Chuyên gia lý giải những hiểu lầm tai hại về sinh con thuận tự nhiên mà nhiều nguồn thông tin vẫn lan truyền trên mạng

Liên sinh không liên quan gì tới hoa sen, cũng không có lợi ích gì đáng kể mà còn có nguy cơ n.hiễm t.rùng rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

Liên sinh (lotus birth) là phương thức sinh con mà mẹ giữ nguyên dây rốn của đ.ứa b.é dính liền bánh nhau cho đến khi dây rốn tự rụng. Trong vài năm gần đây, ở Việt Nam đã có một số trường hợp sinh con tại nhà và cũng nhiều người chia sẻ thông tin về cách sinh con này, nhưng không phải thông tin nào cũng chính xác.

1. Lotus birth – liên sinh – sinh ra từ một đóa sen

Theo Bác sĩ Trần Văn Phúc (hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), cách gọi “liên sinh” được dịch từ tiếng Anh là “Lotus Birth”. “Liên sinh” khởi đầu từ năm 1974, do một phụ nữ người Mỹ có tên đầy đủ là Claire Lotus Day khởi xướng. Bà đọc một tài liệu nói loài tinh tinh khi đẻ con không ăn nhau thai hoặc cắt đứt dây rốn, mà để nó rụng tự nhiên.

Thông tin cho rằng liên sinh là sinh ra từ đóa sen.

Khi Lotus có chửa, cô bị ám ảnh bởi câu chuyện của những con linh trưởng. Một bác sĩ sản khoa đã lắng nghe và đồng cảm, tạo điều kiện cho Lotus sinh con với bánh nhau nguyên vẹn, rửa sạch rồi cho vào một cái lọ, thêm vài thứ thảo mộc để tránh bị bốc mùi.

Thực tế các nhà nghiên cứu động vật lại đưa ra phản biện, rằng hành vi ăn nhau thai là phổ biến trong quần thể tinh tinh hoang dã. Vậy có phải “Lotus Birth” giống như một lời nói dối được xây dựng trên một lời nói dối? Và cách dịch “Lotus Birth” (tên người) thành “liên sinh” (theo tên loài hoa) cũng theo đó bộc lộ sự không ổn.

Như vậy, phương pháp sinh nở Lotus birth không có liên quan gì đến loài hoa sen như cách dịch “sinh ra từ một đóa sen” mà nhiều nguồn thông tin vẫn chia sẻ.

2. Lợi ích của lotus birth?

Một số nguồn thông tin chỉ ra những “lợi ích” to đùng của phương pháp sinh nở thuận tự nhiên lotus birth như giúp tăng lượng m.áu từ dây rốn cho trẻ, giảm sang chấn tâm lý cho trẻ, tăng lượng tế bào gốc cho bé… Về điều này, bác sĩ Trương Hoàng Hưng – bác sĩ nhi khoa người Việt đang sinh sống và làm việc tại bệnh viện của bang Texas (Mỹ) giải thích cụ thể như sau:

– Không cắt dây rốn giúp giảm sang chấn cho trẻ: Trong dây rốn chỉ có mạch m.áu mà không có dây thần kinh, nên trẻ không hề có cảm giác gì khi dây rốn được cắt.

Không cắt dây rốn giúp tăng lượng m.áu từ dây rốn cho trẻ nhằm phòng ngừa thiếu m.áu sơ sinh và thiếu sắt: Lợi ích này khi sinh con thuận tự nhiên có thể đúng nhưng hoàn toàn có thể đạt được bằng cách kẹp rốn muộn 1-2 phút và vuốt m.áu trong cuống rốn về phía trẻ sơ sinh trước khi kẹp. Sau đó chừng 1 giờ thì m.áu đã đông lại, còn đâu mà chạy vào người bé.

Nhiều thông tin sai lầm về sinh con thuận tự nhiên được chia sẻ trên mạng xã hội.

– Có mối liên hệ thần thánh giữa trẻ, cuống rốn và bánh nhau, vì vậy nên để nó rụng tự nhiên: Dây rốn để nuôi trẻ trong bụng mẹ, vừa chui ra khỏi bụng mẹ thì nó đã làm xong nhiệm vụ, nó mất gần tuần lễ mới rụng vì phải trải qua quá trình tách rời của mô cuống rốn, giống như vết thương cần tuần lễ mới lên da non, chẳng có gì thần thánh ở đây cả.

– Sinh thuận tự nhiên giúp trẻ và mẹ phục hồi nhanh hơn: Trẻ sơ sinh không hề cảm thấy bánh nhau và dây rốn nên dây rốn rụng sớm hay muộn cũng không tác động gì đến trẻ.

– Tăng lượng tế bào gốc cho trẻ:

Tế bào gốc có nhiều trong m.áu cuống rốn, nhau thai và dịch ối. Tuy nhiên khi vào cơ thể thì chúng sẽ phát triển thành các tế bào gốc trưởng thành (adult stem cells) nên có thêm một mớ tế bào gốc từ cuống rốn cũng không có lợi gì sau này. Cách lưu giữ tế bào gốc là phải lấy trực tiếp từ m.áu cuống rốn hay nhau thai và trữ lạnh ngay sau lúc sinh. Hơn nữa sau một thời gian ngắn toàn bộ m.áu trong cuống rốn và nhau thai sẽ đông lại như tiết canh, có đâu mà đi vào cơ thể trẻ.

– Giảm được các nguy cơ nhiễm khuẩn cho em bé trong đó có uốn ván từ dụng cụ cắt dây rốn?

Không những không giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn mà nguy hiểm nhất của lotus birth chính là n.hiễm t.rùng. Liên sinh đồng nghĩa với kết nối trẻ sơ sinh với bánh nhau trong suốt 3-10 ngày. Sau 1 ngày các mô của bánh nhau và cuống rốn thiếu m.áu nuôi và bắt đầu quá trình hoại tử, quá trình này tạo ra các chất chuyển hóa độc hại chứ không có gì bổ béo cả.

3. Lotus birth đi kèm với sinh con tại nhà

“Lotus birth” luôn đi kèm với sinh con tại nhà, vì không một cơ sở y tế nào đồng ý cho các bà mẹ đẻ xong không cắt dây rốn. Ở các nước Âu – Mỹ, mọi cặp vợ chồng đều có quyền quyết định việc sinh con ở đâu và cách sinh như thế nào. Nhưng sự ra đời của một đ.ứa t.rẻ không hề đơn giản như nhiều lời tuyên bố.

Bác sĩ Trần Văn Phúc cho biết, khoa học nghiên cứu về nhân chủng đã chứng minh rằng, xương chậu của phụ nữ hôm nay đã nhỏ đi rất nhiều để phù hợp với dáng đi thẳng, trong khi trí tuệ phát triển nên cái đầu to ra ngay từ thời kỳ bào thai. Điều đó làm cho các thai nhi dễ bị mắc kẹt khi cố chui ra khỏi mẹ, nên cần phải có sự can thiệp y tế kịp thời để cứu cả mẹ và con.

Có ba điều kiện bắt buộc để sinh con tại nhà: một là người mẹ và thai nhi được bác sĩ chuyên khoa thăm khám trước sinh đảm bảo không có yếu tố nguy cơ, hai là cặp vợ chồng có mong muốn được sinh con tại nơi mình ở, ba là phải có sự hỗ trợ y tế không thua kém so với bệnh viện.

Cặp vợ chồng sẽ được các chuyên gia y tế tập huấn rất cẩn thận những kĩ năng cần thiết. Khu nhà họ ở sẽ được khử khuẩn xung quanh. Lúc sản phụ chuyển dạ phải có ê kíp sản khoa và cấp cứu với đầy đủ thuốc men và phương tiện hỗ trợ. Khi có tai biến xảy ra, chỉ 15 đến 20 phút là có thể đưa nạn nhân đến bệnh viện.

Với những điều kiện như vậy, nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo, việc sinh con tại nhà luôn là quyết định liều lĩnh, gây ra sự chậm trễ cho cơ hội được cứu sống khi xảy ra tai biến.

Bác sĩ Trần Văn Phúc nhấn mạnh: “ Rõ ràng, phương pháp “Lotus Birth” là không an toàn về sinh học, chỉ dựa trên sự suy diễn của một bà mẹ, rồi được cộng đồng thổi bùng thành huyền diệu để những bà mẹ vô trách nhiệm thực hành theo. Hệ quả là véc tơ vi khuẩn không chỉ truyền bệnh cho đ.ứa t.rẻ, mà còn lây cho cộng đồng xung quanh“.

Theo Helino

Sinh con tại nhà: 10/100 bé sơ sinh chào đời không tự thở được

Bác sĩ chuyên khoa sơ sinh khuyến cáo nhiều nguy cơ đối với trẻ sơ sinh khi sinh ra không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế nhân trường hợp sinh con tại nhà ở TP.HCM khiến con t.ử v.ong.

Vừa qua, Khoa cấp cứu Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) tiếp nhận trường hợp b.é g.ái sơ sinh nặng 3,1 kg được sinh ra tại nhà, con của sản phụ TNYN (sống ở quận 11, TP.HCM). Người nhà cho biết b.é g.ái đủ tháng 39 tuần, được sinh vào lúc 0 giờ 50 phút ngày 9-11.

10 tiếng sau, người nhà phát hiện b.é g.ái ngưng thở nên đưa vào bệnh viện cấp cứu vào lúc 10 giờ 40 phút cùng ngày. Tại đây, các bác sĩ ghi nhận tình trạng b.é g.ái ngưng tim ngưng thở. Các bác sĩ đã cố gắng hồi sức cho bé nhưng thất bại và đ.ánh giá bé đã mất tại nhà. Điểm đặc biệt là bé chưa được cắt dây rốn còn kèm bánh nhau rắc muối đã khô.

“Trường hợp này khá đáng tiếc. Đây là một em bé sơ sinh đã đủ ngày tháng, đủ kg. Nếu sau khi sinh bé ra mà gia đình đưa bé vào một bệnh viện chuyên khoa nhi sơ sinh thì có thể phát hiện bệnh lý bất thường và có thể giữ được mạng sống cho bé”, đại diện bệnh viện chia sẻ.

Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, nơi cấp cứu cho b.é g.ái được sinh tại nhà. Ảnh: HL

Trao đổi về vấn đề này với PLO, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Từ Anh, Trưởng khoa Sơ sinh BV Từ Dũ (TP.HCM) cho biết trẻ sơ sinh gặp rất nhiều nguy cơ khi sinh ra. Nguy cơ lớn nhất là trẻ không tự thở được.

Theo thống kê, trong 100 em bé sinh ra thì có 10 em bé không tự thở được. Trong 10 bé, sẽ có một bé lâm vào tình trạng rất nặng cần hồi sức chuyên sâu của bác sĩ. Do đó, các bà mẹ sinh con tại nhà không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế rất dễ “đẩy” con vào tình huống nguy hiểm.

Khi sinh tại nhà, bánh nhau cũng xổ ra ngoài, tiếp xúc với môi trường có thể làm vi trùng sinh sôi, đưa ngược vào dây rốn gây nhiễm khuẩn cho bé, rất nguy hiểm.

Ngoài ra, mặc dù người mẹ có khám thai siêu âm đầy đủ thì các thao tác này không thể phát hiện hoàn toàn các bất thường bẩm sinh ở trẻ sơ sinh như bệnh lý tim bẩm sinh, bệnh lý đường hô hấp bẩm sinh.

“Bản thân cơ địa bé sơ sinh, sinh non miễn dịch chưa đầy đủ nên rất dễ nhiễm khuẩn. Khi sinh tại bệnh viện, trong vòng 24 giờ đầu, trẻ sơ sinh sẽ được chích ngừa vitamin K1 phòng ngừa xuất huyết não, màng não và viêm gan B”, BS Từ Anh cho biết.

Bên cạnh đó, thông thường sản phụ sinh thường được giữ lại bệnh viện theo dõi 3 ngày và 5 ngày đối với sinh mổ. Sở dĩ mẹ và bé cần được theo dõi trong vòng vài ngày vì trẻ sơ sinh chuyển từ đời sống trong tử cung ra ngoài có thể gặp phải nhiều biến chứng sau cuộc sinh mà không lường trước được.

HOÀNG LAN

Theo PLO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *