Đánh rắm liên tục có phải là biểu hiện của gan không khỏe?
Đầu tiên cần nói một chút về “nguồn gốc” phát sinh hành động xì hơi ở con người. Một là do trong lúc nhai nuốt thức ăn, bạn đưa một lượng không khí vào cơ quan tiêu hóa. Hai là do các vi khuẩn trong đường ruột bị lên men cùng với tàn dư thức ăn tồn động mà sinh ra khí thể, còn gọi là trung tiện.
Vậy xì hơi liên tục có phải là do gan không khỏe? Nguyên nhân của việc xì hơi với tần suất dày đặc khá phức tập, ví dụ như ăn quá nhiều thực phẩm sinh ra khí, hoặc bạn mắc bệnh về đường ruột, hoặc đơn giản là ăn uống vô độ. Thực tế, trường hợp thường xuyên xì hơi không có liên quan trực tiếp đến chức năng gan.
Ngoài ra, biểu hiện này cũng không phải là triệu chứng điển hình khi gan không khỏe. Chức năng gan khác thường sẽ xuất hiện tình trạng đắng miệng, hơi thở nặng mùi, mắt vàng v.v… Do đó, nếu bạn có hiện tượng trung tiện liên tục thì cần xem xét những khía cạnh khác để có biện pháp cải thiện hợp lý.
Thường xuyên xì hơi là do đâu?
Ăn quá nhiều thực phẩm sinh khí thể
Một số người ăn uống không cân bằng và có xu hướng ưa thích những món có thể gây nhiều khí thể, chẳng hạn như các thực phẩm giàu tinh bột, khoai tây, khoai lang v.v… Ăn nhiều các nguồn nguyên liệu này sẽ khiến bạn “xì hơi” liên tục, đồng thời đại tiện nhiều hơn nhưng cũng là hiện tượng bình thường, không đáng ngại.
Bệnh dạ dày hoặc đường ruột
Tiêu hóa kém hoặc mắc các bệnh viêm dạ dày, đường ruột, rối loạn tiêu hóa cũng khiến tốc độ lên men của vi khuẩn trong ruột tăng nhanh, sinh nhiều khí thể dẫn đến tình trạng xì hơi liên tục. Lúc này bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân cụ thể và sớm điều trị.
Thói quen ăn uống không tốt
Tốc độ ăn quá nhanh, nhai không kỹ, lại có thói quen nhai nuốt miếng to liên tục sẽ khiến không khí càng dễ đi vào dạ dày. Hành vi này không những làm bạn phải khổ sở vì “xì hơi” nhiều mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Làm gì để cải thiện và phòng ngừa tình trạng “xì hơi” ngại ngùng này?
Ăn chậm, nhai kỹ
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mỗi một lần đưa thức ăn vào miệng bạn nên nhai kỹ ít nhất 20 – 30 lần rồi mới nuốt từ từ. Điều này hạn chế nhiều không khí lọt vào mà còn giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dinh dưỡng cũng như giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Dùng sữa chua sau bữa cơm
Rối loạn chức năng tiêu hóa dễ gây ra tình trạng xì hơi liên tục. Bạn có thể cải thiện và phòng ngừa bằng cách dùng sữa chua sau khi ăn cơm khoảng 1 tiếng. Các lợi khuẩn trong sữa chua có thể ổn định đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, hạn chế tàn dư ứ đọng trong dạ dày, đường ruột mà phát sinh khí thể.
Hạn chế các thực phẩm sinh nhiều khí thể
Các loại đậu, lòng đỏ trứng, lương thực thô, khoai v.v… đều có thể gây hiện tượng xì hơi liên tục nếu ăn quá nhiều trong một lần. Bạn nên kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng mà không gây áp lực nặng nề cho cơ quan tiêu hóa.
Thiên Khuê (Theo Familydoctor)