Uống đủ nước là một trong những điều lành mạnh nhất bạn có thể làm cả ngày.
Khi cung cấp đủ nước, m.áu sẽ bơm dễ dàng hơn và giảm bớt căng thẳng cho tim – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cơ thể được tạo thành chủ yếu là nước và cần nước để liên tục giữ cho các cơ quan hoạt động và thải độc tố ra ngoài, cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm cân và thậm chí là sáng da.
Nhưng uống nước trước khi ngủ thì sao, có nên uống nước trước khi đi ngủ không?
Sau đây chúng ta hãy cùng kiểm lại những điều được, mất nếu uống nước trước khi đi ngủ nhé!
1. Kiểm soát nhiệt độ tốt hơn
Nếu bạn luôn trằn trọc và trở mình vì quá lạnh hoặc quá nóng khi ngủ, uống một ly nước trước khi ngủ có thể hữu ích, theo Tasteofhome .
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, nước uống giúp giữ nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường. Khi mất nước, bạn có nhiều khả năng cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng. Hãy uống chút nước ấm để thư giãn vào buổi tối.
Nếu phải thức dậy để đi vệ sinh mỗi đêm, hãy ngừng uống nước từ 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ – ẢNH: SHUTTERSTOCK
2. Làm sáng da
Đ.ánh thức làn da tươi sáng khi kết thúc ngày mới với một ly cối nước. Khi bị mất nước, da có vẻ xỉn màu và chảy xệ. Làm cho làn da căng đầy bằng cách uống nhiều nước hơn trong ngày. Da ngậm nước cũng ít có nguy cơ xuất hiện nếp nhăn sớm, vì vậy hãy tự chế biến cho mình một mặt nạ tự làm và một cốc nước mát vào tối nay.
3. Thở dễ dàng hơn
Nếu bạn thức dậy vào ban đêm với các triệu chứng hen suyễn hoặc dị ứng, hãy thử để một chai nước trên tủ đầu giường. Khi bị mất nước, đường thở sẽ co lại trở nên hẹp hơn, dẫn đến khó thở. Uống một ly nước trước khi ngủ để giữ cho hệ hô hấp đủ nước và giãn ra, theo Tasteofhome .
4. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn
Uống nước suốt cả ngày giúp bạn khỏe mạnh bằng cách loại bỏ vi khuẩn khỏi hệ thống. Khi bị mất nước, vi khuẩn đó có thể bám vào bàng quang, dẫn đến n.hiễm t.rùng đường tiết niệu hoặc các loại n.hiễm t.rùng khác. Nếu trong ngày bạn không uống đủ nước, hãy uống nhiều nước vào buổi tối để tránh bệnh tật.
5. Giảm căng thẳng cho trái tim
Uống đủ nước là cách đơn giản để giữ cho trái tim khỏe mạnh. Trái tim bơm m.áu đến toàn bộ cơ thể, vì vậy khi cung cấp đủ nước, m.áu sẽ bơm dễ dàng hơn và giảm bớt căng thẳng cho tim. Cùng với việc ăn uống có lợi cho tim, uống nước trong ngày sẽ hỗ trợ tim và mọi cơ quan quan trọng khác.
Uống nước trước khi ngủ có tốt cho tim mạch không?
Uống nước vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày đều tốt cho tim mạch. Nếu bạn khát trước khi đi ngủ, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn cần nước, vì vậy hãy tự rót cho mình một ly trước khi ngủ, theo Tasteofhome .
6. Giảm cân
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra uống nước giúp giảm cân. Điều này có thể là do thực tế là giữ nước sẽ thúc đẩy sự trao đổi chất.
Khi bạn bị mất nước, cơ thể không có năng lượng để đốt cháy thêm calo, vì vậy hãy nhớ uống nước trong suốt cả ngày để giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi.
Uống nước trước khi ngủ có làm tăng cân không?
Mặc dù uống nước trong cả ngày dẫn đến giảm cân, nhưng uống nước trước khi đi ngủ có thể gián tiếp dẫn đến tăng cân. Đó là vì một nhược điểm lớn của việc uống nước trước khi đi ngủ là… làm gián đoạn giấc ngủ.
Giấc ngủ bị gián đoạn
Mặc dù uống nước trước khi đi ngủ có vô số lợi ích, nhưng vẫn không tránh khỏi một nhược điểm. Nếu uống nước ngay trước khi ngủ, nhiều khả năng bạn sẽ thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh. Mặc dù một hoặc hai lần thức dậy vào thời điểm đó có vẻ không phải là vấn đề lớn, nhưng giấc ngủ bị gián đoạn lâu ngày có thể tàn phá sức khỏe của chúng ta, theo Tasteofhome .
Theo Hiệp hội về giấc ngủ của Mỹ National Sleep Foundation , những người không ngủ đủ giấc có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạn tính, tiểu đường, béo phì và trầm cảm. Giấc ngủ rất quan trọng để phục hồi sức khỏe mỗi đêm và sửa chữa các cơ và các cơ quan.
Thời điểm tốt nhất để uống nước?
Bạn vẫn nên uống nước vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, kể cả trước khi đi ngủ, miễn là không làm phiền giấc ngủ của bạn.
Nếu bạn nhận thấy mình thức dậy để đi vệ sinh mỗi đêm, hãy ngừng uống nước từ 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ. Cơ thể của mỗi người là khác nhau, vì vậy thời điểm dừng uống nước thích hợp trong ngày sẽ khác nhau ở mỗi người, theo Tasteofhome .
3 thời điểm cha mẹ không nên cho trẻ uống nước kẻo hỏng dạ dày
Uống nước cũng cần phải đúng thời điểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ nếu không có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày của trẻ.
Nước là một chất không thể thiếu đối với chúng ta, người lớn và trẻ nhỏ đều không thể thiếu nước. Sự tăng trưởng và phát triển của t.rẻ e.m, sự điều hòa các chức năng của cơ thể và sự cân bằng của các cơ chế trong cơ thể đều cần nước, nước đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của t.rẻ e.m.
Các bậc cha mẹ luôn cho trẻ uống nhiều nước trong cuộc sống, nhưng đôi khi uống nước không đúng thời điểm dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Uống nước không đúng thời điểm dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. (Ảnh minh họa)
Cô bé tên Maomao, 4 t.uổi ở Trung Quốc vì t.uổi còn nhỏ nên rất hiếu động, thường xuyên chạy ra công viên gần nhà chơi với những đ.ứa t.rẻ khác. Mỗi khi về nhà, việc đầu tiên cô bé làm là rót cốc nước đầy và uống hết trong một hơi. Mẹ của Mao Mao cho rằng con chơi mệt nên cần uống nước.
Tuy nhiên, một ngày nọ, sau khi con chạy về thì đột nhiên đau bụng, mặt vã mồ hôi lạnh, không ăn được bữa tối, liên tục nôn trớ. Gia đình Mao Mao vội đưa con gái đến bệnh viện. Sau khi khám, bác sĩ phát hiện Mao Mao bị tích nước do dạ dày yếu.
Các bác sĩ nhi khoa cho biết: T.rẻ e.m là đối tượng đặc biệt thích uống nước, trong 3 thời điểm sau tốt nhất không được uống nước, nếu không sẽ khiến trẻ bị suy yếu dạ dày gây tích tụ thức ăn. Ngoài ra, nó cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ.
1. Ngay sau khi vận động nhiều
Theo suy nghĩ của nhiều bậc cha mẹ, trẻ đổ nhiều mồ hôi sau khi vận động thì nên bổ sung nhiều nước. Việc bổ sung nước không có vấn đề gì mà bổ sung như thế nào mới là mấu chốt. Nhiều t.rẻ e.m sau khi vận động mệt liền lấy một cốc nước lớn và uống hết sạch trong một hơi, cách làm này là sai.
Nếu uống nhiều nước ngay sau khi vận động sẽ dễ tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, dễ khiến trẻ bị tích tụ thức ăn trước đó, thậm chí khiến trẻ bị đau bụng và có triệu chứng nôn trớ. Nên cho trẻ uống nước từ 15 đến 20 phút sau khi vận động, và uống nước thành từng ngụm nhỏ để tránh tăng gánh nặng cho dạ dày.
2. Sau khi ăn
Việc cho trẻ uống nhiều nước sau khi ăn là không phù hợp, dễ gây đầy hơi, chướng bụng. Sau khi ăn xong, trong dạ dày của trẻ có rất nhiều thức ăn, lúc này việc nạp quá nhiều nước có thể khiến dạ dày của trẻ khó chịu. Ngoài ra, nước sẽ làm loãng axit trong dịch vị, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn bình thường. Nên tránh cho trẻ uống nhiều nước sau khi ăn, nếu muốn uống nhiều nước thì có thể thực hiện sau khi ăn 20 phút.
3. Trước khi đi ngủ
Việc cho trẻ uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ là không phù hợp, vì dù sao các cơ quan trên cơ thể con người cũng cần được nghỉ ngơi. Nếu uống quá nhiều, chắc chắn sẽ gây gánh nặng lớn cho lá lách và dạ dày của trẻ, đồng thời gây tích tụ thức ăn và các vấn đề khác.
Cha mẹ nên làm gì để trẻ không bị tích thức ăn trong dạ dày?
– Kiểm soát thời gian trẻ uống nước: Sau khi vận động nhiều, trước khi đi ngủ và sau khi ăn, cha mẹ nên tránh cho trẻ uống nhiều nước. Bổ sung nước là được, nhưng cần chú ý lượng uống vào để tránh tạo gánh nặng cho dạ dày và gây suy giảm các chức năng của cơ thể.
– Xoa bóp vừa phải cho trẻ: Cha mẹ có thể học một số kỹ thuật xoa bóp, khi trẻ bị tích tụ thức ăn, hãy dùng kỹ thuật xoa bóp bụng cho trẻ đúng kỹ thuật để thúc đẩy nhu động tiêu hóa của trẻ. Trong trường hợp bình thường, sau khi massage, chức năng tiêu hóa của trẻ sẽ được tăng cường, giảm khả năng tích tụ thức ăn.
– Chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ: Trong cuộc sống hàng ngày, các bậc cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, tránh ăn những thức ăn khó tiêu, nên ăn nhiều rau củ quả. Khi ăn, cha mẹ cũng nên kiểm soát lượng thức ăn của trẻ, cố gắng ăn thành nhiều bữa nhỏ và thường xuyên để thúc đẩy chức năng của hệ tiêu hóa của trẻ.
Bạn có thể cho trẻ dùng một số loại thuốc để thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên những loại thuốc này cần được bác sĩ chuyên môn tư vấn để tránh tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ.
Tóm lại, lá lách và dạ dày của trẻ rất mỏng manh, cha mẹ cần hết sức lưu ý, từ chế độ ăn đến việc uống của trẻ đều phải có sự kiểm soát nhất định.