T.iền đái tháo đường là mức cảnh báo, là dấu hiệu cho thấy người bệnh có nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
Đo lượng đường trong m.áu bằng dụng cụ cầm tay (Ảnh minh họa)
Hỏi: Mẹ tôi mắc bệnh đái tháo đường type 2 đã 10 năm nay. Tôi nghe nói căn bệnh này có thể phòng tránh được, vậy mong bác sĩ tư vấn? – Hoàng Anh (Hà Nội)
Trả lời:
Những người dễ có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sẽ có khả năng cao mắc t.iền đái tháo đường. Bao gồm: Người thừa cân, béo phì; Người ít vận động thể lực; Người trên 50 t.uổi; Gia đình có t.iền sử bị tiểu đường type 2; Phụ nữ đã từng bị tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn thuộc 1 trong số các đối tượng trên và có các biểu hiện như: Hay buồn ngủ, người mệt mỏi, tăng cân quanh vùng bụng thì nên đi xét nghiệm m.áu để xác định có mắc t.iền đái tháo đường không.
T.iền đái tháo đường là tình trạng rối loạn glucose khi đói hoặc rối loạn dung nạp glucose. Người bị t.iền tiểu đường có lượng đường trong m.áu cao hơn mức bình thường nhưng chưa cao tới mức chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Nói cách khác, t.iền đái tháo đường là mức cảnh báo, là dấu hiệu cho thấy người bệnh có nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
T.iền đái tháo đường được xác định thông qua thử m.áu, kiểm tra lượng đường trong m.áu khi đói. T.iền đái tháo đường có thể điều trị bằng hai biện pháp giảm cân và tăng cường vận động, luyện tập thể dục. Giảm cân nặng, với việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường chất xơ, hạn chế đồ ngọt, các chất béo; tập thể dục đều đặn 3 – 4 ngày/tuần, mỗi ngày 30 phút sẽ giúp ổn định được lượng glucose trong m.áu.
Trường hợp t.iền đái tháo đường chuyển biến thành tiểu đường type 2 sẽ rất khó điều trị dứt điểm, người bệnh ngoài việc thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh còn cần đến sự hỗ trợ của thuốc…
Theo baogiaothong
Bị tiểu đường có nên ăn chuối?
Khi bị tiểu đường, bạn cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn bởi nhiều loại trái cây chứa lượng đường cao có thể làm tăng mức glucose trong cơ thể. Tuy nhiên, chuối được coi là một trong những trái cây bổ dưỡng phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.
Chuối
Trong 1 quả chuối nhỏ (101g) có chứa 89,9 kcal năng lượng, 74,91 g nước, 1,1 g protein, 23,1 g carbohydrate, 2,63 g chất xơ, canxi 5,05 mg, magiê 27,3 mg, sắt 0,26 mg, 362 mg kali, 22,2 mg phốt pho, 0,125 mg kẽm, 1,01 mcg selen, 20,2 mcg folate cùng vitamin A, E, K, B1, B2, B3 và B6. Chuối chín có vị ngọt thường làm bệnh nhân tiểu đường ngần ngại khi ăn. Thế nhưng chuối có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Theo một nghiên cứu, chất xơ có trong chuối sống giúp giảm glycemia, từ đó ngăn ngừa, điều trị bệnh tiểu đường type 2 – rối loạn chuyển hóa không đồng nhất làm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin.
Không chỉ vậy, chuối còn giúp quản lý các bệnh về đường tiêu hóa, kiểm soát cân nặng, giải quyết các biến chứng về thận và gan, và ngăn ngừa các bệnh tim mạch và nhiều bệnh mãn tính khác. Ngoài ra, chuối có chỉ số GI thấp giúp ngăn chặn lượng đường trong m.áu tăng đột ngột.
Ở bệnh nhân tiểu đường, nồng độ glucose sẽ tăng đột biến do do kháng insulin và cơ thể không có khả năng chuyển đổi nó thành nguồn năng lượng. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế lượng carbohydrate để kiểm soát tình trạng này.
Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn một quả chuối nhỏ trong một ngày chứa 23,1 g carbohydrate, họ có thể kiểm soát lượng calo của mình bằng cách tránh các thực phẩm giàu carbohydrate khác. Bằng cách này, một bệnh nhân tiểu đường cũng có thể hấp thu được lợi ích dinh dưỡng của chuối.
Vì sao chuối an toàn với bệnh nhân tiểu đường?
Chuối an toàn cho bệnh tiểu đường bởi trong chuối có chứa chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate của cơ thể. Từ đó, làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này sẽ ngăn chặn sự gia tăng đột ngột của glucose trong m.áu, kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường.
Cùng với đó, lượng tinh bột kháng tốt trong chuối sống có thể cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát sự gia tăng glucose sau bữa ăn. Đây là một loại tinh bột giúp cải thiện tình trạng đường huyết trong cơ thể và không dễ bị phân giải, do đó ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến.
Đáng chú ý, trong chuối có nguồn vitamin B6 hỗ trợ điều trị bệnh thần kinh đái tháo đường – tình trạng dây thần kinh bị tổn thương do lượng đường trong m.áu cao.
Để sử dụng chuối hiệu quả khi bị đái tháo đường, bạn nên ăn một quả chuối nhỏ mỗi ngày để hạn chế hàm lượng carbohydrate. Nên chọn một quả chuối không quá chín để giảm lượng đường, trải đều lượng trái cây giữa các bữa ăn để giảm tải lượng đường huyết. Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức chuối cùng sữa chua hoặc các loại hạt để giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, hấp thu lượng đường hợp lý.
Theo viettimes