Có cần bổ sung vitamin B7 để tóc khỏe đẹp?

Nhiều thực phẩm bổ sung vitamin được quảng cáo là có khả năng tăng cường sức khỏe tóc. Nhưng thực tế, những thực phẩm bổ sung đó hoạt động ra sao, khi nào cần phải uống thì không phải ai cũng biết.

Việc bổ sung vitamin B7 hay bất kỳ chất gì cũng cần chú ý các căn bệnh tiềm ẩn, vốn là nguyên nhân gốc rễ gây ảnh hưởng đến tóc – Ảnh: Shutterstock

Vitamin B7 là gì?

Vitamin B7, hay còn được biết đến với tên là biotin, là 1 trong số 8 loại vitamin B quan trọng với cơ thể. “Vitamin B7 giúp cơ thể chuyển đổi thức ăn thành năng lượng”, MSN dẫn lời chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Cynthia Sass.

Cụ thể, vitamin B7 cần thiết cho quá trình chuyển hóa tinh bột, đường, protein và chất béo. Ngoài ra, dưỡng chất này cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi, tạo ra tóc, da và hỗ trợ quá trình phát triển thần kinh khỏe mạnh, theo MSN.

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa hiểu hoàn toàn cơ chế giúp hình thành tóc của vitamin B7 nhưng họ tin rằng nó góp phần hình thành nên keratin. Đây là loại protein quan trọng có trong tóc và móng tay.

Hiện tượng bị thiếu hụt vitamin B7 là rất hiếm. Do đó, các nghiên cứu cho thấy ít có trường hợp nào cần phải dùng đến vitamin B7 để điều trị bệnh rụng tóc.

Vitamin B7 có trong nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như hạt hướng dương, rau bina, trái bơ, bông cải xanh, trứng, cá hồi và cá ngừ. Gan bò là một trong những loại thực phẩm giàu vitamin B7 nhất, theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH).

Một vấn đề đặt ra là liệu dư thừa vitamin B7 do ăn nhiều các món trên có gây hại gì cho sức khỏe không. Các nghiên cứu không phát hiện bằng chứng cho thấy dư thừa vitamin B7 có thể gây hại với sức khỏe, theo MSN.

Muốn tóc khỏe đẹp, có cần bổ sung vitamin B7?

Phần lớn các nghiên cứu về đề tài này được tiến hành trên quy mô nhỏ. Do đó, lợi ích từ việc bổ sung vitamin B7 cho tóc là không rõ ràng, các chuyên gia cho biết.

Ngay cả khi bị rụng tóc thì cũng không nhất thiếu là do thiếu vitamin B7. Nguyên nhân có thể do dùng kháng sinh hay vấn đề về đường tiêu hóa khiến cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng, đẩy nồng độ vitamin B7 trong m.áu xuống thấp.

Tóm lại, rụng tóc có thể là triệu chứng của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Việc bổ sung vitamin B7 hay bất kỳ chất gì cũng cần chú ý đến những bệnh tiềm ẩn đó. Vì vitamin B7 là chất tan trong nước nên cơ thể sẽ đào thải qua nước tiểu, các chuyên gia tiết lộ, theo MSN.

Theo thanhnien

Những người bệnh gì không được ăn thịt vịt?

Thịt vịt là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được nhất là những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa thì ăn thịt vịt lại thành hại thân.

Ảnh minh họa.

Thịt vịt giàu dinh dưỡng

Theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại – nguyên bác sĩ công tác tại Bộ Y tế, thịt vịt là món ăn phổ biến và được xem là món ăn ngon nhất trong các loại thịt gia cầm. Các cụ vẫn nói vịt gà ngan ngỗng.

Các nghiên cứu dinh dưỡng của y học hiện đại cho thấy trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K…

Thịt vịt còn cung cấp một lượng nhỏ omega-3 và axit béo omega-6 góp phần làm cho trái tim khỏe.

Còn theo quan niệm của Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị).

Nó còn có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ k.inh n.guyệt ít…

Thịt vịt có lợi cho dạ dày, giúp làm tiết ra dịch mới và tốt cho hệ thần kinh. Sách “Nhật dụng bản thảo” của Trung Quốc viết: “Vịt bổ phần âm của ngũ tạng, bổ m.áu, bổ dạ dày, giải nhiệt, làm hết giật mình, kinh sợ, giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần…” và “Thịt vịt trừ nhiệt bổ hư, bổ phủ tạng, làm lợi cho sự vận động của nước trong cơ thể”.

Những ai không được ăn thịt vịt?

Theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại, thịt vịt tốt vậy nhưng không phải ai cũng ăn được, có những người không nên ăn thịt vịt như người mới phẫu thuật, bởi thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.

Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.

Thịt vịt có vị tanh nên những người bị ho cũng không nên ăn thịt vịt. Bởi vì chất tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ra ho. Do vậy, thịt vịt là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bị ho.

Ngoài ra, thịt vịt có tính hàn nên những người thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.

Những người bị bệnh tim mạch, mỡ m.áu cũng không nên ăn thịt vịt nhiều nhất là vùng nhiều da, nhiều mỡ vì dưới lớp da của vịt thường tích rất nhiều mỡ.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *