Có 5 thói quen trong nhà vệ sinh khiến bạn trả giá bằng việc giảm t.uổi thọ

Đi vệ sinh không đúng cách hoặc những việc làm nhỏ trong nhà vệ sinh cũng có thể khiến con người mắc các loại bệnh tật, gây giảm t.uổi thọ.

Với sự cải thiện mức sống và cải thiện các điều kiện y tế, hiện nay những người 60, 70 t.uổi nhìn vẫn rất trẻ trung, khỏe mạnh hơn nhiều so với thời xưa. Vì vậy, mọi người càng ngày càng coi trọng đến sức khỏe, hi vọng bản thân có thể sống thọ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều quan tâm đến chế độ ăn uống, mà ít chú ý đến những chi tiết nhỏ trong cuộc sống, trong khi đó chính những chi tiết nhỏ lại là mối nguy hiểm cho sức khỏe.

Ví dụ, mọi người mỗi ngày đều phải vào nhà vệ sinh, chỉ vì thời gian trong nhà vệ sinh ngắn, nên rất ít người sẽ quan tâm đến chi tiết nên hay không nên làm gì trong nhà vệ sinh. Phòng vệ sinh nhỏ nhưng có rất nhiều trường hợp bị bệnh hoặc bị đột tử vì nó. Theo một thống kê, hơn 230.000 người do tai nạn trong nhà vệ sinh dẫn đến t.ử v.ong. Có thể thấy rằng, những thói quen xấu trong nhà vệ sinh, cũng sẽ ảnh hưởng đến t.uổi thọ.

Có 5 thói quen xấu này trong nhà vệ sinh có thể sẽ khiến bạn trả giá bằng việc giảm t.uổi thọ:

1. Đọc báo, chơi điện thoại khi đi vệ sinh

Nhiều người có thói quen đọc sách báo hoặc chơi điện thoại di động khi ngồi trong nhà vệ sinh với lý do để tiết kiệm thời gian. Trên thực tế, việc làm này sẽ khiến việc tập trung đi đại tiện bị cản trở, ức chế ý thức đi đại tiện, từ đó kéo dài thời gian đại tiện.

Nếu ngồi xổm quá lâu, sẽ khiến m.áu tĩnh mạch ở vùng chậu bị tắc nghẽn, dẫn đến giãn huyết quản, không những dễ gây táo bón, còn dễ bị mắc bệnh trĩ. Hơm nữa nhà vệ sinh truyền thống không có thiết bị khử mùi, điều này khiến con người dễ hít phải khí độc, những người có sức khỏe yếu hoặc người già có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm nhiễm. Vì vậy, kiến nghị mọi người khi đi vệ sinh không nên đi quá lâu, không đọc sách báo chơi điện thoại, cố gắng khống chế thời gian đi vệ sinh trong vòng 10 phút.

2. Dùng lực quá mạnh khi đại tiện

Cũng có người đi vệ sinh không kéo dài thời gian mà là tốc độ quá nhanh, có khi vì muốn tăng tốc độ bài tiết phân, nên sẽ nín thở dùng lực “rặn”, điều này khiến cơ bụng và cơ hoành co thắt mạnh, dẫn đến tăng áp lực trong bụng và tăng huyết áp đột ngột. Đặc biệt ở người cao t.uổi, dễ gây xuất huyết não, nhồi m.áu cơ tim, đau thắt ngực và các trường hợp nặng dễ bị t.ử v.ong đột ngột. Ngay cả khi cơ thể tốt, nín thở dùng lực để bài tiết phân, cũng có thể dẫn đến rò h.ậu m.ôn.

3. Sau khi đi vệ sinh xong đứng dậy quá nhanh

Sau khi vệ sinh xong không cần phải lập tức đứng dậy, hãy đứng dậy từ từ. Đặc biệt là những người mắc bệnh tim mạch và mạch m.áu não, ngồi xổm trong nhà vệ sinh quá lâu lập tức đứng dậy, rất dễ gây thiếu m.áu não, sau đó là hoa mắt chóng mặt, dễ bị ngã, nghiêm trọng có thể dẫn đến t.ử v.ong.

4. Dụng cụ đ.ánh răng để trong nhà vệ sinh

Có rất nhiều người vì muốn thuận tiện nên đã để dụng cụ đ.ánh răng và đ.ánh răng luôn trong nhà vệ sinh, điều này rất dễ khiến dụng cụ đ.ánh răng bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh xong và xả bồn cầu, nắp bồn cầu không kịp đóng lại, các loại vi khuẩn sẽ lây lan trong nhà vệ sinh, và sẽ rơi vào các vật dụng đặt trong nhà vệ sinh dễ gây bệnh. Đối với những người cao t.uổi, vì thể chất yếu, hệ miễn dịch kém, sẽ dễ mắc các bệnh về răng miệng.

5. Để băng vệ sinh trong nhà vệ sinh

Nhiều phụ nữ đặt băng vệ sinh trong nhà vệ sinh để thuận tiện cho việc thay băng khi đến kỳ k.inh n.guyệt. Tuy nhiên, việc này có thuận tiện nhưng lại không có lợi cho sức khỏe. Bởi vì nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt dễ sản sinh vi khuẩn. Băng vệ sinh đặt trong nhà vệ sinh thời gian dài rất dễ nhiễm khuẩn, sau khi sử dụng sẽ mắc các bệnh phụ khoa. Hơn nữa, khi phụ nữ lau các bộ phận riêng tư, tốt nhất là lau từ trước ra sau, để tránh n.hiễm t.rùng đường tiết niệu và duy trì sức khỏe vùng kín.

Hà Vũ (Dịch theo Sohu)

Theo infonet

Mắc chứng “nghiện” nhà vệ sinh, người đàn ông không dám “yêu” vợ

Sự cố “tè dầm” khi đang yêu khiến anh mặc cảm, nhiều lúc sợ không dám gần vợ dù anh đã cố gắng hết sức.

Ảnh minh họa

Hết ham muốn “chăn gối” vì hội chứng “tè dầm”

Anh N.T.T bị chứng rối loạn tiểu tiện nhiều năm nay. Bệnh khiến anh rất khó chịu khi tiểu buốt, tiểu rắt vài chục lần mỗi ngày. Có những ngày anh đi tới 50 lần. Chỉ cần ho, hắt hơi hay mang vật nặng cũng khiến anh có thể “tè dầm”, ướt át như con nít. Bệnh ngày càng nặng hơn, anh mất ăn mất ngủ khiến cơ thể gầy sọp nhanh chóng.

Căn bệnh cũng làm anh luôn thấy tự ti, mặc cảm. Mọi cuộc đi chơi của cơ quan, bạn bè hay gia đình, anh đều không dám đi vì chỉ sợ cảnh phải đi tìm nhà vệ sinh. Ngay chính chuyện sinh hoạt vợ chồng trở nên vô cùng phức tạp, gặp không ít tình huống dở khóc dở cười vì cứ đang “yêu” vợ, anh lại phải dừng lại vì buồn tiểu. Sự cố “tè dầm” khi đang yêu khiến anh mặc cảm, nhiều lúc sợ gần vợ dù cố gắng hết sức.

Tìm đến Phòng khám chuyên khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, sau khi làm các kiểm tra, anh được chẩn đoán mắc rối loạn tiểu tiện nặng. Sau một liệu trình điều trị thời gian khá lâu, anh mới kiểm soát được tình trạng của mình để có cuộc sống bình thường.

BS Nguyễn Đình Liên, Khoa Ngoại (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho hay, nhiều người hiện mắc hội chứng rối loạn tiểu tiện. Người bệnh phải đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, gần như phụ thuộc vào nhà vệ sinh. Hầu hết chứng tiểu nhiều không do các bệnh nguy hiểm nhưng gây phiền toái trong sinh hoạt, công việc, mất ngủ… Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, chứng bệnh buồn tiểu cả ngày còn làm người bệnh khổ sở cả về mặt tinh thần.

Không chỉ nam giới, tỷ lệ chị em mắc rối loạn tiết niệu cũng tương đối nhiều. Theo chia sẻ của BS Đình Liên, có tháng Khoa tiếp nhận 8 ca bệnh bị chứng oái oăm buồn tiểu cả ngày thì có 5 người là nữ giới. Gần nhất có trường hợp cô gái trẻ mắc rối loạn tiểu tiện, mỗi ngày đi tiểu đến cả trăm lần. Rồi thậm chí, nhiều nữ nhân viên văn phòng phải đeo bỉm đi làm vì nước tiểu cứ trực trào ta. Cả ngày buồn tiểu khiến chị không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Khi đến gặp bác sĩ, nữ bệnh nhân này đã vào tình trạng lãnh cảm, không thể quan hệ t.ình d.ục sau một thời gian dài mắc bệnh.

Sau khi xác định được bệnh, các bác sĩ đã điều trị cho chị bằng cách nong niệu đạo, tập cơ thắt, nhịn tiểu và bơm rửa bàng quang. Tình trạng đã cải thiện sau một thời gian điều trị, chị gần như kiểm soát được tình trạng đi tiểu của mình.

Kiểm soát rối loạn tiểu tiện

Các chuyên gia cho rằng, một người được cho là đi tiểu nhiều nếu số lượng nước tiểu trên 2,5 lít trong 24 giờ; hoặc đi tiểu nhiều lần trong 1 ngày (tiểu thường xuyên). Người bình thường mỗi ngày có thể đi tiểu từ 4 – 8 lần. Nếu đi tiểu trên 8 lần/ngày hoặc phải thức giấc để đi tiểu hơn 1 lần trong đêm thì được xem là đi tiểu nhiều lần.

Với những người uống nhiều nước thì việc đi tiểu nhiều lần là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng trường hợp uống ít nước mà số lần đi tiểu vẫn gia tăng là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Tiểu nhiều nếu để lâu không điều trị còn tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn gây nhiều bệnh như suy thận, viêm bàng quang…

Theo BS Đình Liên cho biết, ở mọi lứa t.uổi đều có thể mắc rối loạn tiểu tiện, đặc biệt là t.uổi tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh do cơ thắt đường tiểu kém. Hoặc những người có bệnh lý viêm bàng quang, niệu quản cắm lạc chỗ, bệnh lý bàng quang thần kinh đều có thể gây ra chứng buồn tiểu cả ngày này.

Để giải quyết được tình trạng này cần phải tìm được căn nguyên cụ thể. Do đó, khi thấy tình trạng tiểu nhiều trong ngày, tiểu buốt, tiểu rắt và đau mỗi khi tiểu cần đi khám chuyên khoa Thận tiết niệu để được điều trị dứt điểm. Điều quan trọng là người bệnh đừng vì xấu hổ mà giấu bệnh.

Căn bệnh oái ăm này hoàn toàn có thể khỏi với việc thay đổi thói quen sinh hoạt, tập thể dục cơ ở vùng kín, kết hợp với uống thuốc và can thiệp ngoại khoa. Người bệnh cần tránh việc tự ý mua thuốc cắt cơn buồn tiểu vì rất dễ gây biến chứng ứ nước thận, suy thận, thời gian điều trị kéo dài mà không có kết quả tốt.

Theo các chuyên gia, có thể kiểm soát tiểu tiện bằng việc điều chỉnh lối sống, thời điểm uống nước, chế độ ăn uống thích hợp. Bệnh nhân cần tránh các thức ăn có tính kích thích bàng quang hoặc có tác dụng như thuốc lợi tiểu đồ uống chứa caffein, nước ngọt có ga, thức ăn nhiều đường… Theo dõi lượng nước uống trong ngày. Uống đủ nước và chia lượng nước uống nhiều ban ngày, ít dần về chiều tối, trước khi ngủ, không nên uống nhiều nước để tránh bị tiểu đêm.

Tăng cường luyện tập thể dục, thực hiện các bài tập Kegel là những bài tập cho cơ sàn chậu. Các bài tập này hỗ trợ bàng quang khỏe mạnh bằng cách tăng cường các cơ niệu đạo và xương chậu. Khi các cơ sàn chậu khỏe sẽ ngăn ngừa tình trạng tiểu són, nhất là khi hắt hơi hay tiểu nhiều lần.

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *