Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ điều ít biết về các loại hạt sử dụng phổ biến ngày Tết

Trong thực đơn sắm Tết của các gia đình thường không thể thiếu những loại hạt nhâm nhi như hạt dưa hấu, hạt dẻ cười, hạt điều…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại hạt đều mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhưng không phải vậy mà dùng sao cũng tốt.

* Hạt hướng dương

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hạt hướng dương chứa lượng lớn vitamin E, folate, selenium và đồng. Các dưỡng chất này góp phần ngăn ngừa các bệnh tim mạch, chống xơ vữa động mạch. Chỉ cần 30g đã cung cấp khoảng 90,5% nhu cầu vitamin E theo khuyến nghị.

Hơn nữa, 90% chất béo trong hạt hướng dương là chất béo không no, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, mọi người không nên ăn quá nhiều. Với những người đang bị ho, khản giọng, mất tiếng khi ăn làm ảnh hưởng xấu đến dây thanh quản, tình trạng sẽ càng nặng nề hơn.

Hạt hướng dương chứa nhiều giá trị dinh dưỡng

Trong hạt hướng dương có thể chứa cadmium. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo giới hạn cadmium trong một tuần là 490 microgam. Mỗi ngày ăn khoảng 255gr hạt hướng dương, lượng cadmium ước tính trung bình tăng từ 65 mcg lên 175 mcg trong ngày đó. Ăn các loại hạt hướng dương mà tẩm ướp các loại gia vị sẽ thấy hiện tượng chướng bụng đầy hơi, lâu dễ dẫn tới bệnh liên quan đường tiêu hóa.

* Hạt dưa hấu

Theo BS dinh dưỡng CK2. Nguyễn Thị Thu Hậu (BV Nhi đồng 2), trong 100g phần ăn được của hạt dưa hấu cung cấp 557 kcal, với 47g chất béo, 28g đạm với nhiều acid amin thiết yếu và 15g bột (5g là chất xơ). Hạt còn cung cấp nhiều vitamin nhóm B, kali, sắt, kẽm … có tác dụng dưỡng da, chống oxi hóa, mệt mỏi và kích thích hệ thần kinh và hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

Tuy nhiên, vì loại hạt dưa hấu rất giàu năng lượng nên số lượng sử dụng cũng nên giới hạn để tránh nguy cơ tăng cân nhanh trong dịp lễ tết. Khi ăn, không uống nước đá hay bia rượu nhiều cùng lúc sẽ gây kích ứng họng do bản thân lượng chất béo trong hạt dưa cao. Ngoài ra, trẻ có nguy cơ nuốt sặc vào đường hô hấp nên ăn tránh để vương vãi hoặc để trong tầm tay của trẻ nhỏ, bảo quản tốt tránh sự phát triển của nấm mốc.

* Hạt bí

Cứ 100g hạt bí cho 446 kcal, 19g béo, 19g đạm và 54g bột. Hạt bí ngô có đủ các protein và khoáng chất như sắt, selen, canxi, vitamin E, beta caroten, t.iền chất prostaglandin và một số axit amin khác.

Chứa nhiều dưỡng chất, hạt bí ngô rất tốt cho người bệnh thấp khớp, đặc biệt giống như một loại kháng viêm. Ngoài ra, hạt bí còn được nhắc đến với tác dụng phòng ngừa sỏi thận, bệnh tim mạch, tăng hoạt động của não… Để giữ nguyên các chất chỉ nên rang hạt bí ở 75 C trong 15-20 phút và bảo quản hạt trong lọ kín.

* Hạt điều

Theo nghiên cứu100g hạt điều cũng có 660 mg Kali, 6,7 mg sắt, 6mg kẽm, 2,2mg đồng, 19,9 mcg Selen, cung cấp 553 kcal, 18g đạm, 3,3g chất xơ, 30g chất bột đường. Các dưỡng chất trong hạt điều góp phần giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giúp hệ cơ xương khỏe mạnh, có vai trò chống cao huyết áp, nhức đầu…

Dù hàm lượng chất béo không no một nối đôi oleic cao có tính ổn định tốt, khi bảo quản hạt điều nên chú ý dùng hũ chứa kín và để nơi khô, mát. Không nên ăn một lúc quá nhiều hạt điều vì sẽ dư năng lượng gây ra béo phì. Lượng oxalate trong hạt điều cao, ăn nhiều không thải trừ kịp sẽ gây ra sỏi thận và sỏi mật.

* Hạt dẻ cười

Cứ 100g hạt dẻ cười cho 571 kcal, 46g chất béo, 21,35g chất đạm, 27.6g bột đường, 10,3g chất xơ, Canxi 110mg, 120mg magne, 1042 mg Kali, 1,27g B6 và 1,84mg B1. Đây là lọai hạt chứa nhiều vitamin B6 nhất, có tác dụng cải thiện quá trình chuyển hóa protein và tăng cường miễn dịch và tốt cho hệ tiêu hóa do giàu chất xơ…

FDA khuyến cáo mỗi ngày ăn khoảng 42,5g hạt đậu như pistachio trong chế độ ăn ít chất béo bão hòa sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên thận trọng khi ăn hạt dẻ cười ở những người có t.iền căn dị ứng đậu phộng.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mặc dù các loại hạt trên có giá trị dinh dưỡng cao nhưng không nên ăn quá nhiều vì dẫn tới hiện tượng chán ăn do ăn các thực phẩm này cảm giác lo lâu. Hơn nữa, các hạt dễ bị nấm mốc sinh ra các độc tố gây ung thư như aflatoxin, ozchatoxin… Bởi vậy cần bảo quản kín. Nếu mua hạt còn sống, mọi người nên rửa sạch bằng nước để ráo rồi mới rang chín.

Chuyên gia chỉ ra sai lầm của người Việt khi sử dụng vitamin

Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, rất nhiều bà mẹ chăm con theo kiểu “vỗ béo” vitamin mà không hề có kiến thức về nó.

Tại Hội thảo ra mắt sản phẩm Vitamin Shoppe, PGS Lâm cho biết vi chât dinh dương la nhưng chât ma cơ thê chi cân môt lương rât nho nhưng co vai tro rât quan trong, khi thiêu se dân đên nhưng anh hương nghiêm trong cho cơ thê, đăc biêt la tre nho. Vi chât dinh dương gôm nhom vitamin (A, B, C, D, E…) va nhom cac nguyên tô khoang (canxi, photpho, săt, kem, iod, selen, đông…).

Trong khi đó, theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia tình trạng thiếu vi chất ở nước ta diễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt có tỷ lệ cao ở miền múi và nông thôn nhưng chưa được chú ý đúng mức.

Trong khi đó, chiều cao trung bình của nam và nữ của Việt nam là 1,64m và 1,55m tương ứng với Indonesia, Philipine, thấp hơn các nước phát triển như Trung quốc, Nhật Bản, Singapore… và các nước trong khu vực ASEAN như Malaysia và Thái Lan. Nguyên nhân chính dẫn đến chậm phát triển chiều cao của thanh niên nước ta chính là do suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng.

GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia nhận định mức tăng trưởng chiều cao của người ….

Ngoài ra, thiếu vi chất còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của t.rẻ e.m và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn.

Ví dụ thiếu vitamin B1 sẽ gây ra những bệnh lý liên quan đến thần kinh. Nếu thiếu ít vitamin C sẽ gặp tình trạng ra m.áu chân răng, thiếu nhiều gây ra bệnh Scorbut.

PGS Lâm chỉ ra sai lầm của người Việt khi sử dụng vitamin

Những năm gần đây, PGS Lâm nhận thấy nhiều người bắt đầu quan tâm tới vi chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, người Việt lại rơi vào thói quen sử dụng nhưng không có kiến thức về vitamin. Ví dụ, nhiều bà mẹ thấy con thấp, chậm lớn mua các chế phẩm canxi về bổ sung cho con. Trong khi đó, khi khám lâm sàng và xét nghiệm m.áu trẻ thiếu vitamin D. Nếu chỉ bổ sung canxi mà không bổ sung vitamin D thì canxi cũng không thể hấp thụ được.

PGS Lâm cho biết có bà mẹ đưa con tới khoe với bác sĩ dinh dưỡng về việc thường xuyên bổ sung các loại vitamin cho con, ai mách loại nào tốt là cố gắng đặt hàng xách tay để con dùng. Nhưng trái ngược với mong muốn của ba mẹ, đ.ứa t.rẻ vẫn còi cọc. Bởi vì, đ.ứa t.rẻ thiếu chất nào, cần bổ sung chất nào mẹ không hề biết mà cứ nghĩ vitamin cần thiết thì bổ sung. Thậm chí, có bà mẹ nghe quảng cáo vitamin C liều cao tốt cho sức khỏe và mua về dùng hàng ngày trong khi đó mỗi người chỉ nên dùng 60 – 80 mg/ngày. Đây là sai lầm vì không phải ai cũng sử dụng các vitamin liều cao được.

Vitamin không có hại hoàn toàn không đúng, PGS Lâm cho biết trong vitamin có thể chia thành hai nhóm: tan trong nước và tan trong dầu. Vitamin tan trong nước rất ít gây ngộ độc. Nếu dư thừa, loại vitamin này sẽ được thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Vitamin tan trong dầu như vitamin D, E, K không thải ra ngoài cơ thể theo đường này mà tích lại trong cơ thể và có khả năng gây ngộ độc nếu tồn tại với dư lượng cao. Vitamin E dư thừa sẽ gây tổn thương thận.

Khi sử dụng vitamin, PGS Lâm cho rằng có thể tìm tới bác sĩ dinh dưỡng để tư vấn. Nếu tự dùng nên dùng sử dụng các vitamin tổng hợp để tránh ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *