T.iền đái tháo đường nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 và có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như giảm thị lực, mù lòa, bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận…
GS.TS Trần Hữu Dàng phát biểu tại Chương trình tầm soát t.iền đái tháo đường. – Ảnh: VGP/Hiền Minh
GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam chia sẻ điều này tại Chương trình tầm soát t.iền đái tháo đường, tổ chức tại Hà Nội ngày 22/11.
Theo định nghĩa về dịch tễ học, t.iền đái tháo đường là tình trạng cơ thể có nồng độ đường trong m.áu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán là bệnh đái tháo đường. Chỉ số đường huyết người mắc t.iền đái tháo đường được xác định ở mức 100-125mg/dL so với mức 90mg/dL ở người bình thường và mức trên 126mg/dL ở người mắc đái tháo đường.
GS.TS Trần Hữu Dàng chia sẻ, theo số liệu từ nhiều nghiên cứu cho thấy, 11% người t.iền đái tháo đường sau 1 năm tiến triển thành đái tháo đường, 15-30% sau 5 năm mắc đái tháo đường, và khoảng 50% sau 10 năm t.iền đái tháo đường sẽ mắc đái tháo đường.
T.iền đái tháo đường nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 và có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như giảm thị lực, mù lòa, bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận…
Trong các biến chứng mạch m.áu lớn của đái tháo đường, biến chứng trên tim mạch là nguyên nhân gây t.ử v.ong thường gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường với 2 biểu hiện lâm sàng là bệnh mạch vành và đột quỵ.
Những người trên 45 t.uổi, mắc bệnh tăng huyết áp, mỡ m.áu…cần phải tầm soát bệnh đái tháo đường định kỳ. Ảnh: VGP/Hiền Minh
T.iền đái tháo đường hiện là một trong những vấn đề “ nóng” về sức khỏe con người trên thế giới. Theo số liệu của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017 ước tính có 1/14 dân số trưởng thành mắc t.iền đái tháo đường, tương đương 352 triệu người. Riêng khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, số người mắc t.iền đái tháo đường dự đoán tăng từ 29 triệu người (2017) lên 50 triệu người năm 2045.
Mặt khác, theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, có tới 68,9% nguơi tang đuơng huyêt chua đuơc phát hiẹn ở nước ta.
Theo GS.TS Trần Hữu Dàng, bệnh đái tháo đường không thể chữa khỏi nhưng người t.iền đái tháo đường hoàn toàn có thể trở về bình thường bằng cách dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn… (đi bộ nhanh ít nhất 150 phút/tuần…). Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh nguy cơ tim mạch tăng 20% ở người t.iền đái tháo đường so với người bình thường nhưng khi kiểm soát đường huyết trở về bình thường ở đối tượng này cũng sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, do bệnh đái tháo dường không có những dấu hiệu bệnh rõ ràng nên người dân cần thăm khám tầm soát hằng năm. Các đối tượng nên thăm khám tầm soát định kỳ theo khuyến cáo gồm: Phụ nữ mang thai, người thừa cân béo phì, người trên 45 t.uổi, gia đình có người mắc đái tháo đường, người có t.iền sử mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, mỡ m.áu…
Nhân dịp này, Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam sẽ tổ chức chương trình hỗ trợ chẩn đoán sớm t.iền đái tháo đường cho khoảng 25.000 người có nguy cơ cao, tại 6 bệnh viện lớn trên cả nước gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nội Tiết Nghệ An, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Tim Hà Nội. Thời gian thực hiện dự kiện bắt đầu từ cuối tháng 11 này đến năm 2020.
Hiền Minh
Theo baochinhphu
3,5 triệu người Việt có nguy cơ mù lòa, suy thận, cụt chi vì căn bệnh này
Việt Nam hiện có 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, là nguy cơ gây t.ử v.ong hoặc tàn tật sớm như mù lòa, suy thận, cụt chi…
Ứng dụng Hành trình cho bệnh nhân đái tháo đường là 1 công cụ hữu ích cho các bác sĩ, đặc biệt là ở tuyến cơ sở điều trị
Theo PGS. TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế: Việt Nam hiện có 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (theo số liệu của IDF Diabetes Atlas năm 2017), và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045.
Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, 68,9% nguơi tang đuơng huyêt chua đuơc phát hiẹn. Chỉ có 28,9% người bệnh đái tháo đường được quản lý tai cơ sở y tế. Trong đó, phần lớn bệnh nhân không đạt được đầy đủ các mục tiêu điều trị. Số liệu cũng cho thấy cứ 10 bệnh nhân thì gần 6 người bị biến chứng do đái tháo đường.
Căn bệnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người Việt Nam hơn khi dân số già đi, vì người từ 40 t.uổi trở lên có nguy cơ mắc đái tháo đường cao gấp hai lần so với những người ở độ t.uổi thấp hơn. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bệnh thận – đái tháo đường có thể phòng ngừa mù loà và giảm các hậu quả của đái tháo đường đối với người bệnh, gia đình và xã hội. Sàng lọc các biến chứng bệnh đái tháo đường là một phần quan trọng của quản lý bệnh hiệu quả, để bảo đảm sức khỏe tối ưu cho người bệnh.
Theo các chuyên gia đái tháo đường trở thành 1 trong những nguyên nhân phổ biến gây tàn tật và t.ử v.ong sớm ở hầu hết các quốc gia, chủ yếu thông qua làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Ở nhiều nước, đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, suy thận và cắt cụt chi…
Với mục tiêu chăm sóc sức khỏe người dân ngay từ tuyến y tế cơ sở, nhằm tăng cường cung cấp thông tin hỗ trợ cho bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ tuyến dưới trong chẩn đoán điều trị hiệu quả bệnh không lây nhiễm này, Bộ Y tế cũng đã xây dựng ứng dụng Hành trình cho bệnh đái tháo đường với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Đan Mạch và chính thức ra mắt vào ngày 14/11 – Ngày đái tháo đường Thế giới.
PGS, TS Lương Ngọc Khuê cho biết: “Đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm đang gia tăng tại Việt Nam, là gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình họ và cũng là gánh nặng kinh tế cho Chính phủ. Ứng dụng Hành trình cho bệnh nhân đái tháo đường là 1 công cụ hữu ích cho các bác sĩ, đặc biệt là cán bộ tuyến cơ sở, giúp họ hiểu hơn về điều trị căn bệnh này”.
Được biết, ứng dụng này xây dựng dựa trên các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, các hướng dẫn liên quan được Bộ Y tế phê duyệt như hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 2, danh mục thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc… Ứng dụng không chỉ đưa ra chỉ dẫn về chẩn đoán khách quan mà còn đề xuất các lựa chọn điều trị theo hướng chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tại Việt Nam để bác sĩ quyết định lựa chọn.
“Điều trị bệnh đái tháo đường là một quá trình phức tạp. Với các tính năng tương tác của ứng dụng sẽ cải thiện việc học của các bác sĩ theo hướng dẫn điều trị bệnh này tại Việt Nam, nâng cao sự tự tin của bác sĩ trong quản lý, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2”, ông Khuê cho hay.
Theo ông Mikkel Lyndrup, Tham tán Y tế, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, ứng dụng này sử dụng các hướng dẫn và chứng cứ lâm sàng để khuyến nghị một cách khách quan điều trị tốt nhất để các nhân viên y tế có thể cân nhắc, hướng đến các lựa chọn điều trị cá thể hoá lý tưởng cho các bệnh nhân. Ứng dụng cũng đã được triển khai ở một số nước có tình trạng bệnh đái tháo đường tương tự như Việt Nam.
Trên toàn thế giới có 425 triệu người (từ 20-79 t.uổi) đang sống với bệnh đái tháo đường, dự đoán con số này sẽ tăng lên 629 triệu người vào năm 2045. Đáng tiếc, 50% người mắc đái tháo đường không được chấn đoán, nhiều người đang sống với bệnh đái tháo được type 2 mà không nhận ra, và chỉ phát hiện khi đã ở giai đoạn biến chứng. Tuy nhiên, căn bệnh đái tháo đường type 2 hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu mỗi người duy trì một lối sống lành mạnh với việc ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên.
Theo baogiaothong