Chuyên gia y tế: ‘Không cần phun khử trùng ngoài đường’

Để chống Covid-19, cần lau chùi các bề mặt và khử trùng trong nhà là chính; phun ngoài đường không có tác dụng, thậm chí hao tổn hoá chất, theo phó giáo sư Trần Đắc Phu.

Ông Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, ngày 15/3, cho biết trong xử lý dịch bệnh thì vấn đề khử khuẩn môi trường là rất quan trọng. Đặc biệt trong bối cảnh bệnh Covid-19 chưa có thuốc trị đặc hiệu, chưa có vaccine phòng bệnh.

Việc khử khuẩn phải đúng cách, căn cứ vào cơ chế lây nhiễm. Ví dụ, virus qua các giọt b.ắn có thể rơi xuống bề mặt. Khi bàn tay sờ vào tay nắm cửa, các vật dụng, rồi cho lên mắt, mũi, miệng sẽ gây lây nhiễm.

Việc lau các bề mặt vô cùng quan trọng. Hãy dùng hoá chất để lau tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, thiết bị vệ sinh vì có nhiều virus trên các bề mặt này. “Chỉ nên phun hoá chất ở các vật dụng có khả năng lây lan virus trong nhà, còn việc phun ngoài đường, phun trên không gian bên ngoài không có tác dụng vì không có virus ở đó, chỉ làm tốn hoá chất”, ông Phu nói.

Phun khử trung nCoV ở Bình Thuận. Ảnh: Việt Quốc.

Theo hướng dẫn khử khuẩn tại nhà của Bộ Y tế, hộ gia đình cần làm sạch và khử khuẩn các bề mặt và vật dụng hàng ngày. Các khu vực thường xuyên chạm vào như mặt bàn, tay nắm cửa, dụng cụ cầm tay, bàn, nhà vệ sinh, vòi, bồn rửa cần được ưu tiên làm sạch và khử khuẩn.

Một số khu vực khác như nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, gian bán hàng, khu chơi của t.rẻ e.m, khu vệ sinh chung nên khử khuẩn ít nhất một lần mỗi ngày.

Nên thực hiện vệ sinh khử trùng nơi ở hàng ngày theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

Ngoài ra, để phòng dịch, việc sát khuẩn tay sạch bằng xà phòng là điều tất yếu. Các thời điểm rửa tay cần thiết là ngay sau khi về nhà; sau khi ho, hắt hơi; sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ như: bảng điều khiển thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can…; sau khi đi vệ sinh; sau khi vệ sinh cho trẻ, người ốm; trước khi ăn; trước và sau khi chế biến thực phẩm và khi bàn tay bẩn. Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Lê Nga (vnexpress.net)

Phòng dịch COVID-19: 10 thứ dễ lây nhiễm vi trùng nhất ở công sở

Biết những nơi, thiết bị dễ bị lây nhiễm vi trùng nhất ở công sở (văn phòng) có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm bệnh, đặc biệt giữa thời dịch COVID-19.

Tay nắm cửa, bàn phím, nút bấm thang máy, nhà vệ sinh, điện thoại, lò vi sóng, thiết bị văn phòng… là những nơi dễ bị lây nhiễm vi trùng nhất ở công sở – Ảnh minh họa: Shutterstock

Sau đây là những nơi chứa nhiều vi trùng nhất tại nơi làm việc, theo trang tin Bold Sky.

1. Tay nắm cửa

Ai cũng sử dụng tay nắm cửa để đi lại tại nơi làm việc. Càng nhiều người chạm vào tay nắm cửa, càng có nhiều vi trùng. Và những vi trùng này có thể dễ dàng chuyển sang người khác.

2. Bàn phím

Bàn phím máy tính để bàn có xu hướng chứa rất nhiều vi trùng vì nhiều người ăn tại bàn của họ làm đổ thức ăn hoặc đồ uống có thể tích lũy giữa các phím. Bàn phím của bạn nên được làm sạch hằng ngày bằng khăn lau khử trùng. Rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước sau khi chạm vào bàn phím, theo Bold Sky.

3. Nút bấm thang máy

Hàng trăm người đang sử dụng thang máy mỗi ngày và các nút bấm chọn tầng được nhiều bàn tay chạm vào, và hẳn có rất nhiều vi trùng trên những bàn tay ấy. Tránh tiếp xúc trực tiếp bằng tay vào các nút bấm, thay vào đó bạn có thể sử dụng khuỷu tay để bấm nút.

4. Điện thoại

Điện thoại được nhiều nhân viên sử dụng tại nơi làm việc, do vậy nó chứa rất nhiều vi trùng. Để tránh bệnh tật, sau khi sử dụng điện thoại, bạn hãy sử dụng nước khử trùng tay chứa cồn, theo Bold Sky.

5. Máy pha cà phê

Tại văn phòng, một số máy pha cà phê không được làm sạch đúng cách. Nếu không được làm sạch, vi khuẩn có xu hướng phát triển ở những góc cạnh ẩm ướt, tối tăm của chiếc máy, và điều này có nghĩa là vi trùng có thể xâm nhập cơ thể bạn khi bạn chạm vào máy.

6. Máy nước uống nóng lạnh

Máy nước uống nóng lạnh hiện đã phổ biến tại hầu hết văn phòng. Dù được nhiều người sử dụng, nhưng đôi khi nó không được làm sạch đúng cách. Vì thế, bạn phải hết sức cẩn thận khi lấy nước uống từ máy, theo Bold Sky.

7. Bồn rửa

Nhà bếp tại nơi làm việc của bạn không giống như nhà bạn. Nhiều nhân viên rửa cốc hoặc hộp nhựa tiffin trong bồn rửa và đôi khi các hạt thức ăn có thể bị tích tụ và khô trong bồn, hoạt động như một nam châm thu hút vi trùng. Vì vậy, hãy chắc chắn bồn rửa sạch sẽ trước khi bạn sử dụng.

8. Cửa lò vi sóng

Tại các văn phòng, nhiều nhân viên hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng và mỗi người phải chạm vào cửa để mở và đóng cửa khi đưa thức ăn vào và lấy ra. Tay cầm lò vi sóng có thể chứa vi trùng vì nhiều người chạm vào nó, làm cho nó trở thành một trong những ổ chứa vi trùng nhiều nhất tại văn phòng, theo Bold Sky.

9. Nhà vệ sinh

Vi khuẩn E.coli có thể tồn tại trong phòng tắm văn phòng của bạn. Tay cầm vòi hoặc nút xả bồn cầu chứa rất nhiều vi trùng vì được nhiều người sử dụng. Sau khi bạn sử dụng phòng tắm, nên rửa tay bằng chất khử trùng.

10. Thiết bị văn phòng

Các thiết bị văn phòng như máy photocopy, máy fax và máy in chứa vi trùng vì được nhiều người sử dụng nhưng hiếm khi được làm sạch. Lần tới, sau khi bạn sử dụng thiết bị văn phòng, hãy rửa tay bằng chất khử trùng, theo Bold Sky.

Theo thanhnien.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *