Liệu chất độc hại trong bình giữ nhiệt xuất xứ Trung Quốc có gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng, cùng nghe chuyên gia chia sẻ.
Thể theo chiến dịch “ sống xanh”, hạn chế sử dụng ly nhựa, túi nilon thì nhiều người đã chuyển sang việc dùng các loại bình, cốc giữ nhiệt hiện đang được bán khá nhiều trên thị trường. Dĩ nhiên, các chị em đều khuyến khích nhau lên các trang bán hàng lớn để đặt cho mình những chiếc bình, cốc giữ nhiệt này để giá cả rẻ hơn, và họ đều nghĩ chất lượng thì vẫn như hàng chính hãng.
Cốc giữ nhiệt gắn logo giả mạo một thương hiệu lớn
Bên cạnh việc phát “sốt” về giá cả khá rẻ (65000 đồng/chiếc) thì những loại cốc giữ nhiệt này còn được quảng cáo là “siêu to siêu khổng lồ”, “hình ảnh như thế nào thì chất lượng khi cầm trên tay vẫn như vậy”,… Những chiêu quảng cáo này thì chắc hẳn 10 chị em phụ nữ khi nghe thì cũng sẽ có đến 8-9 người tranh thủ vào đặt hàng rồi.
Các loại cốc giữ nhiệt có xuất xứ không rõ ràng được bán tràn lan trên thị trường hiện nay ở Việt Nam
Không chỉ vậy, các chủ shop bán những chiếc cốc giữ nhiệt này còn khẳng định chắc nịch với người tiêu dùng về độ giữ lạnh – nóng của mặt hàng này rất tốt. Cốc này có thể giữ đá tận 12 tiếng đồng hồ, giữ nóng tầm 6 tiếng. Hình dạng của chiếc cốc này khá to, rộng và dễ dàng cho việc vệ sinh sau mỗi lần sử dụng.
Chất kịch độc có trong cốc giữ nhiệt gắn logo giả mạo và nhận xét từ chuyên gia ung bướu
Trong những ngày qua, chắc hẳn câu “hai chất cực độc có trong cốc giữ nhiệt Trung Quốc” được dân mạng thi nhau tìm kiếm trên Google. Thông tin này sau khi được lan truyền rộng rãi khắp các trang báo điện tử đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng vì có khá nhiều người hiện tại đang sử dụng loại cốc này.
Hàng loạt cốc giữ nhiệt gắn logo giả mạo thương hiệu lớn bị tịch thu đem về trụ sở để kiểm tra
Một số thông tin về tác hại của 2 loại chất kịch động có trong cốc giữ nhiệt được đúc kết lại trong 1 bài viết như sau: “WHO đã chỉ ra rằng amiăng gây ung thư phổi, thanh quản và buồng trứng, ung thư trung biểu mô (một loại ung thư màng phổi và màng bụng) và bụi phổi amiăng (xơ hóa phổi). Các bệnh liên quan đến amiăng có thể phòng ngừa được, và cách hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh này là ngừng sử dụng tất cả các dạng của amiăng để phòng ngừa phơi nhiễm.”
Sản phẩm bình giữ nhiệt không đạt tiêu chuẩn chất lượng bị “phanh phui” trong đợt thí nghiệm vừa qua
Bên cạnh đó, nhiều nguồn tin đưa ra là các kim loại nặng có trong chiếc cốc inox này có thể gây phản ứng với các axit hữu cơ có trong nước hoa quả và tạo nên muối kim loại. Các muối này tan được trong nước thì sau khi người tiêu dùng uống nước này vào có thể gây độc cho cơ thể. Trước những nguồn thông tin khiến cộng đồng mạng không khỏi hoang mang, lo sợ này, T.S. Nguyễn Hồng Vũ (Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA) đã đưa ra những chia sẻ cho vụ việc này.
“Mình muốn làm rõ thêm một chi tiết có thể đang làm cho các bạn lo lắng khi sử dụng bình giữ nhiệt nói chung (kể cả loại tốt). Trong các bài báo đó đề cập đến việc kim loại nặng bị thoát ra khi sử dụng bình giữ nhiệt đựng nước trái cây vì cho là nước trái cây mang tính axit sẽ dễ làm kim loại thoát ra hơn, điều này nghe có vẻ thuyết phục nhưng không chính xác.
Theo một nghiên cứu vào năm 2013, người ta khảo sát sự thoát ra các kim loại nặng từ các bộ phận trong bình nước cho chuột uống (trong đó có cái vòi nước bằng kim loại không gỉ). Kết quả nghiên cứu cho thấy là trong điều kiện nước axit (pH = 2) để trong 1 tuần thì lượng kim loại thoát ra từ vòi nước kim loại đó vào trong nước cũng rất thấp (trong mức an toàn) và không đủ để gây độc. Do vậy, các bạn đừng quá lo lắng bị nhiễm kim loại nặng khi sử dụng các bình này”.
Chất độc hại có trong cốc giữ nhiệt xuất xứ từ Trung Quốc được phát hiện từ năm 2016, nhưng cho đến nay thì báo chí và các nhà khoa học vẫn chưa lên tiếng về tác hại của loại chất này?! (Ảnh minh họa)
Thêm vào đó, Tiến sĩ Hồng Vũ còn đưa ra 2 nghi vấn về loại chất kịch độc có trong cốc giữ nhiệt gắn logo giả mạo này. Theo như chia sẻ thì thông tin và hàng loạt nghi vấn về 2 chất kịch độc có trong cốc giữ nhiệt này đã gây hoang mang và tạo nên nhiều niềm lo lắng cho người tiêu dùng từ năm 2016. Trung Quốc là quốc gia chuyên gia công bình giữ nhiệt lớn nhất thế giới, tuy nhiên nếu như trong cốc giữ nhiệt có xuất xứ từ Trung Quốc có các chất kịch độc thì tại sao trong vòng gần 3 năm qua báo chí hay các chuyên gia, nhà khoa học trên toàn thế giới lại không lên án. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có nguồn tin từ báo chí và các nhà khoa học nước ngoài.
Cộng đồng mạng và những nỗi niềm hoang mang, lo sợ
Những thông tin này sau khi được đăng tải rộng rãi trên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút hàng nghìn lượt quan tâm, chia sẻ từ cộng đồng mạng. Một số người tỏ ra hoang mang và đầy lo sợ cho sức khỏe của mình cũng như gia đình khi đã sử dụng loại cốc giữ nhiệt có gắn logo giả mạo này.
“Tao mới mua cho cả nhà mỗi người một cái, hình như có 65 ngàn một cái thì phải. Mà đúng là nó giữ lạnh lâu thật chúng mày ạ. Nhưng mà thôi, nghe thấy thông tin này tao đã đem vứt đi hết.”
“Tuy thông tin chưa rõ ràng, nhưng mà nghe thấy có chất amiăng gì đó là tao cũng sợ muốn tè ra quần rồi. Thôi xin chừa, không dám ham hố ba cái hàng giá rẻ đại trà xuất xứ từ bên Tung của nữa.”
“Tao chả ham ba cái dạng bình giữ nhiệt theo phong trào đâu. Toàn chỉ dùng ly sứ uống nước. Thấy mà sợ hãi thay cho cái xã hội này.”
Trong thời điểm hiện tại, vẫn chưa biết được những hiểm họa đang rình rập xung quanh khách hàng sử dụng cốc giữ nhiệt có gắn logo giả mạo. Tuy nhiên, theo như những chia sẻ từ Tiến sĩ Hồng Vũ thì cũng đã giúp người tiêu dùng “yên tâm” hơn. Và quan trọng hơn hết, sự việc chất kịch độc trong cốc giữ nhiệt xuất xứ từ Trung Quốc này như một lời cảnh tỉnh cho người tiêu dùng trên thị trường hiện nay. Cần phải tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ của mặt hàng mà mình muốn mua.
Có một vài điểm mà người dùng cần phải lưu ý đó chính là:
– Không nên chứa các loại nước có tính axit cao như nước cam, chanh,…trong bình quá lâu.
– Tìm hiểu thật kĩ thông tin cũng như nguồn gốc xuất xứ rõ ràng trước khi mua bình hoặc cốc giữ nhiệt.
Theo YAN
Xã hội chung tay hạn chế rác thải nhựa
Sự ra đời của các sản phẩm làm từ nhựa và túi nilon tuy đem lại nhiều tiện ích nhưng lại mạng đến hậu quả cho môi trường, dẫn đến thảm họa “ô nhiễm trắng” và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo thống kê của FAO – Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, Việt Nam tạo ra 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, trong đó có 730.000 tấn rác thải nhựa ra biển. (Việt Nam là nước đứng thứ 4 thế giới về lượng rác thải nhựa ra biển).
Hiện tại có trên 93% dân số cả nước sử dụng túi nilon, chất thải nhựa. Một kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây cho thấy, bình quân mỗi gia đình Việt Nam sử dụng 223 túi/tháng, tương đương 1kg túi nilon/hộ/tháng. Đây là những con số đáng báo động về tình trạng rác thải nhựa tại nước ta.
Ở ngoài môi trường tự nhiên, các loại rác thải từ nhựa, túi nilon phải mất khoảng 450 – 500 năm để tiêu hủy. Trong thời gian đó, các loại chất có hại trong rác thải nhựa ngấm vào đất làm ô nhiễm môi trường hoặc lẫn vào nước ngăn chặn khí oxy khiến cho các sinh vật dưới nước không thể hô hấp. Chất thải nhựa, túi nilon rất khó xử lý, khó thu gom, càng không thể đem đi đốt bởi sẽ tạo ra nhiều lượng khí thải độc hại làm gia tăng hiệu ứng nhà kính.
Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, những tác độc tiêu cực của rác thải nhựa còn thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo các nghiên cứu khoa học, những vật dụng làm từ nhựa có giá thành rẻ, được ưa dùng như thìa, ống hút, hộp đựng thức ăn… lại chính là thủ phạm chính hàng ngày đưa các chất độc hại vào cơ thể. Nguyên nhân do nhựa sẽ dễ dàng tan chảy trong khoảng nhiệt độ từ 70 – 800 độ C và có thể nhiễm vào thực phẩm. Chất độc từ nhựa nhiễm trong thức ăn khi chúng ta sử dụng tích lũy lâu ngày sẽ gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm, đặc biệt có thể gây rối loạn giới tính và vô sinh ở t.rẻ e.m.
Hoàng Nhật
Theo congly