Có bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào đối với sức khỏe tim mạch sau tiêm vaccine COVID-19 không?

Cho đến nay, đã có một số báo cáo về biến chứng nghiêm trọng do vaccine COVID-19 liên quan đến tim mạch nhưng không phổ biến.

Nhiều thắc mắc được đặt ra là liệu vaccine có gây ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch không?

Mặc dù vaccine COVID-19 an toàn cho công chúng, nhưng bạn có thể sẽ gặp những tác dụng phụ sau tiêm. Mỗi cơ thể với cấu trúc khác nhau, tác động của việc tiêm chủng cũng có thể khác nhau, khiến một số người có phản ứng phụ trong khi những người khác thì không.

Vaccine chủng ngừa COVID-19 và sức khỏe tim mạch

Bệnh nhân tim nằm trong danh sách những người có nguy cơ cao dễ trở nặng khi nhiễm virus SARS-CoV-2. COVID-19 có thể gây tổn thương cơ tim cấp tính và tổn thương mạn tính đối với hệ thống tim mạch. Do đó, các cơ quan y tế trên toàn cầu đã khuyến cáo những người có bệnh tim tiềm ẩn nên chủng ngừa càng sớm càng tốt.

Cho đến nay, một số tác dụng phụ hoặc biến chứng nghiêm trọng do vaccine COVID-19 gây ra là hội chứng Guillen-barre, tăng cục m.áu đông, viêm cơ tim hoặc sốc phản vệ (phản ứng dị ứng cấp tính với kháng nguyên). Hầu hết các tác dụng phụ này đã được báo cáo không quá một tháng sau khi tiêm chủng. Trên toàn cầu cũng đã có một vài ca t.ử v.ong. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), một số trường hợp bị viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vaccine mRNA (vaccine 2 liều Pfizer và Moderna) đã xảy ra, đặc biệt là ở người trẻ.

Vậy, vaccine COVID-19 có an toàn cho những người có vấn đề về sức khỏe tim mạch không?

Trước hết, các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến vaccine COVID-19 rất ít. Các báo cáo khẳng định vaccine COVID-19 không chỉ an toàn cho những người mắc bệnh tim mà còn là nhu cầu cần thiết. Các cơ quan y tế đã khuyến nghị mọi người không nên tránh tiêm phòng vì sợ hãi hoặc thông tin sai lệch.

Đầu năm 2021, Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã kêu gọi mọi người tiêm vaccine COVID-19, nhấn mạnh tầm quan trọng của những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh tim, đau tim và những người sống sót sau đột quỵ phải tiêm vaccine càng sớm càng tốt. Đối với một số cá nhân có bệnh tim từ trước, các tác dụng phụ (sốt, mệt mỏi, đau đầu và đau khớp) sẽ giống như những người khỏe mạnh không có bệnh lý nền. Vì vậy, theo dữ liệu hiện có, việc tiêm vaccine là hoàn toàn an toàn cho những người bị bệnh tim.

Tiêm vaccine COVID-19 có gây ra bất kỳ tác động lâu dài nào đến sức khỏe tim mạch không?

Cho đến nay, chưa có báo cáo nào về ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch của vaccine COVID-19. Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm chủng và kiểm tra liên tục sau khi tiêm.

Tuân thủ các nguyên tắc phòng ngừa COVID-19 sau khi tiêm chủng

Tiêm chủng không bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp này mà chỉ làm giảm nguy cơ. Ngay cả sau khi tiêm vaccine đầy đủ, bạn vẫn phải tuân theo các quy tắc phòng ngừa COVID-19 như giữ khoảng xã hội, đeo khẩu trang, vệ sinh thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng và nước và quan trọng hơn, ở nhà và tránh ra ngoài khi không cần thiết./.

Nếu cần chất xơ, không nên bỏ qua yến mạch

Chất xơ có vai trò cực kỳ quan trọng với sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa và tim mạch.

Tuy nhiên, một điều nhiều người không biết là chất xơ cũng có nhiều loại. Một trong những loại tốt nhất có nhiều trong yến mạch.

Yến mạch có nhiều beta glucan, loại chất xơ có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch. Ảnh SHUTTERSTOCK

Khi bác sĩ yêu cầu ăn nhiều chất xơ, mọi người thường nghĩ chỉ có duy nhất một loại chất xơ. Nhưng trên thực tế, chất xơ có nhiều loại. Một số lại có lợi ích sức khỏe lớn hơn các loại khác, trong đó có beta glucan, theo Womans World.

Beta glucan là chất xơ hòa tan, tức nó có thể tan trong nước và chuyển thành dạng như gel. Các nghiên cứu cho thấy beta glucan có tác dụng hiệu quả giúp giảm cholesterol và chất béo trung tính trong m.áu, từ đó giúp tim bơm m.áu ổn định đi khắp cơ thể.

Chế độ ăn uống giàu chất xơ beta glucan còn giúp điều chỉnh đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường. Với những người đã mắc tiểu đường, beta glucan sẽ giúp ổn định đường huyết và kiểm soát bệnh.

Ngoài cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ tiểu đường, chất xơ beta glucan khi vào ruột sẽ tạo cảm giác no lâu, từ đó giúp kiểm soát cân nặng và hỗ trợ giảm cân. Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy beta glucan còn tác động tích cự đến miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ở trạng thái tốt để chống chọi với các tác nhân gây bệnh.

Chất xơ beta glucan có trong các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mạch, lúa mì và nấm. Các chuyên gia khuyến cáo một người trưởng thành nên nạp khoảng 25 gram chất xơ beta glucan mỗi ngày.

Điều cần lưu ý khi ăn thực phẩm có nhiều chất xơ beta glucan là mọi người không nên ăn một lúc quá nhiều, thay vào đó hãy phân bố đều ở các bữa chính và ăn nhẹ. Nếu ăn quá nhiều chất xơ trong một bữa thì dễ gây cảm giác đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy, theo Womans World.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *