Vì buồng trứng nằm sâu trong khoang chậu và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nên bệnh nhân khó nhận ra mình đã bị ung thư buồng trứng.
Hơn 2 năm trước, cô gái Tiểu Lưu ở Chiết Giang luôn cảm thấy bụng trướng, bác sĩ ở bệnh viện địa phương kê cho cô một số loại thuốc giúp thúc đẩy tiêu hóa, các triệu chứng đã thuyên giảm.
Hơn 1 năm trước, Tiểu Lưu lại bị nôn ra m.áu, phân đen, đến Bệnh viện nhân dân Trịnh Châu kiểm tra phát hiện có một vết loét trong dạ dày, kích thước nhỏ hơn móng tay. Tồi tệ hơn, sinh thiết phát hiện một lượng nhỏ tế bào ung thư và khám bụng cho thấy nhiều nốt sần trên phúc mạc. Dựa trên tình hình tương quan, bác sĩ cho rằng cô bị ung thư dạ dày với di căn ổ bụng.
Tình trạng của Tiểu Lưu là ung thư dạ dày di căn buồng trứng, khiến cô gái 23 t.uổi chưa kết hôn đã mắc ung thư buồng trứng.
Điều kỳ lạ là sau vài đợt hóa trị, các khối u trong dạ dày của Tiểu Lưu không nhỏ đi mà ngược lại còn tăng lên, đồng thời còn xuất hiện tình trạng trướng nước. Bác sĩ đã thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc nhắm mục tiêu mạch m.áu cho bệnh ung thư dạ dày nhập khẩu ở Hoa Kỳ trong vòng 2 tháng, nhưng vẫn không thể ngăn chặn sự phát triển của khối u trong dạ dày.
Không ngờ, bác sĩ nói với Tiểu Lưu, chỉ số khối u phụ khoa CA125 của cô vượt quá 1000U/ml (giá trị bình thường
Bác sĩ Quách Vĩ Bình, trưởng Khoa Phụ khoa của Bệnh viện nhân dân Trịnh Châu cho biết: “Buồng trứng là một cơ quan s.inh d.ục nữ, nằm sâu trong khoang chậu. Kích thước buồng trứng dài khoảng 3cm, rộng 1,5cm và dày 1 cm, có hình hạt đậu dẹt. Chức năng của buồng trứng là sinh sản và nội tiết. Ung thư buồng trứng là khối u ác tính phụ khoa với tỷ lệ mắc cao nhất và điều trị khó khăn nhất sau ung thư cổ tử cung và ung thư nội mạc tử cung. Tỷ lệ t.ử v.ong của nó là cao nhất trong ung thư phụ khoa”.
Vì buồng trứng nằm sâu trong khoang chậu và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nên bệnh nhân khó nhận ra.
Tại sao lại gọi ung thư buồng trứng là “kẻ hại c.hết người thầm lặng”?
Vì buồng trứng nằm sâu trong khoang chậu và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nên bệnh nhân khó nhận ra. Hiện tại nó không được sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung, thường phát hiện ra khi đã ở giai đoạn muộn. Bác sĩ Quách Vĩ Bình chia sẻ: “Trong số những bệnh nhân chúng tôi tiếp nhận, 70% là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Ngoài ra, rất nhiều bệnh nhân xuất hiện trướng bụng, ăn không ngon, do đó rất dễn chẩn đoán sai. Cô bé Tiểu Lưu là một trường hợp như vậy.
Điều khủng khiếp là khoảng 70% bệnh nhân ung thư buồng trứng sẽ tái phát trong vòng 2 năm sau khi điều trị, và một khi tái phát bất luận là phẫu thuật hay hóa trị đều rất khó sống lâu dài, ung thư buồng trứng giai đoạn cuối sống được 5 năm tỉ lệ chỉ chiếm 25% -30%, vì vậy nó được gọi là “kẻ hại c.hết người thầm lặng”.
Điều khủng khiếp là khoảng 70% bệnh nhân ung thư buồng trứng sẽ tái phát trong vòng 2 năm sau khi điều trị.
Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng?
Bác sĩ Quách Vĩ Bình cho biết, nguyên nhân gây ung thư buồng trứng vẫn chưa rõ ràng, như di truyền, thường xuyên rụng trứng, lối sống không lành mạnh đều là những yếu tố nguy cơ.
1. T.iền sử gia đình: Đặc điểm dịch tễ học của ung thư buồng trứng cho thấy 23% ung thư buồng trứng có liên quan đến đột biến gen có tính di truyền, trong đó 65% -85% ung thư buồng trứng di truyền là đột biến BRCA.
2. Rụng trứng liên tục: Rụng trứng liên tục gây tổn thương và sửa chữa biểu mô bề mặt buồng trứng liên tục, do đó gây vô sinh, mãn kinh sớm, đều có thể dẫn đến ung thư buồng trứng.
3. Yếu tố môi trường: Hóa chất trong không khí, bức xạ,…
4. Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc, chế độ ăn nhiều chất béo, béo phì, căng thẳng tâm lý, thức khuya.
Hút thuốc, chế độ ăn nhiều chất béo, béo phì, căng thẳng tâm lý, thức khuya… là nguyên nhân dẫn đến ung thư buồng trứng.
Tiểu Lưu thừa nhận rằng, thói quen sống của cô rất tồi tệ, một ngày ba bữa không có quy luận, thời gian dài ăn thực phẩm bên ngoài và thường xuyên sử dụng đồ ăn vặt thay thế đồ ăn chính, cộng thêm việc thường xuyên thức khuya, thậm chí làm việc đến 1, 2 giờ sáng.
Bác sĩ Quách Vĩ Bình nhắc nhở: Nếu phụ nữ thấy khó chịu ở bụng và một số triệu chứng tiêu hóa kéo dài như chán ăn và đầy hơi. Hãy chú ý đến những tín hiệu sớm này và kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm ung thư buồng trứng.
Nguồn: Sohu/Helino
Căn bệnh ung thư đứng đầu ở phụ nữ: Sàng lọc như thế nào?
Theo GS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, ung thư vú vẫn là căn bệnh ung thư hàng đầu ở chị em phụ nữ. Hiện nay việc sàng lọc và phát hiện ung thư vú từ sớm vẫn là “chìa khóa vàng” để chữa bệnh thành công.
Ảnh minh họa.
Hiện nay, với phụ nữ ung thư vú đứng hàng đầu, tiếp đến là ung thư cổ tử cung, buồng trứng, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.
Theo công bố mới đây, hàng năm trên thế giới có khoảng hơn 2 triệu người mắc mới bệnh ung thư vú, đứng thứ hai, sau ung thư phổi, và chiếm khoảng 12% trong tổng số bệnh nhân ung thư trên thế giới.
Nếu chỉ tính riêng với phụ nữ thì ung thư vú đứng hàng thứ nhất về tỷ lệ mắc.
Về tỷ lệ t.ử v.ong, ung thư vú đứng thứ tư, sau ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày và ung thư gan.
Với ung thư vú để chẩn đoán cần thăm khám lâm sàng xem có chảy dịch không có bất thường gì hay không có tụt núm vụ hoặc co kéo, có khối u khiến tình trạng như vậy có hạch nách, hạch cổ chưa. Sau đó bác sĩ đưa ra chỉ định sao cho phù hợp nhất.
Theo các chuyên gia, bệnh ung thư vú nếu phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp.
Sàng lọc ung thư vú hiện nay được khuyến cáo là tự khám vú khi có dấu hiệu bất thường người bệnh nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Bác sĩ có thể khám lâm sàng sau đó cho chụp nhũ ảnh hay còn gọi xquang vú. Nhưng hiện nay giải phẫu bệnh mới là chẩn đoán vàng trong ung thư vú.
Việc tầm soát ung thư vú bằng MRI cũng được nhiều người quan tâm. GS Trần Văn Thuấn, Bệnh viện K trung ương cho rằng, sau khi FDA (cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận vào năm 1991, chụp cộng hưởng từ (MRI) vú là phương pháp thăm khám hiệu quả nhất vì giúp phát hiện và chẩn đoán sớm nhất các bệnh lý tuyến vú. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả MRI cùng với các xét nghiệm khác để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho các bệnh lý tuyến vú. Ngoài ra MRI vú còn được chỉ định trong việc phân giai đoạn ung thư, theo dõi sau phẫu thuật, hóa trị và quá trình tái phát ung thư.
MRI vú là kỹ thuật chuyên dụng tạo hình tiên tiến nhất về cấu trúc vú sử dụng kỹ thuật từ trường và không ảnh hưởng đến sức khỏe người thực hiện (an toàn và hiệu quả hơn so với các phương pháp X-quang, siêu âm hay khám lâm sàng thông thường). MRI vú có độ nhạy cao gần 100% đối với việc phát hiện ung thư vú xâm lấn có kích thước chỉ vài milimet.
Hạn chế của MRI là giá thành cao nên khó áp dụng rộng rãi trong sàng lọc, kèm theo hệ thống MRI có cấu tạo phức tạp nên việc lắp trên xe lưu động để mang đến các tuyến cơ sở là vô cùng khó khăn. Do đó, hiện nay ở nhiều quốc gia, MRI được áp dụng để phát hiện sớm bệnh lý ung thư vú ở những phụ nữ có dấu hiệu cảnh báo ung thư vú và có thể áp dụng để sàng lọc ung thư vú ở những phụ nữ có nguy cơ cao như có t.iền sử gia đình, có đột biến gen ung thư vú ( BRCA1, BRCA2, BRCA3) tại các trung tâm lớn – nơi mà người dân có thể dễ dàng tiếp cận phương pháp hiện đại này.
Tuy nhiên, phim chụp X-quang tuyến vú có độ nhạy, độ đặc hiệu đủ tiêu chuẩn để khám sàng lọc, hơn nữa kĩ thuật đơn giản, thời gian thực hiện nhanh và giá thành rẻ nên đến thời điểm hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng chụp X-quang tuyến vú là phương pháp sàng lọc thường quy cho những phụ nữ ở độ t.uổi trên 40 hoặc trên 50 t.uổi.
Hãy rèn luyện cho mình có một lối sống lành mạnh: không hút thuốc, hạn chế rượu bia, dinh dưỡng an toàn, hợp lý ( đạm vừa phải, tăng cường hoa quả, rau xanh), tập thể thao tối thiểu ngày 30 phút, 5 ngày trong 1 tuần 7 ngày ( 3-5-7), và tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ (2 lần một năm).
Theo infonet