Chuyên gia gợi ý thực đơn cho bệnh nhân ung thư sau điều trị Covid-19

Theo chuyên gia, tình trạng suy dinh dưỡng, kèm theo mất khối cơ sau điều trị Covid-19 là rất nguy hiểm với bệnh nhân ung thư, bởi sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng chống chọi với bệnh tật.

Suy dinh dưỡng sau điều trị Covid-19 rất nguy hiểm với bệnh nhân ung thư

Người bệnh Covid-19 sẽ tăng nhu cầu dinh dưỡng do tăng tiêu hao năng lượng, đạm, làm cho người bệnh dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng, diễn tiến suy dinh dưỡng nặng nếu không được chăm sóc dinh dưỡng phù hợp trong thời gian nằm viện và cả giai đoạn hồi phục.

Điều trị bệnh nhân Covid-19 (Ảnh minh họa).

Theo TS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tình trạng suy dinh dưỡng, kèm theo mất khối cơ là rất nguy hiểm với bệnh nhân ung thư, bởi sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng chống chọi với bệnh tật.

“Do đó, sau khi kết thúc điều trị Covid-19, bệnh nhân ung thư phải chú ý xây dựng chế độ ăn thật khoa học để đảm bảo sự hồi phục của cơ thể”, TS Hưng phân tích.

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư sau điều trị Covid-19

Theo TS Hưng, nguyên tắc chung của xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư là cần đảm bảo sự cân đối và đầy đủ dưỡng chất: Đủ về mặt năng lượng, giàu protein, đủ vitamin và khoáng chất.

Một chế độ ăn giàu protein cần phải lưu tâm; đồng thời ăn nhiều rau, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao hàng ngày…. sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư chứ không phải là “vỗ béo” khối u như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư cần đảm bảo sự cân đối và đầy đủ dưỡng chất.

“Trong đó, cần chú ý cung cấp đầy đủ năng lượng cho người bệnh ung thư, vì nhiều người bệnh có xu hướng sụt cân, do đó cần phải duy trì được cân nặng. Bên cạnh đó, đặc điểm của người bệnh ung thư là lượng protein trong cơ thể thường bị thâm hụt, bởi tế bào ung thư sử dụng protein để nhân lên vô hạn. Chính vì vậy, cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp đủ chất đạm trong khẩu phần ăn của người bệnh giúp người bệnh hạn chế sụt cân, giảm mất khối cơ; đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể”, TS Hưng cho hay.

Theo chuyên gia này, để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khỏe. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm…từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.

Người bệnh ung thư nên ăn nhiều các loại rau quả để tăng cường vitamin và khoáng chất. Mỗi ngày nên ăn 400 – 500g rau, 200 – 400g quả chín. Bên cạnh rau quả thì có thể tăng cường thêm bằng thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp, đặc biệt là vitamin B: Kích thích sự thèm ăn và cảm giác ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa; vitamin A, C, E: Chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch.

Về thành phần tinh bột, bệnh nhân nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…).

Đảm bảo đủ tỷ lệ năng lượng do chất béo cung cấp chiếm khoảng 20-30% tổng năng lượng khẩu phần. Nên lựa chọn các chất béo không bão hòa, có lợi cho sức khỏe và giảm chất béo bão hòa vì có nhiều axit béo bão hòa, dễ gây xơ vữa động mạch.

Chú ý đến cách chế biến món ăn

Bên cạnh thành phần dinh dưỡng, cũng cần chú ý đến cách chế biến trong bữa ăn của người bệnh ung thư.

“Người bệnh nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt và dễ tiêu hóa, hấp thu như: trái cây mềm, phô mai, phở, bún, mỳ, miến, sữa chuyên biệt cho người bệnh ung thư, … Nên tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua. Nếu người bệnh có cảm giác buồn nôn thì nên chia nhỏ bữa ăn, ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn; uống nhiều nước, uống chậm, nhiều lần trong ngày; tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi…”, TS Hưng phân tích.

Ung thư có nên đụng “dao kéo”?

Rất nhiều bệnh nhân ung thư có chỉ định phẫu thuật thì xin bác sĩ hoãn… về điều trị thuốc nam, vì sợ ung thư mà “dao kéo” bệnh tiến triển nhanh.

Thưa bác sĩ, mẹ tôi bị ung thư đại trực tràng, bác sĩ chỉ định phẫu thuật nhưng nhiều người lớn t.uổi trong gia đình không đồng ý vì lo ngại đụng dao kéo bệnh càng tiến triển nhanh. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên? (Như Lê, Thanh Hóa).

GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K trả lời:

Rất nhiều người bệnh có định kiến sai lầm, ung thư mà đụng dao kéo sẽ làm bệnh lan tràn nhanh và t.ử v.ong sớm hơn.

Thực tế hoàn toàn ngược lại, đối với đa số các loại ung thư, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất để cứu chữa bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm.

Trong điều trị ung thư, phẫu thuật là phương pháp quan trọng, giúp loại bỏ khối u và mang lại hiệu quả điều trị cao khi ở giai đoạn sớm (Ảnh minh họa).

Định kiến này rất nguy hiểm vì dễ khiến bệnh nhân sợ hãi và trốn tránh phẫu thuật, thử dùng thuốc này thuốc kia theo truyền miệng. Đến khi bệnh trở nặng hơn, vào viện đã qua thời điểm vàng của điều trị, phẫu thuật.

Trong khi đó phẫu thuật ở giai đoạn sớm là rất quan trọng để loại bỏ khối u, thì ở giai đoạn muộn, có những bệnh nhân vẫn cần phẫu thuật để giải quyết biến chứng của khối u chứ không phải là phẫu thuật để khỏi bệnh.

Đây có thể là các chỉ định phẫu thuật liên quan đến cầm m.áu, phẫu thuật mở thông dạ dày nuôi dưỡng khi người bệnh không ăn uống được, phẫu thuật tắc ruột, nên sau mổ diễn biến bệnh của bệnh nhân vẫn phát triển, có thể bệnh vẫn tiến triển xấu đi.

Cũng có không ít trường hợp phẫu thuật thất bại, tai biến phẫu thuật, phẫu thuật quá giai đoạn, quá chỉ định do ung thư giai đoạn muộn.

Tai biến phẫu thuật là điều không ai mong muốn nhưng là rủi ro luôn có thể xảy ra như bất kì can thiệp nào khác trong y khoa kể cả thông thường như tiêm thuốc kháng sinh.

Ngoài ra, cũng có khi bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn, thuận lợi nhưng bệnh vẫn có thể tái phát do đây là bản chất của bệnh ung thư. Trong nhiều trường hợp, sau khi phẫu thuật triệt căn, bệnh nhân không được điều trị bổ sung sau mổ một cách bài bản, bệnh cũng có thể tái phát lại trong thời gian ngắn. Khi điều trị bệnh ung thư, phẫu thuật không phải là sự kết thúc điều trị, mà chỉ là nền tảng cho các điều trị bổ sung tiếp theo.

Có rất nhiều loại ung thư khi phát hiện sớm như ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày… khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, kết hợp các phương pháp xạ trị, hóa chất… bệnh ung thư được đẩy lùi, người bệnh sống thêm 5-10 năm khỏe mạnh.

Vì thế, khi bị ung thư, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị của bác sĩ, có tâm lý vững vàng để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *