Hồng sâm là tên gọi của nhân sâm sau khi chế biến, nhằm tăng cường hoạt chất của nhân sâm có lợi cho sức khỏe và kéo dài thời gian sử dụng, bảo quản. Được xem như một loại thực phẩm quý giá cung cấp nhiều lợi ích sử dụng cho nhiều đối tượng người dùng khác nhau, tuy nhiên có nên uống hồng sâm mỗi ngày và nên uống hồng sâm và nên uống hồng sâm vào lúc nào trong ngày vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Emdep.vn tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Uống hồng sâm có tác dụng gì?
Trước khi đi tìm lời đáp cho câu hỏi “Có nên uống hồng sâm mỗi ngày?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua tác dụng của hồng sâm nhé!
Dưới đây là những tác dụng nổi bật của hồng sâm:
- Tăng cường hệ miễn dịch: Uống hồng sâm có thể giúp kích thích và củng cố hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật và nhiễm trùng.
- Nâng cao sức mạnh và sức bền: Một số nghiên cứu cho thấy hồng sâm có thể giúp tăng cường năng lượng, sức mạnh cơ bắp và sức bền, đặc biệt trong các hoạt động thể chất.
- Giảm mệt mỏi và căng thẳng: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hồng sâm có thể giúp giảm mệt mỏi và căng thẳng, đồng thời cải thiện sức khỏe tinh thần.
Uống hồng sâm giúp tăng cường miễn dịch, giảm mệt mỏi và căng thẳng
- Cải thiện chức năng trí não: Các ginsenosides trong Hồng sâm có thể tác động tích cực đến chức năng trí não, bao gồm khả năng cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tập trung.
- Tăng lưu thông máu, ức chế tập kết tiểu cầu: Hồng sâm có khả năng ngăn chặn sự kết tụ của tiểu cầu và cải thiện tuần hoàn máu.
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Một số nghiên cứu cho thấy hồng sâm có thể hỗ trợ điều trị đái tháo đường bằng cách ổn định mức đường huyết và cải thiện khả năng tiếp xúc của tế bào với insulin.
- Cải thiện chức năng tình dục: Hồng sâm có thể giúp tăng chức năng tình dục cho cả nam và nữ giới, hỗ trợ nam giới trong điều trị các vấn đề rối loạn cương dương.
- Chống oxy hóa tế bào: Hồng sâm chứa các chất chống oxy hóa, như saponin, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa.
- Cải thiện tuần hoàn máu: Hồng sâm có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ tạo cục máu đông.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy hồng sâm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol và huyết áp.
- Cải thiện giấc ngủ, chứng rụng tóc và khô miệng: Uống hồng sâm có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm khô miệng, đồng thời kích thích mọc tóc.
- Giảm nguy cơ mắc ung thư: Thành phần saponin có trong hồng sâm được cho có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, giảm nguy cơ mắc ung thư.
Có nên uống hồng sâm mỗi ngày?
Cung cấp nhiều lợi ích sử dụng như vậy, liệu có nên uống hồng sâm mỗi ngày để tăng cường và bảo vệ sức khỏe tốt hơn?
Câu trả lời là Có. Theo các chuyên gia, bạn có thể uống hồng sâm mỗi ngày nhưng cần uống với liều lượng vừa phải, không lạm dụng uống quá nhiều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Liều dùng hồng sâm an toàn theo một số nghiên cứu là 2g mỗi ngày và không nên uống liên tục kéo dài quá 24 tuần.
Có thể uống hồng sâm mỗi ngày nhưng không nên uống liên tục quá 24 tuần
Lưu ý: Liều dùng này chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, thương hiệu và dạng bào chế mà liều dùng hồng sâm có thể thay đổi khác nhau. Tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc hướng dẫn của chuyên gia để biết liều dùng chính xác.
Nên uống hồng sâm vào lúc nào trong ngày?
Bên cạnh câu hỏi “Có nên uống hồng sâm mỗi ngày” thì việc “Nên uống hồng sâm vào lúc nào trong ngày” cũng là vấn đề được nhiều người dùng quan tâm hiện nay.
Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để uống cao hồng sâm là vào buổi sáng hoặc buổi trưa, lúc vẫn còn đói, giúp cơ thể hấp thụ tối đa các dưỡng chất có trong hồng sâm. Riêng đối với người bị huyết áp thấp nên uống hồng sâm sau khi ăn khoảng 30 phút, nguyên nhân là do uống hồng sâm lúc đói có thể làm tăng nguy cơ tụt huyết áp.
Ngoài ra, nên hạn chế uống hồng sâm vào buổi tối, gây hưng phấn thần kinh, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nên uống cao hồng sâm là vào buổi sáng hoặc buổi trưa, khi vẫn còn đói
Lưu ý khi uống hồng sâm
- Luôn sử dụng hồng sâm theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Không tự ý tăng giảm liều lượng khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
- Uống hồng sâm vào buổi sáng hoặc buổi trưa khi cơ thể còn đói để hấp thụ tối ưu các dưỡng chất. Tránh sử dụng vào buổi tối để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 1 tuổi nên tránh uống hồng sâm hoặc chỉ sử dụng khi có chỉ dẫn, giám sát của bác sĩ.
- Người đang gặp vấn đề về gan mật, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa hoặc viêm loét dạ dày không nên uống hồng sâm hoặc chỉ uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Cần thận trọng khi sử dụng hồng sâm cho người có tiền sử về tai biến mạch máu não.
- Tránh uống hồng sâm cùng với thuốc làm tăng huyết áp, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc chống đông máu…
- Trong quá trình uống hồng sâm, bạn nên tránh ăn các thực phẩm có tính hàn như đồ hải sản, củ cải, vì chúng có thể làm giảm tác dụng của hồng sâm.
- Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng tác dụng phụ nào sau khi sử dụng hồng sâm, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp khắc phục phù hợp.
- Không nên uống hồng sâm trong thời gian bị sốt hoặc cảm lạnh.
- Tránh uống hồng sâm đồng thời với các thực phẩm chứa cafein, làm tăng tính kích thích của cafein đối với cơ thể.
- Không uống hồng sâm thay thế cho bất cứ phương pháp điều trị y khoa nào. Nếu bạn có các vấn đề sức khỏe nào, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là một số thông tin về việc uống hồng sâm tăng cường sức khỏe mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ đến từ Emdep.vn, các bạn không chỉ tìm được lời đáp cho câu hỏi có nên uống hồng sâm mỗi ngày mà còn có thêm những thông tin hữu ích khi uống hồng sâm, giúp tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe từ hồng sâm đồng thời tránh những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra.
Minh LT (Tổng hợp)