Nếu bạn bị dị ứng sau tiêm liều vaccine đầu tiên, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc kháng histamine trước liều thứ hai; nhưng nếu không có chỉ định thì tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Khi tiêm vaccine, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt để tạo phản ứng bảo vệ chống lại mầm bệnh – trong trường hợp này là nCoV. Khi hệ thống miễn dịch được kích hoạt, sẽ có sự giải phóng nhất thời các chất trung gian gây viêm, có thể dẫn đến các triệu chứng như: sốt, đau nhức, mẩn đỏ và sưng tấy tại chỗ tiêm hoặc các hạch bạch huyết lân cận. Các triệu chứng này thường hết trong vòng 24 đến 48 giờ.
Một số nhỏ có nguy cơ tiến triển thành những phản ứng nghiêm trọng nếu bệnh nhân bị dị ứng với polyethylene glycol hoặc polysorbate, là những thành phần có trong vaccine Covid-19. Những phản ứng này rất hiếm gặp, thường thông qua cơ chế trung gian immunoglobulin E (IgE), có thể dẫn đến phản vệ. Dưới tác dụng của IgE, các tế bào mast và bạch cầu ưa base được hoạt hóa giải phóng các chất trung gian như histamine, prostaglandine, cytokine… có thể làm co thắt khí quản (gây ra khó thở, thở khò khè), phát ban, tụt huyết áp và các triệu chứng tiêu hóa khác.
Dị ứng hoặc phản vệ các mức độ khác nhau có thể tự nhận biết được qua một trong các dấu hiệu sau: Ở miệng có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi; Ở da có mày đay, ngứa, phát ban hoặc nổi mẩn đỏ, phù mạch; Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó. Về tim mạch có dấu hiệu tức ngực, hồi hộp đ.ánh trống ngực, huyết áp tăng cao hoặc tụt thấp. Đường tiêu hóa thì dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy. Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái. Nặng hơn có thể rối loạn ý thức, hôn mê, ngất…
Thuốc kháng histamin (còn gọi là thuốc chống dị ứng) làm giảm mức độ nghiêm trọng của các loại phản ứng dị ứng bằng cách ngăn chặn các thụ thể histamine khắp cơ thể, ngăn ngừa các triệu chứng này.
Có nên dùng các thuốc chống dị ứng trước khi tiêm vaccine?
Hiện, các chuyên gia y tế đều đồng thuận lợi ích của việc hoàn thành hai mũi vaccine lớn hơn nhiều so với nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng do tiêm chủng không đầy đủ hoặc không tiêm vaccine.
Nếu gặp dị ứng sau liều vaccine đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa có thể khuyến cáo nên điều trị trước bằng thuốc chống dị ứng (kháng histamin) để làm giảm phản ứng của cơ thể với histamine nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng dị ứng. Các nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng thuốc kháng histamine giúp giải quyết các phản ứng dị ứng mà một số người gặp phải sau khi tiêm vaccine Covid-19. Những người có phản ứng dị ứng với mũi một vaccine cũng cần được theo dõi chặt chẽ hơn khi tiềm mũi hai.
Tuy nhiên, người dân không nên dùng thuốc chống dị ứng trước khi tiêm phòng vaccine Covid-19 để cố gắng ngăn ngừa các phản ứng dị ứng của vaccine. Việc tự ý sử dụng thuốc chống dị ứng trước khi tiêm vaccine mà không có bất kỳ sự tư vấn, hướng dẫn nào từ chuyên gia y tế có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, bởi bất kỳ loại thuốc nào cũng là con dao hai lưỡi. Nên dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Những lưu ý khi dùng thuốc kháng histamine chống dị ứng
Các loại thuốc chống dị ứng (kháng histamine) chỉ có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng mà không có tác dụng điều trị bệnh tận gốc. Ngoài ra, với các trường hợp dị ứng nặng g.ây s.ốc phản vệ thì thuốc kháng histamine không có tác dụng mà phải dùng các biện pháp điều trị cấp cứu.
Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng histamine như buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Điểm lưu ý quan trọng là không được dùng chung thuốc kháng histamin với rượu. Thận trọng khi dùng các loại thuốc kháng histamine cho phụ nữ mang thai vì dễ gây tác dụng phụ và ảnh hưởng tới thai nhi. Do vậy trước khi sử dụng mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng.
Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng histamin để phòng dị ứng trước khi tiêm vaccine Covid-19 một cách thường quy. Bất kỳ ai bị phản ứng sau liều đầu tiên cộng với những người có t.iền sử phản ứng với vaccine nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn tiêm phòng đầy đủ. Mọi sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng, thời gian sử dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm.
Bác sĩ Nguyễn Thành Huy – Kim Cúc
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Có nên uống thuốc chống dị ứng trước khi tiêm?
Tôi nghe mọi người nói trước khi tiêm vắc xin thì uống thuốc chống dị ứng để giảm nguy cơ sốc phản vệ, uống aspirin để giảm nguy cơ biến chứng đông m.áu. Điều này có đúng không?
Câu hỏi: Tôi nghe mọi người nói trước khi tiêm vắc xin thì uống thuốc chống dị ứng để giảm nguy cơ sốc phản vệ, uống aspirin để giảm nguy cơ biến chứng đông m.áu. Điều này có đúng không?
Sau khi tiêm vắc xin, hầu hết người tiêm có thể gặp các phản ứng nhẹ thường gặp sau tiêm như sốt, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi…
Trả lời:
TS Đặng Thị Thanh Huyền , Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết:
Sau khi tiêm vắc xin, hầu hết người tiêm có thể gặp các phản ứng nhẹ thường gặp sau tiêm như sốt, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi… Đây là biểu hiện của cơ thể trong giai đoạn sinh kháng thể đáp ứng để phòng chống bệnh.
Các dấu hiệu này thường tự khỏi sau 2-3 ngày. Bạn có thể sử dụng các thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường nếu bị sốt. Tuy nhiên, nếu bạn không gặp các dấu hiệu này thì không nên sử dụng các thuốc chống dị ứng trước và sau khi tiêm.
Đồng thời, bạn phải chủ động theo dõi các dấu hiệu bất thường của cơ thể như tức ngực, khó thở, đau ngực, đau bụng, tê môi lưỡi… Nếu gặp phải những triệu chứng này, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời, hạn chế tối đa các phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Việc uống thuốc chống dị ứng trước khi đi tiêm để phòng nguy cơ sốc phản vệ như người dân truyền tai là không có giá trị.
PGS.TS Đào Xuân Cơ , Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam chia sẻ:
Việc uống thuốc chống dị ứng trước khi đi tiêm để phòng nguy cơ sốc phản vệ như người dân truyền tai là không có giá trị. Ngoài ra, việc uống aspirin để phòng biến chứng đông m.áu sau tiêm là không nên, không có tác dụng.
Quan trọng nhất, đó là cơ sở tiêm chủng khám sàng lọc kỹ, theo dõi kỹ phản ứng sau tiêm.
Trong trường hợp sau khi tiêm vắc xin mũi một, cơ thể bị nổi mẩn (một lúc là hết), đây là những biểu hiện phản ứng dị ứng cần phải theo dõi. Khi đi khám sàng lọc để tiêm mũi 2, người dân nên trao đổi kỹ với bác sĩ về những dấu hiệu này.