Có nên tự ý dùng Tamiflu khi nghi ngờ mắc cúm A?

Thời gian gần đây, có tình trạng các gia đình có con em mắc cúm thường cố gắng đi mua thuốc Tamiflu về điều trị, với mong muốn thuốc sẽ t.iêu d.iệt vi rút cúm gây bệnh.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng không nên tự ý dùng Tamiflu vì nhiều lý do.

Theo báo Tin tức, tại khoa Khám bệnh, bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) từ sáng đến chiều ngày 24/12 đông kín bệnh nhân xếp hàng, không khí khá ngột ngạt, khiến nhiều người phải đeo khẩu trang, nhiều bệnh nhân đến khám với các biểu hiện: Sốt, ho, sổ mũi…

Bác sĩ Phạm Thị Như Hoa, khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: “Hiện là thời điểm cúm A gia tăng, những ngày gần đầy số bệnh nhân vào viện tăng cao, có những ngày cao điểm, khoa nhi tiếp nhận tới 200 bệnh nhân, phần lớn là trẻ mắc bệnh đường hô hấp, nhất là bệnh cúm. Đã có trường hợp phụ huynh đưa con đến khám cho biết, ở lớp trẻ có tới 10 bạn nghỉ học vì sốt. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của cúm A là trẻ bị sốt, sốt cao, thường lên tới 39 – 40 độ. Nhiều bố mẹ cho con uống hạ sốt ở nhà, nhưng không đỡ, nên đã đưa trẻ vào khám. Những biến chứng sau đó có thể là trẻ ho nhiều hơn, bị viêm phế quản hoặc viêm phổi”.

Theo Cục Quản lý dược, ngày 26/12, 50.000 viên thuốc Tamiflu trị cúm sẽ nhập khẩu về Việt Nam. Ảnh: TL/Thời báo Tài chính VN

Cũng theo BS. Phạm Thị Như Hoa, đang trong mùa dịch cúm A, cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị sốt cao. Với các trẻ lớn đi học, cần có biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang. Nếu trẻ có biểu hiện sốt phải lưu ý để cách ly trẻ, tránh để bệnh lây lan.

Tại khoa Nhi của bệnh viện Thanh Nhàn, các giường bệnh cũng đã chật kín, phần lớn là trẻ mắc bệnh bệnh cúm, các bệnh đường hô hấp.

Còn tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, bệnh viện Nhi Trung ương, hai tuần trở lại đây cũng ghi nhận số ca mắc cúm gia tăng từ 10 – 20%. Bệnh viện phải dành hẳn khoa Điều trị tự nguyện B và Trung tâm Y học lâm sàng Nhiệt đới Nhi khoa để tiếp nhận khám và phân loại điều trị bệnh cúm, tránh lây chéo.

Thời gian gần đây, có tình trạng các gia đình có con em mắc cúm thường cố gắng đi mua thuốc Tamiflu về điều trị, với mong muốn thuốc sẽ t.iêu d.iệt vi rút cúm gây bệnh.

Về vấn đề này, TS.BS Đỗ Thiện Hải, Trung tâm bệnh nhiệt đới (bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: “Thực chất, thuốc Tamiflu không phải thuốc diệt vi rút, mà có tác dụng làm ức chế sự nhân lên của vi rút, làm giảm khả năng bám dính của vi rút ở niêm mạc đường hô hấp. Đã có báo cáo cho thấy, các bệnh nhân sau 5 ngày dùng thuốc Tamiflu vẫn có đến gần 60% trẻ xét nghiệm còn vi rút cúm trong người, sau 10 ngày dùng thuốc vẫn còn khoảng 30 – 40% trẻ vẫn thấy vi rút trong họng. Không nhất thiết các trường hợp cứ mắc cúm là phải dùng thuốc này. Hiệu quả điều trị của thuốc Tamiflu là có thể giảm triệu chứng của bệnh cúm, còn các tác dụng khác không nổi bật như dùng kháng sinh khi điều trị nhiễm khuẩn”.

Cũng theo TS. BS. Đỗ Thiện Hải, theo quy định, thuốc Tamiflu là thuốc phải dùng theo kê đơn, chứ không phải thuốc bán ở nhà thuốc thông thường. Vì vậy, muốn sử dụng phải có chỉ định của thầy thuốc. Đặc biệt, thuốc Tamiflu chỉ có tác dụng rõ rệt trong vòng 48 giờ đầu kể từ khi bệnh nhân có triệu chứng cúm; còn nếu dùng sau thì tác dụng điều trị cũng không khác gì các thuốc dùng cho cảm cúm thông thường.

Thời báo Tài chính Việt Nam cho hay theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), số lượng thuốc Tamiflu 75mg tồn kho tại công ty phân phối là 1.720 viên. Cục đã điều động 1.000 viên thuốc Tamiflu 75mg cho bệnh viện Nhi Trung ương. Kiện hàng nhập khẩu 50.000 viên thuốc Tamiflu dự kiến được nhập khẩu về Việt Nam vào ngày 26/12/2019.

Cụ thể, lô thuốc Tamiflu tiếp theo khoảng 140.000 viên 75mg sẽ tiếp tục được nhập khẩu về trong tháng 1/2020.

Cục Quản lý dược đề nghị người dân không tự ý điều trị, chỉ sử dụng thuốc Tamiflu khi được bác sĩ kê đơn. Việc tự sử dụng thuốc không theo đơn của bác sĩ sẽ không đảm bảo an toàn và gây kháng thuốc. Người dân khi có triệu chứng bệnh cúm cần đến các cơ sở khám chữa bệnh để được các bác sĩ khám bệnh và căn cứ vào mức độ bệnh theo hướng dẫn, điều trị và chẩn đoán mắc bệnh cúm mùa, nếu cần thiết mới kê đơn thuốc điều trị.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là chăm sóc, nâng cao thể trạng, theo dõi sức khỏe để không bội nhiễm và không lây bệnh cho người khác.

Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với t.rẻ e.m, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu m.áu hoặc suy giảm miễn dịch… thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không điều trị kịp thời. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là chủ động tiêm vắc xin cúm để phòng bệnh.

Hiện nay đang là mùa đông xuân, thời tiết lạnh ẩm, ô nhiễm môi trường, tập trung đông người tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm phát triển và lây lan.

Đào Vũ (Tổng hợp)

Theo nguoiduatin

Vì sao khan hiếm thuốc Tamiflu điều trị cúm lúc lượng người mắc cúm A tăng cao?

Nhiều gia đình có người thân bị mắc cúm A chạy khắp các hiệu thuốc, nhà thuốc vẫn không có thuốc Tamiflu đành chấp nhận mua thuốc ở “chợ đen”.

Những ngày qua, tại nhiều cơ sở y tế, số bệnh nhân nhiễm cúm A tăng cao. Chị Vũ Thu Huyền, có con đang học lớp 8 tại một trường THCS ở Quận Đống Đa (Hà Nội), cho biết lớp con chị có tới 1/3 cháu bị cúm, hầu hết các gia đình đưa con đi khám đều được chẩn đoán cúm A. “Có những cháu ốm sốt đến mức bỏ cả thi nhưng khổ nhất là cảnh các bố mẹ ngược xuôi tìm chỗ muathuốc Tamiflu chữa bệnh cho con. Dù được bác sĩ kê đơn nhưng nhà thuốc bệnh viện hiện cũng không còn loại thuốc này nên có mẹ đã phải ra “chợ đen” mua mới giá cao gấp 2-3 lần”- chị Huyền nói.

Thuốc Tamiflu khan hiếm tại một số bệnh viện

Tình trạng khan hiếm thuốc Tamiflu diễn ra khoảng 2 tuần qua ở Hà Nội. Anh Nguyễn Mạnh Thắng, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), cho biết cậu con trai 3 t.uổi được bác sĩ kê thuốc Tamiflu nhưng anh phải lòng vòng tới hơn chục hiệu thuốc lớn ở Hà Nội mới mua được thuốc cho con uống. Theo bảng giá kê khai tại cục Quản lý dược, giá thuốc Tamiflu 75 mg có giá gần 45.000 đồng/viên, tương đương 450.000 đồng/vỉ 10 viên.

PGS-TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết thời điểm này, số lượng bệnh nhi mắc cúm A đang gia tăng. Bệnh viện đang điều trị cho khoảng 150 bệnh nhi mắc cúm A ở các mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Trung bình mỗi ngày có khoảng 100-120 bệnh nhi đến khám với các biểu hiện ho, hắt hơi, sổ mũi…, nghi ngờ mắc cúm. Bệnh cúm có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho, khạc. Thông thường, bệnh cúm diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày nhưng với t.rẻ e.m, người lớn t.uổi, người có bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, thiếu m.áu hoặc suy giảm miễn dịch… bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Cúm A có thể gây viêm phổi diễn tiến suy hô hấp – Ảnh: Mai Thanh

Theo ông Trần Minh Điển, trong điều trị cúm, Tamiflu (chứa hoạt chất Oseltamivir hàm lượng 75 mg) là thuốc không được sử dụng tùy tiện, chỉ được chỉ định với những trường hợp có các biến chứng như viêm phổi và khi có chỉ định của bác sĩ, người bệnh mới dùng thuốc này, không nên tự ý mua thuốc về chữa cúm. Hiện Bệnh viện Nhi trung ương đã có văn bản gửi Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) để thông báo tình trạng kho thuốc đang hết dần Tamiflu để Cục có giải pháp kịp thời.

Đại diện Cục Quản lý dược cho biết thuốc Tamiflu đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam và không phải thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt. Thuốc được nhập khẩu theo nhu cầu thị trường. Hiện đơn vị cung ứng vẫn còn một lượng nhỏ đảm bảo cung cấp theo hợp đồng đã trúng thầu vào các bệnh viện. Ngoài ra, một đơn hàng nhập khẩu bổ sung Tamiflu sẽ sớm về Việt Nam, phục vụ cho điều trị. Cục Quản lý dược khuyến cáo, thuốc Tamiflu và các thuốc khác có chứa hoạt chất Oseltamivir là thuốc kê đơn, khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe.

Người có bệnh mãn tính, t.rẻ e.m, người già là nhóm nguy cơ cao,

Trước xu hướng tăng các trường hợp nhiễm cúm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A (H3N2, H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho. Do đó người dân đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết, nếu cần phải tiếp xúc nên đeo khẩu trang. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn.

Các chuyên gia cũng lưu ý, bệnh cúm mùa thường lành tính, nhưng với những trường hợp có bệnh mãn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu m.áu hoặc suy giảm miễn dịch cần được theo dõi chặt chẽ. Bệnh cúm mùa có thể được phòng ngừa bằng tiêm vắc-xin. Nhóm đối tượng nguy cơ cao như t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, người già, phụ nữ có thai, người suy giảm hệ miễn dịch, có các bệnh mãn tính… nên tiêm định kỳ hằng năm.

N.Dung

Theo nguoilaodong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *