Đừng kết hợp hành lá với đậu nành để nấu ăn. Nếu kết hợp hành lá và đậu nành sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.
Nếu bạn để tình trạng này kéo dài, điều đó dẫn đến việc những kết tủa không tan sẽ dần hình thành trong dạ dày của bạn.
Trong một cuộc tranh tài xem ai là được sử dụng nhiều nhất trong các bữa ăn gia đình của con người. Hành lá oai vệ đứng lên bục phát biểu dõng dạc tuyên bố: Nếu tôi nhận vị trí số 2 thì không ai dám nhận vị trí số 1.
Vừa nói xong, các củ, rau, hoa quả ở dưới ào ào phản đối. Thế nhưng, hành ta vẫn rất tự tin thuyết phục mọi người bình chọn cho mình.
Hành lá chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh.
Hành bảo: Trong các bạn có ai được sử dụng, thêm vào các món ăn nhiều như tôi chưa. Trứng tráng mà không có hành thì sao ngon được, nấu canh mà không có tôi thì cũng mất đi hương vị, xào thịt mà có thêm tôi thì tăng độ ngon gấp bội. Đã thế, tôi còn làm cho món ăn thêm đẹp mắt. Trong số các bạn có ai làm được như tôi.
Nói xong, các loại rau củ khác cũng gật gù đồng ý.
Hành tiếp tục nói: Không những vậy, tôi chất rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfid, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước. Alicine giúp diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine.
Tôi cũng chứa chất kháng khuẩn Fitoncidi. Khi có dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn sống tôi để dự phòng.
Do chứa nhiều chất kháng sinh nên tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng thoa bên ngoài chữa mụn nhọt mưng mủ. Vì hành có thể kích thích được tuyến mồ hôi nên còn được sử dụng như một thức ăn giải độc. Người ta vẫn nấu cháo hành để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu ăn cháo hành nóng, chữa đau lưng, kiết lỵ.
Hành có thể kích thích được tuyến mồ hôi nên được sử dụng như một thức ăn giải độc.
Ngoài ra, tôi còn có tác dụng hạ thấp mỡ trong m.áu, có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh tim mạch. Nước ép hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu m.áu. Hợp chất lưu huỳnh có trong gia vị này giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Thế nhưng, tôi có một lưu ý nhỏ với các bà nội trợ rằng: Đừng kết hợp tôi với đậu nành để nấu ăn. Tuy rằng đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể chẳng hạn như canxi hoặc protein. Nhưng trái lại, tôi lại chứa rất nhiều axit oxalic. Khi các bà nội trợ kết hợp hai món này với nhau, lượng axit oxalic trong hành lá sẽ tiêu hủy canxi chứa trong đậu nành. Việc này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu bạn để tình trạng này kéo dài, điều đó dẫn đến việc những kết tủa không tan sẽ dần hình thành trong dạ dày của bạn.
Đừng kết hợp hành lá với đậu nành để nấu ăn.
Tôi còn bật mí thêm với các bạn, ngoài là gia vị trong các bữa ăn, tôi còn là một vị thuốc đấy.
Nếu bị cảm cúm, nhức đầu lấy 6-8 củ hành, gừng sống 10g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2-3 lần. Đồng thời, nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).
Còn nếu động thai thì lấy 60g hành tươi, sắc uống dần đến khi thai ổn định thì thôi. Còn nếu như ai bị tắc ruột do giun đũa lấy lá hành tươi 30g giã nát, trộn với 30g dầu vừng (dầu mè). Các củ hành nhỏ có thể được sử dụng như thuốc long đờm. Nghiền nát rồi trộn với đường phèn, để một lúc cho nước chảy ra. Dùng khoảng 3-4 thìa cà phê nước ép này để làm dịu đi chứng ho và đau họng.
Với những công dụng như vậy, thì tôi chắc chắn đứng ở vị trí số 1 rồi đúng không?
Phong Linh
Theo nguoiduatin
Món ăn thuốc giúp kéo dài t.uổi thanh xuân
Đậu nành cung cấp nguồn protein rất phong phú. Trong 100g đậu có tới 34g protein (thịt lợn, thịt bò khoảng 19-21g), có tới 18,4g chất béo và nhiều vitamin, các chất khoáng…
Từ xưa, các bà nội trợ đã chế biến ra nhiều món ăn từ đậu nành như: đậu chao, sữa và nhiều loại bột, thực phẩm bổ sung khác rất có lợi cho sức khỏe. Đậu nành còn là món ăn lý tưởng cho người gầy khó lên cân, kéo dài t.uổi thanh xuân cho phụ nữ.
Ảnh minh họa
Tài liệu gần đây cho rằng mỗi ngày uống 1 ly sữa đậu nành có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá, tăng khả năng miễn dịch và ngừa ung thư, ngừa bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, loãng xương. Đậu nành được ví như nguồn bổ sung chất phytoetrogen, như dùng liệu pháp hormon thay thế, làm chậm hội chứng t.iền mãn kinh cho phụ nữ (như bốc hỏa, viêm teo â.m đ.ạo, loãng xương…). Tuy nhiên, nam giới có nhiều nữ tính không nên dùng nhiều.
Theo y học cổ truyền, đậu nành có vị ngọt tính bình. Tác dụng tư âm, bổ huyết, thanh nhiệt, hóa đàm. Chữa trị âm hư hỏa vượng, gây hoa mắt chóng mặt, miệng khô khát. Sau đây là một số bài cổ phương dùng đậu nành làm thuốc:
Trị sau sinh trúng phong, các chứng bệnh sau sinh: cát căn, đậu nành, độc hoạt, phòng kỷ, liều vừa đủ, sắc uống.
Trị phong thử (cảm nắng), toàn thân phù: bạch truật 48g, hạnh nhân 90g, hoàng kỳ 30g. Các vị thuốc sắc lấy nước, cho 30g đậu nành và rượu ngon hầm nhừ, ăn tuần vài lần.
Trị trúng phong xây xẩm, sợ gió, mồ hôi tự ra, nôn ra nước: đậu nành 250g, thanh tửu 1lít. Sao đậu cho thật đen, cho rượu vào chưng, bỏ đậu đi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-40ml. Tác dụng: khứ phong, tiêu huyết kết.
Chữa cholesterol cao, phòng ngừa bệnh tim mạch: hàng ngày uống 2-3 ly sữa đậu nành.
Chữa chứng đau đầu chóng mặt miệng khô khát (tăng huyết áp): đậu phụ 200g, nấm hương 40g, tôm 25g, cho thêm dầu vừng và gia vị vừa đủ tuần ăn vài lần.
Lưu ý: Sữa đậu nành khi dùng phải đun sôi nấu chín vì trong sữa sống có chứa mentrypsin, saponin, dễ bị buồn nôn, đau bụng đi ngoài. Không nên uống sữa đậu nành cùng với trứng cũng như với nhiều đường, cơ thể sẽ khó hấp thu, dễ bị đầy bụng.
Lương y Phan Thị Thạnh
Theo SK&ĐS