Clip: Giây phút giành lại sự sống cho bệnh nhân đã ngừng tim, ngừng tuần hoàn

Bệnh nhân nam (45 t.uổi) đang truyền dịch tại trạm ý tế xã thì ngừng tuần hoàn, mất ý thức, toàn thân tím đen, mạch 0, huyết áp 0. Các bác sĩ đã khẩn trương cấp cứu phối hợp thành công từ trạm y tế đến bệnh viện tỉnh và bệnh viện trung ương để cứu sống ngoạn mục bệnh nhân này.

Ảnh minh họa

Lúc 8h55 ngáy 10/12, tổng đài trực cấp cứu BV Hùng Vương nhận tín hiệu gọi cấp cứu từ trạm y tế xã cách bệnh viện gần 10 km. Qua khai thác sơ bộ được biết, bệnh nhân nam 45 t.uổi đang được truyền dịch tại trạm y tế xã thì xuất hiện tím tái và ngừng tuần hoàn…

Chỉ ít phút sau các nhân viên thuộc đội cấp cứu ngoại viện đã có mặt tại trạm y tế xã, trước mắt các thầy thuốc, bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn, mất ý thức, toàn thân tím đen, mạch 0, huyết áp 0.

Đến khoảng hơn 9h cùng ngày, hai nhân viên trung tâm cấp cứu bắt đầu vừa ép tim ngoài lồng ngực nhằm tái tạo tuần hoàn vừa đặt nội khí quản để cung cấp oxi. Các nhân viên khác của trạm y tế xã cũng được huy động tối đa, thiết lập thêm đường truyền nhằm đưa các thuốc vận mạch.

Sau đó ít phút, bệnh nhân bắt đầu có những tín hiệu đáp ứng, trên màn hình monitoring các chỉ số sinh tồn bắt đầu xuất hiện, Sp02 từ 40 lên 50,70,80… Tuy nhiên sau hơn 20 phút ép tim, bóp bóng liên tục, tim của người bệnh vẫn chưa có tín hiệu đ.ập trở lại, lúc này 02 và các loại thuốc vận mạch mang theo xe đã sắp hết.

Nhận thấy tình trạng rất nguy kịch, bệnh nhân có thể sẽ t.ử v.ong, từ bệnh viện ban giám đốc tiếp tục điều thêm một xe cứu thương thứ hai mang theo đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, máy sốc tim, máy hút dịch…và một kíp cấp cứu khác.

9h40: Lúc này buồng điều trị của trạm y tế xã đã được trang bị như một phòng hồi sức tích cực thực thụ, bệnh nhân được sử dụng ba loại vận mạch với liều cao nhất, các nhân viên y tế vẫn thay nhau tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, các chỉ số, mạch, huyết áp có đáp ứng và dần được cải thiện. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn trong trạng thái mất ý thức, tim vẫn chưa có tín hiệu đ.ập trở lại.

Ê-kíp cấp cứu nhận thấy đây là trường hợp bệnh nhân đã rơi vào tình trạng cực kỳ nguy kịch và có nguy cơ t.ử v.ong rất cao nếu không được tăng cường các biện pháp hồi sức cấp cứu tối đa.

10h10: xe cấp cứu thứ ba với máy thở, bơm tiêm điện máy xét nghiệm khí m.áu và một số loại thuốc thiết yếu khác cùng một kíp cấp cứu mới bao gồm những chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất của bệnh viện Đa khoa Hùng Vương tiếp tục lên đường.

10h20: bệnh nhân vẫn trong trạng thái nguy kịch. Sau khi đã hội chẩn và xin ý kiến của các chuyên gia hồi sức cấp cứu từ khoa HSTC – Bệnh viện Bạch Mai, bác sỹ Lương Minh Tuấn và kíp cấp cứu tiếp tục kiên trì áp dụng toàn bộ những biện pháp hồi sức tích cực nhất theo phác đồ cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Sau gần 2 giờ ép tim ngoài lồng ngực, đến 10h45 mặc dù còn rất yếu ớt nhưng tim bệnh nhân bắt đầu tự đ.ập trở lại. Qua xét nghiệm tại chỗ, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị toan chuyển hóa nặng, đây là hậu quả của việc ngừng tuần hoàn kéo dài, lactac>15, giảm tưới m.áu mô cực kỳ nặng. Bệnh nhân sau đó lại xuất hiện rung thất, ngừng tuần hoàn, nhưng với những thuốc và thiết bị có sẵn, ê-kíp đã xử lý thành công, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân dần ổn định, huyết áp 90/60, mạch 50 – 60 lần/ phút, Sp02 97% .

Xác định đây là ca bệnh phức tạp, nguy cơ t.ử v.ong cao nếu không được bác sĩ đầu ngành với các trang thiết bị hiện đại can thiệp, ê-kíp đã thông báo với gia đình và sau đó, lúc 11h15 cùng ngày một kíp cấp cứu, vận chuyển đặc biệt được huy động với những kịch bản được chuẩn bị rất kỹ lưỡng bắt đầu vận chuyển người bệnh đến Bệnh viện Bạch Mai.

Sau hơn 3 giờ tiếp tục chiến đấu với tử thần trên xe cứu thương, 14h29 phút cùng ngày bệnh nhân đã được vận chuyển an toàn đến khoa HSTC (Bệnh viện Bạch Mai).

Tại đây, bằng các thiết bị cận lâm sàng hiện đại các thầy thuốc ở đây xác định, bệnh nhân ngừng tuần hoàn do bệnh viêm cơ tim cấp, một bệnh lý tim mạch thuộc loại cực kỳ nguy hiểm bởi nó diễn biến rất nhanh, khó chẩn đoán và đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.

Ngay trong chiều và đêm 10/12 bệnh nhân vẫn diễn biến rất nặng, tim của bệnh nhân vẫn tiếp tục rời rạc và có lúc ngừng đ.ập, tuy nhiên với tinh thần chiến đấu cao nhất, các thiết bị hiện đại nhất và các chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất, gần sáng ngày 11/12 bệnh nhân đã được kết nối máy tim phổi nhân tạo và lọc m.áu liên tục…

Sau 7 ngày dưới sự hỗ trợ của máy ecmo, trái tim của bệnh nhân đã chính thức đ.ập trở lại, các chỉ số huyết động ổn định.

Theo thoidai

Lời kể của bác sỹ về 7 phút ‘sinh tử’ cứu cháu bé hóc thạch từ cõi c.hết trở về

Được đưa vào viện trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở, ngừng tuần hoàn, bác sỹ Toàn đã cố gắng “chiến đấu” với 7 phút cấp cứu và đã cứu được mạng sống cháu bé chỉ mới hơn 21 tháng t.uổi bị hóc thạch rau câu.

Bác sỹ Toàn kể lại 7 phút “chiến đấu” để cứu mạng sống của cháu bé Kh. khi tim đã ngừng đ.ập, tuần hoàn đã ngừng do hóc thạch.

Ngày 22/6, bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Hữu Toàn – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – chống độc bệnh viện Phổi Nghệ An cho biết, sau nhiều ngày điều trị, cháu bé G.Kh. (21 tháng t.uổi, trú xã Nghi Liên, TP. Vinh, Nghệ An) đã ổn định sức khỏe và được cho xuất viện về nhà.

Sau khi ra viện, gia đình cháu bé đã đến cảm ơn bệnh viện và đặc biệt là cảm ơn bác sĩ Toàn – người trực tiếp cứu sống bé Kh. khi bị hóc dị vật.

Nhớ lại sự việc, bác sĩ Toàn cho biết, khoảng 10h30′, ngày 15/6, cháu G.Kh. được người thân tức tốc đưa đến bệnh viện Phổi Nghệ An cấp cứu trong tình trạng toàn thân đã tím tái, ngừng tim, ngừng thở.

Qua thăm hỏi, mẹ cháu bé cho biết, trước đó khoảng 15 phút chị có cho cháu ăn thạch rau câu, phát hiện cháu bị hóc toàn thân bắt đầu tím tái nên đã nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Đã quen với các trường hợp hóc dị vật, bác sĩ Toàn lập tức đưa các thiết bị chuyên dụng và một số thiết bị “tự chế” để cấp cứu cháu bé.

“Đối với trường hợp trẻ bị hóc thạch nếu dùng các thủ thuật thông thường sẽ khiến trẻ sớm t.ử v.ong hơn. Đầu tiên một người phải ép tim phía ngoài lồng ngực để tạo nhịp đ.ập quả tim đưa m.áu lên não, nuôi các bộ phận.

Sau đó chúng tôi thông đường thở cho cháu bằng cách đặt ống nội khí quản rồi mới tiến hành hút dị vật ra ngoài. Thông được đường thở trong trường hợp này là mấu chốt của ca cấp cứu quyết định việc có cứu được bệnh nhân hay không.

Sau hơn 7 phút tích cực cấp cứu tim cháu bé mới đ.ập trở lại. Khi đó mới chắc đã cứu sống được cháu chúng tôi ai nấy đều thở phào…”, bác sĩ Toàn nhớ lại.

Bộ dụng cụ cấp cứu được bác sỹ Toàn chuẩn bị sẵn sàng để cấp cứu cho các bệnh nhân hóc dị thạch, trong đó có thiết bị được bác sỹ Toàn tự chế để nếu nguy cấp có thể thông đường thở cho bệnh nhân tức thì.

Theo bác sĩ Toàn, việc bệnh nhi hóc dị vật thạch rất khác với các dị vật thông thường khác. Bởi dị vật thạch sẽ không lọt vào khí quản mà chỉ nằm trên che toàn bộ đường thở khiến bệnh nhi t.ử v.ong nhanh chóng. Bên cạnh đó, thạch là dị vật mềm, trơn, giản nở nên rất khó để có thể lấy ra theo cách thông thường hay nội soi để gắp ra.

“Chúng tôi đã làm nhiều trường hợp này nên biết. Dị vật thạch rất khó lấy ra. Chúng tôi phải lấy một máy hút, hút vào thạch để giữ dị vật này rồi khéo léo kéo ra. Chứ thạch không thể gắp hay móc ra như thường lệ được”, bác sĩ Toàn nói và cho biết. Trước đó ông đã cấp cứu cho nhiều trường hợp tương tự nên ông đã chế ra một bộ sơ cấp cứu, gắp dị vật để luôn sẵn sàng cứu người.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Toàn được biết đến là người đầu tiên làm nội soi phổi, phế quản tại Nghệ An từ năm 2005. Với 14 năm kinh nghiệm bác sĩ Toàn đã gặp không ít trường hợp hóc dị vật. Tuy nhiên, là bác sĩ chuyên khoa cấp cứu chống độc nên anh Toàn đã cứu sống trên 30 trường hợp hóc dị vật các loại.

Bác sỹ Toàn cho biết, với việc hóc dị vật như thạch thì 2 điều quan trọng chính là thông đường thở và ép tim để tim của bệnh nhân hoạt động như thường thì mới có thể cứu được.

“Có những trường hợp dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 8 năm gây viêm phổi dai dẳng, khi nội soi phải kiểm tra rất kỹ mới phát hiện và gắp được ra ngoài thì mới giải quyết dứt điểm tình trạng của bệnh nhân.

Nếu là dị vật thông thường bác sĩ có đủ thời gian để cứu bệnh nhân, nhưng đối với dị vật là thạch rau câu thì chỉ chậm một tích tắc hoặc cấp cứu không đúng phương pháp thì bệnh nhân rất dễ t.ử v.ong.

Trong khi đó, mùa hè thời tiết nắng nóng, với sản phẩm thạch rau câu là món ăn mà t.rẻ e.m rất ưa thích và phụ huynh cũng thường mua cho trẻ, nên trường hợp trẻ bị hóc thạch rất dễ xảy ra. Tôi mong muốn các Trung tâm y tế, trạm xá cũng được tập huấn về phương pháp cấp cứu đối với trường hợp trẻ bị hóc thạch để kịp thời xử lý, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra”, bác sĩ Toàn chia sẻ.

Theo Dantri

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *