Tia cực tím có diệt được nCoV không bác sĩ? Tôi thấy nhiều người đang tìm kiếm mua đèn UV về gắn trong nhà để t.iêu d.iệt nCoV, ngăn ngừa Covid? ( Quỳnh Anh, Vĩnh Phúc).
Trả lời:
Tia cực tím (UV) có thể diệt được tất cả các loại vi khuẩn, virus. Một phòng chỉ cần chiếu từ 30 đến 60 phút có thể diệt được tất cả các loại virus, nhưng phải chiếu khi không có người ở đó, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến da. Cần thận trọng khi sử dụng loại tia này.
Theo Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA), khi chỉ số tia cực tím từ mức 11 trở lên, nguy cơ da bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng vài phút mà không được bảo vệ. Khi chỉ số UV 7-10, da “nhanh chóng hỏng và bỏng” trong 30-60 phút. UV từ 3 trở lên, người đi đường phải mặc áo chống nắng, đeo kiếng mát che chắn để bảo vệ cơ thể.
Do đó, chúng ta cần chọn lọc thông tin khoa học và đáng tin để đảm bảo sức khỏe của mình. Không uống rượu ngăn nCoV. Các phương pháp xông lá, tinh dầu, ăn tỏi, sả, tía tô có thể sử dụng để giải cảm, làm ấm đường hô hấp chứ không phải vì nó mà có thể chữa covid-19, không thần thánh nghĩ đó là phương pháp mới. Lưu ý, những người đang sốt cao thì không xông.
Ngoài ra, F0 phải cách ly tại nhà cần hết sức bình tĩnh, sau đó xem xét xem người nào trong nhà có yếu tố nguy cơ cao như béo phì, người lớn t.uổi, người có bệnh nền… Từ đó phải cách ly riêng F0 và những người khác, không ăn uống, nghỉ ngơi, trò chuyện chung. Đặc biệt phải dọn sạch sẽ nhà cửa, nhất là nhà vệ sinh nơi dễ lây nhiễm virus nhất.
Thường xuyên tập thở tại nhà. Trường hợp khó thở thường xuyên, tay chân tím tái, suy nghĩ kém, thì nằm sấp, bằng cách nằm nghiêng trái phải mỗi bên 15-30 phút để dễ thở hơn. Hoặc, có điều kiện thì đo SpO2, nếu SpO2 thấp dưới 92% thì phải gọi y tế hỗ trợ để đến bệnh viện điều trị.
Mong các bạn giữ gìn sức khỏe, tuân thủ giãn cách, đảm bảo an toàn và áp dụng các quy định phòng chống dịch.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh
Cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1
Cảnh báo chứng rối loạn thần kinh sau tiêm vaccine Johnson & Johnson
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) dán nhãn cảnh báo nguy cơ mắc hội chứng Guillain-Barré (GBS) sau khi tiêm vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson.
Theo FDA, GBS là chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể làm tổn thương các tế bào thần kinh, gây yếu cơ hoặc tê liệt. Hầu hết người mắc hội chứng GBS sau khi nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
Tuy chưa xác định vaccine có trực tiếp gây ra hội chứng GBS hay không, FDA ghi nhận ngày càng nhiều người sử dụng vaccine của hãng này bị tê liệt sau tiêm.
“FDA cập nhật thông tin cho người sử dụng và nhà sản xuất vaccine Covid-19 Johnson & Johnson. Thông tin mới gồm cảnh báo về nguy cơ mắc hội chứng GBS sau tiêm chủng”, FDA thông báo.
Theo cơ quan này, các triệu chứng GBS xuất hiện trong vòng 42 ngày sau khi tiêm. Trong khoảng 12,8 triệu liều vaccine Johnson & Johnson đã được triển khai, FDA ghi nhận 100 trường hợp mắc GBS.
“Khả năng mắc hội chứng này là rất thấp”, FDA khẳng định.
Theo FDA, 95 trong số 100 trường hợp phải nhập viện và một người t.ử v.ong. Cơ quan này không ghi nhận tình trạng tương tự ở người tiêm vaccine Moderna hoặc Pfizer-BioNTech.
Nếu cảm thấy chân tay run hoặc ngứa ran ở tay và chân, đặc biệt là vùng ngứa lan rộng sau khi tiêm vaccine, người dân nên đi khám, FDA khuyến cáo. Các triệu chứng khác của GBS bao gồm khó đi, khó nói, nhai hoặc nuốt, nhìn một thành hai và các vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa, bài tiết.
Johnson & Johnson xác nhận đang thảo luận với FDA và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) về vấn đề này. CDC nhấn mạnh tỷ lệ mắc hội chứng GBS sau tiêm rất thấp, đồng thời khuyến khích người dân đi tiêm ngừa Covid-19.
Mỗi năm ở Mỹ, ước tính 3.000 đến 6.000 người mắc GBS và hầu hết trường hợp đều hồi phục hoàn toàn. GBS còn liên quan đến một số loại vaccine như vaccine phòng cúm mùa.
Trước đó, vào tháng 5, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) cũng nghiên cứu thông tin về hội chứng GBS hiếm gặp ở người tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca.
Vaccine Covid-19 của công ty Johnson & Johnson. Ảnh: Reuters.