Chuyên gia gan và tiêu hóa: Uống rượu đúng cách để cứu nội tạng

Uống nhiều rượu là nguyên nhân dẫn đến các bệnh xơ gan, ung thư gan. Nếu trong trường hợp không thể từ chối rượu, hãy biết uống rượu đúng cách để hạn chế những ảnh hưởng của rượu lên cơ thể.

Uống rượu đã trở thành một văn hóa khó bỏ của người Việt. Rượu là nguyên nhân làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh ung thư, dạ dày, gan, huyết áp…

Trong rượu có thành phần chính là ethanol. Ethanol được hấp thu từ ruột sẽ theo tĩnh mạch cửa đến gan. Tại đây, 90% ethanol được chuyển hóa và gây độc tố trực tiếp lên các tế bào gan. Nếu uống rượu bia quá nhiều khiến tế bào gan thoái hóa, hoại tử. Lâu dần sẽ dẫn tới xơ gan, ung thư gan…

1. Nếu không thể từ chối rượu, hãy biết uống rượu đúng cách

Để uống rượu đúng cách, bạn cần phải tính được hàm lượng ethanol trong rượu sao cho không vượt quá khả năng chuyển hóa ethanol của gan, khi đó cơ thể của bạn mới an toàn và trong ngưỡng cho phép. Công thức này là công trình của bác sĩ Vương Trinh Bưu – Trung tâm Bệnh gan và tiêu hóa, Bệnh viện Hựu An, Bắc Kinh ( Trực thuộc Đại học Y Thủ Đô – Trung Quốc)

Công thức như sau: Hàm lượng ethanol (g) = lượng cồn tiêu thụ (ml) * độ cồn * 0.8

Ngưỡng an toàn cho phép: Nam giới dưới 40g Ethanol và nữ giới dưới 20g ethanol

Ví dụ: bạn uống 500ml rượu có độ cồn là 30% ( rượu nếp, rượu trắng), hàm lượng ethanol sẽ là: 500*0.3*0.8 = 120g. Trên tiêu chuẩn gấp 3 lần. Nếu muốn xuống ngưỡng an toàn thì bạn chỉ nên sử dụng 160ml rượu trắng mỗi ngày để an toàn cho cơ thể. Đối với rượu vang hay bia có nồng độ cồn thấp hơn khoảng 10% thì bạn có thể uống khoảng 500ml mỗi ngày.

Nếu như hàm lượng ethanol nạp vào cơ thể mỗi ngày trên 80g và liên tục trong vòng 2 tuần trở lên sẽ cản trở quá trình chuyển hóa năng lượng của gan và gây rối loạn chức năng gan. Những người này có tỷ lệ mắc xơ gan, ung thư cao hơn.

Nếu không thể từ chối rượu, hãy biết uống rượu đúng cách – Ảnh: Internet

2. Trước khi uống rượu nên làm gì?

Trước khi uống rượu, chúng ta nên áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây để giảm bớt tác hại của rượu gây ra bằng cách.

– Ăn trước bánh mì hoặc cơm

Trước khi uống rượu nên ăn trước để dạ dày có một lớp bảo vệ tránh khỏi nguy cơ viêm loét từ nồng độ cồn trong rượu. Chất Carbon có trong bánh mì đóng vai trò như một bộ lọc trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ hết chất cồn nạp vào cơ thể.

– Chọn rượu có nồng độ cồn thấp

Tiến sĩ Vương Trinh Bưu góp ý thêm, nồng độ rượu càng cao thì gan càng dễ bị tổn thương, vì vậy bạn nên chọn những loại rượu nhẹ như vang, rượu pha loãng, hoặc bia có nồng độ cồn từ 5%-10% để đảm bảo sức khỏe.

Uống rượu đúng cách giúp hạn chế những tác hại của rượu lên cơ thể (Ảnh: Internet)

– Uống điều độ, không vượt quá 20g ethanol mỗi ngày

Các nhà nghiên cứu không phủ nhận uống bia rượu điều độ tốt cho sức khỏe, họ cho rằng điều đó giúp giảm nguy cơ đau tim nhưng lại tìm thấy nó tăng những nguy cơ gây bệnh khác, một trong số đó là ung thư.

Còn các nhà nghiên cứu tại Đại học College ở London, Anh đã báo cáo trên Tạp chí Dịch tễ học & Sức khỏe Cộng đồng rằng những người uống rượu vừa phải theo lối sống lành mạnh có khả năng bảo vệ tim mạch.

– Uống nhiều nước trong khi uống rượu

Trong khi uống rượu, bạn nên kết hợp thêm uống liên tục nước suối, nước đun sôi để nguội để pha loãng lượng cồn trong m.áu, kết hợp thêm việc tiểu tiện để đào thải cồn, như vậy cơ thể sẽ vẫn giữ trạng thái tỉnh táo. Hơn thế nữa, uống nước sẽ điều hòa hệ tuần hoàn m.áu trở lại, tránh bị đông cứng thành mạch, giảm nguy cơ đột quỵ cho người sử dụng quá nhiều rượu.

– Không được để bụng đói

Trong rượu bia có các thành phần gây đói “ảo giác” nên người uống lầm tưởng mình không cần ăn thêm, điều này hết sức nguy hiểm khi chúng ta say rượu và đi ngủ ngay. Nồng độ Ethanol trong rượu sẽ gây hạ đường huyết trong khi người uống rượu lại không ăn (tinh bột, đạm) cơ thể không có năng lượng dự trữ sẽ bị suy kiệt và t.ử v.ong do hạ đường huyết.

Ngoài ra, người uống quá nhiều rượu sẽ khiến thần kinh bị ức chế khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Khi trung tâm hô hấp bị ức chế dẫn đến thở yếu, khò khè, thiếu ôxy, tổn thương não và t.ử v.ong.

Không nên để bụng đói trước khi uống rượu (Ảnh: Internet)

3. Mức độ nguy hiểm nếu không kiểm soát bia rượu

Thông thường, nồng độ Ethanol trong m.áu ở mức 0,1% – 0,4% đã gây say hoặc ngộ độc nhẹ. Khi nồng độ cồn trong m.áu trên 0,5% thì người uống rượu có thể c.hết vì ngộ độc cấp. Về lâu dài, Ethanol có thể gây viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm gan, xơ gan, sẩy thai, sinh non, dị tật thai. Rượu bia làm cho cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương, có thể gây ra suy tim.

Rượu bia cũng làm tăng khả năng cao huyết áp. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ lớn của đột quỵ và nhồi m.áu cơ tim. Ngoài ra, ethanol có thể “g.iết c.hết” tế bào bạch cầu mà cơ thể tạo ra để chống lại bệnh tật, phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Bộ Y tế cảnh báo người dân ngừng mua và sử dụng rượu nếp Đất Lúa

7 bệnh nhân ngộ độc methanol, trong đó 1 người t.ử v.ong, 1 người gặp di chứng nặng về thần kinh sau khi cùng sử dụng loại rượu nếp của cơ sở sản xuất Đất Lúa.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết vừa nhận được công văn của Bệnh viện Bạch Mai về việc tiếp nhận 7 bệnh nhân trong 2 vụ ngộ độc methanol sau khi uống rượu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong số này, có 1 bệnh nhân đã t.ử v.ong, 1 bệnh nhân suy giảm thị lực nặng và gặp di chứng thần kinh.

Trường hợp t.ử v.ong là nam bệnh nhân 32 t.uổi, được chuyển từ bệnh viện tuyến tỉnh sang Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai ngày 3/11. Khi nhập viện, bệnh nhân đã trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, huyết áp tụt, chẩn đoán ngộ độc cồn methanol.

Tiến hành xét nghiệm, bác sĩ phát hiện nồng độ methanol trong m.áu của bệnh nhân cao (141mg/dL), nhiễm toan chuyển hóa nặng. Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhân bị tổn thương não lan tỏa nặng. Dù được giải độc cấp cứu, hồi sức tích cực, tuy nhiên do tình trạng quá nguy kịch, người đàn ông đã qua đời.

Gia đình cho biết, 3 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân mua rượu từ một quán tạp hóa về uống cùng 3 người khác. Loại rượu này được đóng trong can nhựa 30 lít, có tên “Rượu nếp”, “Hầm Rượu Việt”, của cơ sở sản xuất Đất Lúa, xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Loại rượu nếp mà bệnh nhân uống

Rượu khi mua về được đựng trong túi nylon. Một ngày sau uống, bệnh nhân bị đau đầu, nhìn mờ, chậm chạp dần và rơi vào hôn mê. Các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm rượu bệnh nhân đã uống do gia đình mang đến. Kết quả cho thấy nồng độ cồn công nghiệp methanol trong rượu là 20,21% (cao vượt mức cho phép).

Ba người cùng uống rượu với bệnh nhân cũng đã nhập viện và được chẩn đoán ngộ độc methanol. Sau điều trị, hiện sức khoẻ của cả 3 người đều hồi phục tốt.

Loại rượu nếp nói trên có hình thức giống hệt với loại rượu đã gây ra vụ 3 người bị ngộ độc methanol nhập viện từ ngày 12-14/10.

Cục An toàn thực phẩm cho biết, đơn vị đã chuyển toàn bộ thông tin cho Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ Công thương để điều tra, truy xuất nguồn gốc, xử lý sản phẩm và áp dụng các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm.

Trước tình hình liên tiếp ghi nhận các ca ngộ độc methanol do sử dụng rượu nếp của cơ sở Đất Lúa, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng:

1. Tạm thời không mua và không sử dụng sản phẩm nêu trên cho đến khi có kết luận cuối cùng của Bộ Công thương.

2. Đối với người đã sử dụng sản phẩm, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cần đến ngay cơ ở y tế gần nhất để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *