Có nên ăn cá chạch thường xuyên?

Cá chạch đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe con người, vậy có nên ăn cá chạch thường xuyên?

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, cá chạch được đ.ánh giá cao về tác dụng với sức khỏe. Y học hiện đại cho rằng, cá chạch tác dụng bổ dưỡng, tăng sức đề kháng, lưu thông khí huyết, tăng các enzym tiêu hóa thức ăn, có ích cho chữa bệnh suy giảm sinh lực như hen suyễn, lao.

Trong Đông y, cá chạch được ví như “sâm nước” bởi tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lý. Trong cá chạch chứa nhiều lysine – thành phần thiết yếu hình thành t.inh t.rùng. Vì vậy, ăn cá chạch không chỉ giúp tăng số lượng mà còn cả chất lượng t.inh t.rùng.

Cá chạch vị ngọt, tính bình, bổ dương, viêm gan, vàng da, mụn nhọt, l.ở l.oét, suy giảm t.ình d.ục ở nam giới, rối loạn x.uất t.inh.

Theo một số nghiên cứu, cá chạch tác dụng lợi mật, bảo vệ tế bào gan, hạ men gan. Người viêm gan mạn tính có thể ăn loại cá này để bảo vệ gan.

Cá chạch đem lại nhiều tác dụng với sức khỏe con người. (Ảnh minh họa)

Cá chạch chứa nhiều canxi. Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, 100 g cá chạch cung cấp 109 mg canxi cùng protein và các dưỡng chất khác.

Theo chuyên gia, hàm lượng canxi cao hơn 6 lần so với cá chép và hơn khoảng 10 lần so với mực, cá chạch giúp ngăn ngừa còi xương ở t.rẻ e.m và chắc khỏe xương ở người lớn t.uổi. Bạn có thể nấu cùng đậu phụ để tăng hàm lượng canxi tốt nhất cho cơ thể.

Ăn cá nhỏ cả xương sẽ hấp thu được nhiều lượng canxi nhất. Để đảm bảo chất lượng tối đa, bạn nên chọn mua cá chạch tươi sống, còn giãy mạnh, thân mình to, mắt trong, da sáng bóng và có phần mang cá đỏ tươi. Bạn có thể ăn loại cá này thường xuyên, tuy nhiên cần đa dạng thực phẩm, không nên tiêu thụ liên tục.

Ngoài ra, bạn không nên ăn cá chạch với giấm, cà chua, thịt chó vì nguy cơ gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa. Nấu chín, tránh ăn tái sống để ngừa nhiễm ký sinh trùng.

Có nhiều món ăn ngon từ cá chạch tốt cho sức khỏe bạn có thể tham khảo như:

– Cá chạch nấu canh với đại táo, nêm nếm vừa miệng, cho thêm tiêu, ớt ăn hằng ngày từ 7 tới 10 hôm sẽ giảm tình trạng mẩn ngứa, thanh nhiệt, giải độc.

– Cá chạch nấu với thịt lợn thêm gừng, tiêu cho người mới ốm, suy nhược, trẻ suy dinh dưỡng. Bạn mua 100g cá chạch làm sạch, 50g thịt nạc, nấu cá chạch cho chín nhừ rồi cho thịt lợn, nêm gia vị vừa miệng. Bạn ăn ngày 1 lần, liên tục trong 3 tuần, nghỉ 1 tuần lại ăn tiếp. Món ăn này lặp lại trong 3 tháng liên tục sẽ giúp lưu thông khí huyết nâng cao sức đề kháng.

– Cháo cá chạch tốt cho nam giới. Bạn mua cá chạch làm sạch nhớt, loại bỏ xương, đầu cá. Lấy thịt cá xào với hành đã phi thơm cho thêm hạt lạc, xì dầu, đường, nước mắm đảo đều cho thơm, săn thịt cá lại. Gạo vo sạch nấu thành cháo. Cuối cùng, bạn cho thịt cá xào thơm vào cháo trắng và đảo đều lên, ăn nóng cho thêm lá hành, tiêu, ớt tùy sở thích mỗi người.

Ngoài ra, cá chạch cũng là thực phẩm cho mâm cơm thêm phong phú như chạch om chuối đậu, chạch chiên giòn với lá lốt, chạch kho tương, chạch kho riềng. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều cá chạch mà quên các thực phẩm khác.

Trên đây là những thông tin tư vấn của chuyên gia giải đáp thắc mắc có nên ăn cá chạch thường xuyên. Hy vọng bạn sẽ có lựa chọn thực phẩm phù hợp nhất đối với sức khỏe.

Loại cây dại được mệnh danh ‘vua các loại rau’, thuốc bổ cho nhiều người

Rau dớn là loại cây dại mọc ở các vùng ẩm ướt và trở thành đặc sản được nhiều người săn lùng bởi vừa lạ miêng, vừa là bài thuốc chữa bệnh.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ở nhiều tỉnh rau dớn còn được xem là “vua của các loại rau”. Loại rau này mọc tự nhiên nên không có thuốc trừ sâu, tăng trưởng.

Người dân thường thu hoạch những đọt ngọn non cuốn lại như vòi voi để chế biến thành món ăn. Rau dớn vào mùa mưa là ngon nhất vì nhiều lá non.


Rau dớn là rau tự nhiên, mọc dại trong rừng. Ảnh: Thuocdantoc.vn

Theo y học cổ truyền, rau dớn là một bài thuốc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Về tính vị, rau dớn có tính mát, lợi tiểu, tốt cho đại tràng. Nhiều công năng khác nhau như chữa ho, nhức đầu, sốt cao, làm lành vết thương, n.hiễm t.rùng da, tiêu chảy, kiết lỵ.

Đặc biệt, rau dớn là thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh. Ăn rau dớn giúp lưu thông m.áu. Chất nhớt trong lá, thân giúp nhuận tràng. Cành và lá rau này có thể phơi khô làm trà uống. Ngoài ra, bạn có thể chế biến rau dớn thành các món ăn bổ sung trong các bữa cơm hằng ngày.

Trong sinh hoạt, rau dớn có thể giúp bạn làm lành vết thương cầm m.áu. Lấy 50gram rau dớn rửa sạch giã nhỏ và đắp trực tiếp lên vết thương. Trường hợp đau bụng, hen suyễn, sốt rét có thể lấy rau dớn rửa sạch đem thái nhỏ rồi sắc lên với 200ml nước đun đến khi gần cạn thì chắt nước uống.

Lương y Sáng lưu ý rau dớn có chất nhờn nên rửa cần nhẹ tay. Ngoài ra, lá và thân bẩn nên cần được rửa thật sạch, chần qua nước sôi để giảm độ nhớt và nâng cao chất lượng món ăn.

Rau dớn thường mọc ở các khu vực ẩm ướt, nó có tác dụng hút asen trong đất làm sạch môi trường nên khi ăn cần chọn rau ở vùng đất không bị ô nhiễm hóa chất. Nên ăn rau nấu chín, hạn chế gỏi rau dớn vì có thể gây chướng bụng cho người ăn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *