnh đái tháo đường. Hầu hết trong số này là đái tháo đường type 2.

Nhận thức được mức độ nguy hiểm của Đái tháo đường, ngày 20/12/2006, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 61/225 ghi nhận “Đái tháo đường là bệnh mạn tính, có nhiều biến chứng, làm tổn hại tới sức khỏe, chi phí tốn kém, là nguy cơ nghiêm trọng đối với từng gia đình, xã hội, từng quốc gia, và là thách thức nghiêm trọng đối với thành quả những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của thế giới”.

Đồng thời quyết định chọn ngày 14/11 hàng năm là ngày Thế giới phòng chống bệnh Đái tháo đường, nhằm kêu gọi tất cả mọi người có trách nhiệm quan tâm đến bệnh đái tháo đường, nâng cao hiểu biết và đưa ra hành động cụ thể để kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo giảm lượng đường tự do tiêu thụ trong suốt quá trình sống; nên giảm lượng đường tự do tiêu thụ hàng ngày ở cả người lớn và t.rẻ e.m xuống dưới 10% (ảnh minh hoạ)

Giảm lượng đường tự do tiêu thụ hàng ngày ở cả người lớn và t.rẻ e.m: Có lợi hơn cho sức khỏe

Theo các chuyên gia, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng đồ uống có đường và các vấn đề sức khỏe như thừa cân, béo phì, đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, bệnh răng miệng, … Thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ chính của một số bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch và một số loại ung thư.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sử dụng khái niệm đồ uống có đường cho tất cả các loại đồ uống có chứa đường tự do, gồm có nước ngọt không chứa cồn (soft-drink) có ga hoặc không có ga, nước ép trái cây/rau củ, đồ uống từ trái cây/rau củ, dưới dạng đồ uống, chất cô đặc dạng lỏng và bột, nước có pha chế hương liệu, nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao (sport drinks), trà pha sẵn, cà phê pha sẵn và đồ uống sữa có pha chế hương liệu (flavoured milk drinks).

Trong định nghĩa này, đường tự do là các đường đơn (như glucose, fructose) và đường đôi (sucrose hoặc đường ăn) được nhà sản xuất, người chế biến, nấu thực phẩm hoặc người tiêu dùng thêm vào thực phẩm và đường tự nhiên có trong mật ong, xi-rô, nước ép hoa quả và nước hoa quả cô đặc .

Đồ uống có đường làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Sử dụng nước ngọt có thể khiến người tiêu dùng giảm tiêu thụ sữa, canxi và các sản phẩm dinh dưỡng khác, làm tăng nguy cơ gặp phải một số vấn đề sức khỏe như bệnh đái tháo đường.

Những người tiêu thụ đồ uống có đường thường xuyên (>= 350ml/ngày) có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao hơn 26% so với những người hiếm khi (

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, tiêu thụ 340ml (khoảng 1 lon) nước ngọt/ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 lên 22% so với những người uống ít hơn 1 lon/tháng.

Thay thế một khẩu phần đồ uống có đường hàng ngày bằng nước, cà phê hoặc trà không đường có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường từ 2-10%

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo giảm lượng đường tự do tiêu thụ trong suốt quá trình sống; nên giảm lượng đường tự do tiêu thụ hàng ngày ở cả người lớn và t.rẻ e.m xuống dưới 10% tổng năng lượng nạp vào và có thể giảm xuống dưới 5% (tương đương 25 gram hoặc 6 muỗng cà phê) mỗi ngày sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.

Năm 2021, khẩu hiệu được đưa ra nhân ngày Thế giới phòng chống đái tháo đường là “Tiếp cận dịch vụ Chăm sóc Người Đái tháo đường”, đây là chiến dịch tuyên truyền và áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường, hỗ trợ về việc tiếp cận chăm sóc, điều trị, quản lý, dự phòng đối với căn bệnh này.

Trên thế giới hiện vẫn còn hàng triệu người mắc bệnh đái tháo đường không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khi những người mắc bệnh đái tháo đường rất cần được chăm sóc và hỗ trợ liên tục để kiểm soát tình trạng của họ và tránh các biến chứng.

Tại cuộc họp triển khai hoạt động hợp tác Chăm sóc sức khỏe Việt do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa tổ chức có thông tin số liệu cũng cho thấy trên thế giới cũng như tại Việt Nam đa số những người t.ử v.ong do bệnh dịch COVID-19 đều có bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường hoặc các bệnh mạn tính khác.

Điều này cho thấy người bệnh đái tháo đường cũng như các bệnh không lây nhiễm khác luôn là đối tượng cần được quan tâm, bảo vệ trong đại dịch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *