Cô gái bị áp xe vú do vi khuẩn Whitmore

Cô gái 27 t.uổi nhập viện do sốt cao liên tục, khó thở nhiều, thể trạng suy kiệt, nhiều ổ áp xe lớn nhỏ ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, bệnh nhân được lấy dịch ổ áp xe ở vú để nuôi cấy vi khuẩn, phát hiện có vi khuẩn Whitmore. Sau vài ngày điều trị, tình trạng bệnh không tiến triển, gia đình đã xin chuyển người bệnh đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Sau khi chuyển viện, người bệnh được chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng, áp xe cơ do vi khuẩn Whitmore. Các bác sĩ cấy đờm, cấy m.áu, cấy dịch ổ áp xe tại tuyến vú và cho người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết, điều trị kháng sinh liều cao.

Sau một tuần theo dõi và điều trị, ngày 9/10 người bệnh đã cắt sốt, các triệu chứng n.hiễm t.rùng giảm nhiều. Ba tuần điều trị tiếp theo, các ổ áp xe đã biến mất, xét nghiệm đã trở về giới hạn bình thường.

Whitmore còn gọi bệnh Melioidosis , là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Vi khuẩn gây bệnh sống trong đất. Đường lây nhiễm chính là các vết trầy xước trên da tiếp xúc đất hoặc nước có vi khuẩn, hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn.

Bệnh nhân Whitmore biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, không rõ ràng. Người bệnh thường có tổn thương đa cơ quan như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tản mạn, nhiễm khuẩn khu trú như áp xe cơ, áp xe phần mềm, áp xe gan,viêm hạch, viêm xương… Thời gian ủ bệnh từ một đến 21 ngày, trung bình 9 ngày. Các triệu chứng thường xuất hiện hai đến bốn tuần sau khi tiếp xúc vi khuẩn.

Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, hãy sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, suy giảm miễn dịch… cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, cần vào viện để khám, điều trị kịp thời.

Trong 3-4 năm trở lại đây, số ca bệnh có xu hướng tăng từ tháng 7 tới cuối năm, trùng với mùa mưa. Tháng trước, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang ghi nhận liên tiếp 4 người mắc Whitmore, trong đó có hai ca nặng.

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh này. Bác sĩ Hà Thế Linh – Khoa Cấp cứu khuyến cáo người dân nên chủ động chống bệnh Whitmore bằng cách tránh tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước ngoài môi trường. Người dân làm việc tiếp xúc với đất và nước ô nhiễm trong môi trường phải mang thiết bị bảo hộ như găng tay, ủng.

Trong trường hợp bị thương có nhiễm đất hoặc nước ngoài môi trường, hãy ngay lập tức rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Che vết thương hở và tránh tiếp xúc với đất hoặc nước cho tới khi lành hẳn. Không được thoa thảo mộc hay các chất khác lên vết thương. Đảm bảo vệ sinh, ăn uống sạch sẽ. Không hút t.huốc l.á, uống rượu, bia để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Những tín hiệu sức khỏe quan trọng từ gàu, ngứa, vi khuẩn trên da đầu

Khi bất cứ bộ phận nào trên cơ thể gặp trục trặc cũng là lúc “báo động” bạn nên rà soát lại toàn diện về sức khỏe của mình.

Gàu, ngứa, vi khuẩn trên da đầu cũng mang nhiều “ẩn ý” về tình trạng sức khỏe.

Không đơn giản chỉ là gàu, ngứa, vi khuẩn

Theo bác sĩ CKI. Tô Lan Phương – chuyên khoa da liễu, tuy tình trạng gàu, ngứa, vi khuẩn rất phổ biến với tỉ lệ người mắc trung bình trên thế giới là 50%, thậm chí trên 60% tại một số quốc gia châu Á. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không thể xem thường, bởi gàu, ngứa, vi khuẩn có thể nói lên rất nhiều về tình trạng sức khỏe chung của cơ thể.

Gàu, ngứa, vi khuẩn trên da đầu “tố cáo” nhiều vấn đề sức khỏe nhưng vẫn thường bị bỏ lơ.

Tín hiệu về bệnh da liễu

Gàu, ngứa, vi khuẩn trên da đầu có thể là dấu hiệu của bệnh lý viêm da tiết bã, khi các tuyến bã nhờn hoạt động quá công suất, khiến da viêm đỏ, bong tróc thành vảy gàu. Ngoài ra, đây cũng là biểu hiện khi bệnh vảy nến hay chàm xuất hiện trên da đầu thay vì các vùng da dễ thấy khác trên cơ thể. Vì vậy, tình trạng gàu, ngứa, vi khuẩn kéo dài chính là “báo động” rằng bạn cần gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn thêm.

Báo động của chế độ dinh dưỡng

Da khô, thiếu các dưỡng chất như kẽm, vitamin B cũng là một nguyên nhân đáng lưu ý gây ra tình trạng gàu, ngứa, vi khuẩn. Khi không bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, nhiều bộ phận sẽ “đình công” và da đầu cũng không ngoại lệ.

Cảnh báo sinh hoạt không điều độ

Sinh hoạt không điều độ, sử dụng nhiều chất kích thích, sức khỏe tâm lý không ổn định… cũng là những nguyên nhân gây ra căng thẳng và làm ảnh hưởng đến sức đề kháng chung. Tình trạng da đầu cũng từ đó mà xuống cấp, tạo ra môi trường thuận lợi cho gàu, ngứa, vi khuẩn, vi nấm phát triển nhanh chóng.

Chế độ ăn uống và sức khỏe tinh thần cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mái tóc khỏe mạnh.

“Bảng đo” chất lượng môi trường sống

Gàu, ngứa, vi khuẩn trước hết có thể là dấu hiệu của việc da đầu bị kích ứng với các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp, có chứa chất độc hại, gây kích ứng. Ngoài ra, khi tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm hoặc tia UV quá nhiều cũng khiến lớp bảo vệ da đầu không thể hoạt động mạnh mẽ, tiếp tay cho gàu, ngứa, vi khuẩn “chiếm đóng” da đầu.

Không thể làm ngơ trước gàu, ngứa, vi khuẩn!

Bác sĩ Tô Lan Phương cũng khẳng định rằng: “Tuy gàu, ngứa, vi khuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng sống và liên quan tới sức khỏe nói chung nhưng sẽ không có gì đáng lo nếu chúng ta biết cách đ.ánh bay gàu, ngứa, vi khuẩn và chăm sóc cơ thể phù hợp từ trong ra ngoài”.

Bác sĩ Tô Lan Phương đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích về việc đ.ánh bay gàu, ngứa, vi khuẩn và chăm sóc cơ thể.

Nền tảng trong việc đ.ánh bay, gàu, ngứa, vi khuẩn và bảo vệ sức khỏe là một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt điều độ để tăng sức đề kháng của cơ thể. Nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu kẽm, vitamin B, C, E… để có làn da, đặc biệt là da đầu khỏe mạnh, đủ sức đ.ánh bay gàu, ngứa, vi khuẩn.

Việc chăm sóc, bảo vệ da đầu cũng rất quan trọng đối với hành trình đ.ánh bay gàu, ngứa, vi khuẩn của mỗi người. Sử dụng dầu gội trị gàu là đương nhiên nhưng cần chọn những thương hiệu uy tín, có công thức đ.ánh bay gàu, ngứa, vi khuẩn được Sở Y Tế công nhận để đảm bảo an toàn, không bị kích ứng da đầu.

Việc đ.ánh bay gàu, ngứa, vi khuẩn kết hợp với dưỡng ẩm bằng Vitamin B3, Amino Acid trong dầu gội cũng giúp da đầu bớt khô, ngăn tình trạng vảy gàu bong tróc. Ngoài ra, không nên sử dụng vô tội vạ các sản phẩm dưỡng tóc khiến da đầu bị quá tải.

Bên cạnh đó, cần điều chỉnh những thói quen như đội mũ khi tóc còn ướt, không vệ sinh khăn thường xuyên, cào mạnh tay khi gội đầu, chủ quan đi đường gần mà không che chắn tóc… vì đây có thể là những lý do khiến việc đ.ánh bay gàu, ngứa, vi khuẩn của bạn trở thành công cốc.

Áp dụng kịp thời những biện pháp cải thiện sức khỏe, da đầu và chọn đúng sản phẩm, bạn có thể loại bỏ được một nỗi lo dai dẳng và tự tin khỏe mạnh với mái tóc sạch gàu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *