Chuyên gia đ.ánh giá bệnh đậu mùa khỉ dễ kiểm soát hơn COVID-19

Giáo sư Sam McConkey chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Ireland cho biết bệnh đậu mùa khỉ dễ kiểm soát hơn bệnh COVID-19


Các phần bị tổn thương xuất hiện trên tay và chân em nhỏ bị nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Bondua, Liberia. Ảnh: Getty Images/TTXVN

Mặc dù mối lo ngại về bệnh đậu mùa khỉ đang gia tăng tại Ireland, nơi đã có 1 ca nhiễm ở miền Đông được xác nhận và trường hợp thứ 2 có khả năng nhiễm đang được điều tra, Giáo sư McConkey nhận định tốc độ lây lan bệnh này ở Ireland không cao.

Ông McConkey khẳng định “bệnh đậu mùa khỉ hoàn toàn không phải là đại dịch như COVID-19″. Ông nêu rõ bệnh đậu mùa khỉ ít lây nhiễm hơn, phải tiếp xúc da hoặc tiếp xúc rất gần với người bệnh mới có thể bị lây nhiễm. Ông cũng nhấn mạnh việc truy vết tiếp xúc, bao gồm cách ly 3 tuần, rất quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan của bệnh này.

Theo Giáo sư McConkey, virus gây bệnh đậu mùa khỉ không biến đổi gien hoặc có thể sẽ không biến đổi nhiều như virus gây bệnh COVID-19. Bệnh đậu mùa khỉ do một loại virus DNA gây ra và loại virus này biến đổi chậm hơn so với các loại virus RNA (virus corona là một trong các loại virus RNA).

Ông McConkey đ.ánh giá ít có khả năng bệnh đậu mùa khỉ lây truyền “một cách mất kiểm soát” và Phòng thí nghiệm quốc gia ở Dublin là phòng thí nghiệm xử lý tốt các mẫu bệnh đậu mùa khỉ. Việc xét nghiệm PCR là rất đáng tin cậy.

Trong khi đó, Cơ quan an toàn và sức khỏe (HSE) của Ireland đã có nguồn cung vaccine ngừa đậu mùa là loại vaccine cũng được sử dụng để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Vaccine sẽ được sử dụng cho những người tiếp xúc gần với ca mắc bệnh, người có nguy cơ cao và nhân viên y tế điều trị bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Theo Giáo sư McConkey, vaccine có thể ngăn ngừa dịch lây lan và giảm mức độ nghiêm trọng của dịch.

Các triệu chứng đậu mùa khỉ bao gồm phát ban ngứa, có thể bị phồng rộp tương tự như bệnh thủy đậu và có thể nghiêm trọng hơn đối với phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và những người bị suy giảm miễn dịch.

Giáo sư McConkey đã tiến hành các thử nghiệm lâm sàng vaccine được nâng cấp ở Ireland, Vương quốc Anh và Gambia. Loại vaccine này đã được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cấp phép và có hiệu quả 85% đối với bệnh đậu mùa khỉ. Ông McConkey khẳng định: “Loại vaccine này rất yên tâm” và HSE có quyền truy cập dữ liệu đối với loại vaccine này.

Bệnh đậu mùa đã được tuyên bố xóa sổ vào năm 1980, tuy nhiên việc dừng các chương trình tiêm chủng trên toàn thế giới được cho là một trong những lý do tiềm ẩn làm bùng phát bệnh đậu mùa khỉ. Giáo sư McConkey cảnh báo: “Khả năng miễn dịch suy giảm đối với bệnh đậu mùa đang khiến một nhóm dân số nhạy cảm dễ mắc bệnh đậu mùa khỉ hơn và khiến bệnh này lây lan”.

Nếu có triệu chứng nghi ngờ đậu mùa khỉ, nên làm gì?

Xin bác sĩ cho biết đậu mùa khỉ có triệu chứng đặc trưng gì? Nếu nghi ngờ bị thì đi khám ở đâu? Cách chăm sóc thế nào? (C.Thắng, ngụ TP.HCM).

BS-CKI. Hoàng Văn Minh, Trưởng Trung tâm U M.áu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, trả lời:

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, suy yếu, sưng hạch bạch huyết và phát ban da. Phát ban thường bắt đầu trong vòng 1 đến 3 ngày sau khi bắt đầu sốt. Tổn thương có thể phẳng hoặc hơi gồ lên, chứa đầy chất dịch trong suốt hoặc hơi vàng, sau đó có thể đóng vảy, khô và bong ra. Số lượng tổn thương trên một người có thể từ vài nốt đến vài nghìn nốt. Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Chúng cũng có thể được tìm thấy trên miệng, bộ phận s.inh d.ục và mắt.

Các triệu chứng thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị.

Nếu bạn nghi ngờ mình có các triệu chứng là bệnh đậu mùa khỉ hãy báo với y tế địa phương. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã tiếp xúc gần với người đã nghi ngờ hoặc đã xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ.

CDC Mỹ: Tiêm vắc xin đậu mùa có thể chống bệnh đậu mùa khỉ

Chăm sóc và bảo vệ bản thân thế nào?

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ bằng cách hạn chế tiếp xúc với những người đã nghi ngờ hoặc mắc bệnh.

Nếu bạn cần tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đậu mùa khỉ vì bạn là nhân viên y tế hoặc sống cùng nhau, hãy khuyến khích người bị nhiễm bệnh tự cách ly và nên đeo khẩu trang y tế, đặc biệt khi họ đang ho hoặc có vết thương ở miệng. Bạn cũng nên đeo khẩu trang. Tránh tiếp xúc da với da và sử dụng găng tay dùng một lần, đeo khẩu trang khi phải xử lý bất kỳ quần áo hoặc ga trải giường của người bệnh nếu họ không thể tự làm.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc chất tẩy rửa có chứa cồn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, quần áo, ga trải giường, khăn tắm và các vật dụng hoặc bề mặt khác mà người bệnh đã chạm vào hoặc có thể đã tiếp xúc với phát ban hoặc dịch tiết đường hô hấp (ví dụ: đồ dùng, bát đĩa). Giặt quần áo, khăn tắm và ga trải giường cũng như dụng cụ ăn uống của người bệnh bằng nước ấm và chất tẩy rửa. Làm sạch và khử trùng mọi bề mặt bị ô nhiễm và xử lý chất thải bị ô nhiễm (ví dụ: gạc, bông băng) một cách thích hợp.

Nếu bạn cho rằng mình có các triệu chứng hoặc từng tiếp xúc gần với người bị bệnh đậu mùa khỉ, hãy liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn, xét nghiệm và chăm sóc y tế. Nếu có thể, hãy tự cô lập và tránh tiếp xúc gần với những người khác. Vệ sinh tay thường xuyên và thực hiện các bước nêu trên để bảo vệ người khác khỏi bị nhiễm bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *