Có nên đi bộ ngay sau khi ăn?

Sau bữa ăn, nhiều người thường có xu hướng nghỉ ngơi thay vì tham gia hoạt động thể chất. Tuy nhiên, việc đi bộ sau khi ăn không chỉ mang lại sự thoải mái và giảm căng thẳng mà còn đem đến nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Có nên đi bộ ngay sau khi ăn? Ảnh: Sky News

Dưới đây là 5 lợi ích chính của việc đi bộ sau khi ăn:

1. Cải thiện tiêu hóa

Những vấn đề như đầy hơi, táo bón, trào ngược axit, và đau dạ dày thường xuyên xuất hiện sau bữa ăn. Việc đi bộ sau khi ăn kích thích hoạt động của dạ dày và ruột, giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn trong cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm triệu chứng khó tiêu.

2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất thường xuyên là yếu tố quan trọng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Đi bộ sau bữa ăn giúp giảm huyết áp, cholesterol, và nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch, đồng thời tăng cường sự linh hoạt của hệ tuần hoàn m.áu.

3. Điều chỉnh lượng đường trong m.áu

Lượng đường trong m.áu tăng đột biến sau khi ăn, và việc không vận động có thể làm tăng rủi ro về bệnh tiểu đường. Đi bộ sau bữa ăn giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu, ngăn chặn tích trữ đường thừa, và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

4. Thúc đẩy giảm cân lành mạnh

Dù chỉ là đi bộ ngắn sau bữa ăn, nhưng nó có thể giúp đốt cháy calo và duy trì hoặc giảm cân. Hoạt động nhẹ nhàng này cũng giúp kiểm soát sự thèm ăn và ngăn chặn ăn những thực phẩm không lành mạnh giữa các bữa ăn.

5. Ngủ ngon hơn

Đi bộ sau bữa tối không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, tăng cường chu kỳ đ.ánh thức giấc ngủ tự nhiên, và giúp người thực hiện có giấc ngủ sâu hơn.

Khi nào và nên đi bộ trong bao lâu?

Không có quy tắc cứng nhắc về thời điểm cụ thể, nhưng nếu có thể, đi bộ ngay sau khi ăn mang lại nhiều lợi ích nhất. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không thoải mái ở dạ dày, hãy đợi khoảng 15 phút sau bữa ăn hãy bắt đầu đi bộ.

Thời lượng nên đi bộ phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân. Đối với hỗ trợ tiêu hóa, 10-15 phút là đủ. Nhưng để cải thiện sức khỏe tổng thể và đạt 10.000 bước mỗi ngày, bạn có thể cần đi bộ 30 phút.

Lưu ý, bạn chỉ nên đi bộ sau khi ăn chứ không nên chạy bộ hoặc tập thể dục quá sức vì nó sẽ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.

Tác dụng hỗ trợ trị bệnh của quả thanh long

Hiện nay đang là thời điểm chính vụ của thanh long. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến những lợi ích sức khỏe mà loại trái cây này mang lại.

1. Những lợi ích sức khỏe từ quả thanh long

1.1 Giúp ổn định lượng đường trong m.áu

Thanh long đã được chứng minh là cải thiện quá trình chuyển hóa glucose, giữ cho lượng đường trong m.áu ổn định ở những người bị tăng đường huyết và tiểu đường. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là họ chưa đưa ra lượng thanh long cần thiết để đạt được tác dụng này.

1.2 Hỗ trợ tiêu hóa

Thanh long chứa prebiotics, một loại thức ăn cho probiotic, lợi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột. Khi có càng nhiều prebiotic càng giúp cân bằng lợi khuẩn và hỗ trợ tiêu hóa.

1.3 Tăng cường khả năng miễn dịch

Loại quả này rất giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa có tác dụng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

1.4 Bổ sung sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy và cung cấp năng lượng. Thanh long có chứa sắt, giúp cung cấp sắt cho cơ thể. Đặc biệt, thanh long cũng chứa vitamin C giúp cơ thể bạn hấp thụ tốt hơn chất sắt.

1.5 Giúp kiểm soát cân nặng

Trong thành phần dinh dưỡng của thanh long có tới 80% là nước nên nó có hàm lượng calo thấp, giúp kiểm soát cân nặng.

1.6 Ngăn ngừa ung thư và lão hóa sớm

Quả thanh long giàu chất chống oxy hóa như flavonoid, axit phenolic và betacyanin. Những chất tự nhiên này bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do, những phân tử có thể dẫn đến các bệnh như ung thư và lão hóa sớm.

Quả thanh long giàu chất chống oxy hóa như flavonoid, axit phenolic và betacyanin. Những chất tự nhiên này bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do, những phân tử có thể dẫn đến các bệnh như ung thư và lão hóa sớm.

Mặc dù hiếm gặp nhưng thanh long vẫn có thể gây dị ứng ở một số người có cơ địa đặc biệt.

2. Nguy cơ khi lạm dụng thanh long

2.1 Dị ứng

Mặc dù rất hiếm gặp nhưng đã có nghiên cứu báo cáo trường hợp bị dị ứng thanh long với các biểu hiện sưng lưỡi, phát ban và nôn.

2.2 Tiêu chảy

Nếu bạn ăn quá nhiều thanh long có thể bị tiêu chảy do đặc tính nhuận tràng của loại trái cây này.

2.3 Tiểu ra m.áu giả

Tác dụng phụ này gặp phải khi bạn ăn nhiều thanh long. Tuy nhiên, biểu hiện này không nguy hiểm, sẽ tự biến mất khi cơ thể tiêu hóa hết thanh long.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *