Cô gái Trung Quốc bị nổi mụn rộp ở chân tay vì ăn món bổ dưỡng này mỗi ngày

Nhiều người cứ nghĩ bản thân có t.iền sử dị ứng với hải sản thì vẫn có thể ăn được các loại cá. Tuy nhiên, chính vì yếu tố chủ quan này mà một cô gái ở Quảng Đông đã phải trả giá bằng những nốt mụn rộp sưng phồng trên cơ thể.

Cá vốn là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng và bổ sung thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với những người có t.iền sử dị ứng với hải sản thì nên cẩn thận với một số loại cá để tránh trường hợp da bị nổi mẩn, sưng ngứa như cô gái người Trung Quốc sau đây.

Tiểu Lâm (19 t.uổi) đang sống tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Cô vốn là một người rất thích ăn cá, nhất là cá trôi, cá trắm và cá mè. Thế nhưng, Tiểu Lâm lại là người có t.iền sử bị dị ứng với các loại hải sản. Đặc biệt, cơ địa da của Tiểu Lâm cũng rất nhạy cảm nên cứ tới mùa hanh khô là da cô lại nổ mẩn đỏ ở chân.

Vào tháng 6 năm nay, Tiểu Lâm phát hiện thấy chân tay của mình bỗng nổi phát ban đỏ. Ban đầu, cô chỉ nghĩ là mình bị mẩn ngứa thông thường nhưng không ngờ sau đó, lòng bàn tay còn nổi cả mụn nước, ngứa ngáy không chịu nổi.

Sau đó, Tiểu Lâm phải tới bệnh viện gần nhà và được bác sĩ đưa cho một số loại thuốc chống dị ứng đường uống. Khi Tiểu Lâm dùng thuốc xong, các nốt mụn rộp vẫn không được cải thiện mà thậm chí còn lan sang cả hai tay, hai chân. Tiểu Lâm cho biết: “Những năm gần đây, tôi thường xuyên bị nổi mụn nước nhưng chưa bao giờ nghiêm trọng như vậy. Tôi chẳng thể ngủ ngon và điều này cũng làm ảnh hưởng đến công việc của tôi”.

Tiểu Lâm phải vào bệnh viện thêm một lần nữa để kiểm tra và bác sĩ cho biết, cô vốn đã có t.iền sử dị ứng trong cơ thể nên việc ăn nhiều cá (chứa nhiều protein) sẽ dẫn đến tình trạng nổi mụn rộp. Qua kiểm tra thì bác sĩ thấy Tiểu Lâm có biểu hiện bị dị ứng thực phẩm, gây viêm da và n.hiễm t.rùng nghiêm trọng. Các nốt mụn ngày càng tích tụ mà không được điều trị sớm khiến Tiểu Lâm gãi ngứa và sưng phồng rộp da.

Tiểu Lâm ở lại bệnh viện và được y tá bôi thuốc nên vết rộp dần biến mất, không còn cảm giác ngứa ngáy nữa. Điều đáng lo ngại hơn, khi bác sĩ kiểm tra vết thương của Tiểu Lâm thì phát hiện cô đã bị nhiễm MRSA và liên cầu khuẩn.

May mắn là bác sĩ đã điều chỉnh thuốc kịp thời nên các nốt mụn rộp ở bàn tay và bàn chân của Tiểu Lâm dần xẹp xuống, không còn cảm giác ngứa ngáy nữa. Hai tuần sau đó, Tiểu Lâm đã không còn nốt mụn phồng nào trên da, làn da cũng được tái tạo, lành lặn trở lại.

Một số dấu hiệu dị ứng thực phẩm mà bạn không nên chủ quan coi thường:

– Da nổi mẩn đỏ.

– Mạch đ.ập chậm.

– Ngứa rát miệng.

– Đau tức ngực.

– Gặp vấn đề ở đường ruột.

Source (Nguồn): Sohu

Theo Helino

Chữa trị bệnh vẩy nến

Gần đây, da tay tôi xuất hiện những mảng sần sùi màu trắng, rất ngứa. Có phải tôi đã bị bệnh vẩy nến, bệnh có khỏi được không thưa bác sĩ?

Tranthanh40@yahoo.com.

Ảnh minh họa

Vẩy nến là bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến 2 – 3% dân số thế giới với khoảng 125 triệu người mắc. Bệnh được đ.ánh giá là lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, vẩy nến có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh.

Khi bị vẩy nến, người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến họ mất tự tin trong giao tiếp. Đó là các đám mảng đỏ, hơi gồ cao, nền cứng cộm có vẩy trắng, nhiều tầng, nhiều lớp, dễ bị bong, khi cạo vụn ra như bột trắng, như phấn, như vết nến rơi lả tả. Vẩy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên, số lượng nhiều. Việc điều trị vẩy nến rất phức tạp, tuy bệnh không gây c.hết người nhưng lại kéo dài và điều trị chỉ khỏi nhất thời, sau đó lại xuất hiện. Người mắc bệnh vẩy nến trong chế độ ăn hằng ngày ưu tiên ăn cá, rau củ tươi, hạn chế ăn thịt, trứng, sữa, các đồ uống có chất kích thích. Bên cạnh đó, phải tắm mỗi ngày để loại bỏ vảy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm. Sau đó, thoa kem dưỡng da, thuốc lên vùng da có vẩy nến.

Trường hợp của bạn, để xác định được bệnh, cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị cụ thể.

BS. Vũ Thị Dung

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *