Cô gái 23 t.uổi đột quỵ do một nguyên nhân phổ biến

Liên tiếp trong thời gian ngắn, nhiều người trẻ bị đột quỵ xuất huyết não, nguyên nhân chủ yếu do ’ sát thủ thầm lặng’ mang tên tăng huyết áp.

Phó giáo sư Nguyễn Huy Thắng – Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, trong thời gian vừa qua, ông liên tục nhận được thông tin các ca đột quỵ ở người trẻ. Một bệnh nhân n.ữ s.inh năm 2001 vào viện cấp cứu trong tình trạng đau đầu dữ dội. Bác sĩ chẩn đoán đột quỵ xuất huyết não, hiện người bệnh đang thở máy.

Phó giáo sư Thắng chia sẻ, các bác sĩ vẫn đang hồi sức tích cực cho bệnh nhân nhưng cơ hội hồi tỉnh mỏng manh, nếu cứu sống được, di chứng vẫn nặng nề. Gia đình “khóc hết nước mắt” vì người bệnh còn trẻ, cao huyết áp không uống thuốc.

Phó giáo sư Nguyễn Huy Thắng khám bệnh cho bệnh nhân. Ảnh: BSCC.

Trường hợp khác là nữ bệnh nhân 38 t.uổi được người thân chuyển đến từ Cần Thơ. Phim chụp CT cho thấy hình ảnh xuất huyết rất lớn bán cầu T. Với thể tích m.áu lớn như vậy, khả năng cứu sống gần như bằng không. Cô đến phòng cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn 2 bên, huyết áp 240 mmHg. Gia đình hoàn toàn không biết bệnh nhân đã bị tăng huyết áp trước đó. Cấp cứu vào buổi trưa, đến chiều, các y bác sĩ giải thích không thể cứu được nên gia đình đã đưa bệnh nhân về lo hậu sự.

Phó giáo sư Thắng cho biết, từ tháng 11 tới nay, ông liên tục nhận được các cuộc gọi “gửi gắm” người thân bị đột quỵ, đa phần đều là c.hảy m.áu não và bệnh nhân còn rất trẻ, có t.iền sử tăng huyết áp.

Đột quỵ có hai thể là nhồi m.áu não và xuất huyết não. Cho đến nay, y học hiện đại vẫn gặp khó khăn với cấp cứu xuất huyết não. Tỷ lệ t.ử v.ong cao, di chứng nhiều.

Nghiên cứu Enrich của Giáo sư Gustavo Pradilla công bố tại nghị thường niên Phẫu thuật Thần Kinh Mỹ cho thấy phẫu thuật chọc hút xâm lấn tối thiểu có thể cho hiệu quả khác biệt so với điều trị nội khoa đơn thuần. Tuy nhiên, ít bệnh viện tại Việt Nam (đặc biệt là bệnh viện công lập) có thể thực hiện kỹ thuật này theo đúng quy trình vì gặp khó khăn về dụng cụ. Khi gặp bệnh nhân xuất huyết não, các thầy thuốc đều hiểu, điều trị nội khoa bảo tồn tác động rất ít đến diễn tiến bệnh.

Vì vậy, dự phòng xuất huyết não được xem là vấn đề quan trọng. Trong đó, tăng huyết áp là “thủ phạm” gây ra hơn 90% trường hợp xuất huyết não. Việc kiểm soát chặt huyết áp là chiếc chìa khóa vàng trong điều trị phòng ngừa.

Theo khuyến cáo hiện nay của Hội Đột quỵ Mỹ, huyết áp nên được duy trì dưới 130/80 mmHg đối với các bệnh nhân có t.iền căn xuất huyết não. Trên những bệnh nhân t.iền căn đột quỵ có mức huyết áp bình thường dưới 120 mmHg.

Theo y văn, 70% trường hợp đột quỵ có thể tránh được nếu được dự phòng sớm, đối với xuất huyết não tỷ lệ này còn lớn hơn. Mức huyết áp tâm thu ổn định trong khoảng 90-120 mmHg giúp người bệnh tránh biến cố.

Tuy nhiên, trên thực tế tại Việt Nam, bác sĩ Thắng cho biết việc tuân thủ điều trị, đặc biệt ở người trẻ, là trở ngại rất lớn. Hầu hết người bị tăng huyết áp đều không có triệu chứng trước khi đột quỵ. Nhiều bệnh nhân trẻ đến khám với huyết áp 240 mmHg nhưng vẫn không có biểu hiện gì khác lạ.

Tăng huyết áp ở người trẻ có nhiều nguyên nhân. Trong đó, ăn nhiều thức ăn nhanh, chế biến mặn dễ gây tăng huyết áp.

Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi động mạch não bị nứt vỡ và c.hảy m.áu vào nhu mô não. Trong vòng vài phút, các tế bào não c.hết đi gây ra các biến chứng về thần kinh và vận động liên quan đến vùng não bị tổn thương. Triệu chứng là đột ngột buồn nôn, nôn, đau đầu, nhanh chóng thay đổi ý thức, hôn mê.

Cô gái xuất huyết não sau phẫu thuật thẩm mỹ, gia đình xin đưa về nhà

Nữ bệnh nhân 26 t.uổi được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch vì xuất huyết não sau phẫu thuật nâng ngực, gọt hàm, nhổ răng khôn.

Sáng 11/1, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết bệnh nhân H. (26 t.uổi) đã được gia đình xin đưa về nhà do tình trạng quá nặng. Chị là bệnh nhân bị hôn mê sau khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh (TP.HCM).

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Nguyễn Nhựt Tín, Phó khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy, người phụ nữ này được chuyển đến cấp cứu trong tình trạng phải bóp bóng giúp thở, hỗ trợ hô hấp.

Các bác sĩ tiến hành hội chẩn, xác định bệnh nhân xuất huyết não mức độ nặng. Tại Khoa Nội thần kinh, chị H. tiếp tục thở máy, được dùng các thuốc vận mạch, thuốc hạn chế mức độ lan rộng của ổ tổn thương. Tuy nhiên, sau 24 giờ vào viện, tình trạng bệnh nhân vẫn không có dấu hiệu cải thiện, tiên lượng rất nặng.

Đến tối 10/1, gia đình xin đưa chị H. về nhà vì tình trạng quá nặng.


Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: GL.

Liên quan đến vụ việc, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã làm việc với Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh, niêm phong hồ sơ bệnh án. Phía bệnh viện cũng tiến hành họp hội đồng chuyên môn.

Trước đó, vào ngày 9/1, chị H. đến Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh để phẫu thuật thẩm mỹ. Người phụ nữ được đặt túi ngực 2 bên, sau đó gọt góc hàm, hạ gò má, nhổ răng khôn. Sau mổ, bệnh nhân bất ngờ xảy ra tình trạng xuất huyết não.

Khi được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân mê sâu, chẩn đoán có m.áu tụ dưới màng cứng, xuất huyết não, phù não lan tỏa trên nền đặt túi ngực 2 bên, cắt góc hàm 2 bên, hạ cung gò má.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *