Cơ thể con người thay đổi thế nào khi uống nước đúng cách

Kiên trì thực hiện, sẽ đến một ngày bạn sẽ thấy sự thay đổi thần kỳ của cơ thể nhờ việc uống nước đúng cách.

Trong thời tiết nóng nực, bạn rất chuộng khi được uống 1 vài ly nước thật lạnh. Tuy nhiên, trong mỗi bữa ăn, việc uống nước lạnh là điều không được khuyến khích.

Các bác sĩ khuyên rằng, không nên uống nước đá và đồ uống có đá dưới 10 độ C bởi nó sẽ gây bất lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Những người có chức năng tiêu hóa yếu càng không nên uống nước lạnh trong bữa ăn vì có thể gây ra sự tích tụ thức ăn, khó chịu ở đường tiêu hóa.

Ảnh minh họa

Nước lạnh vào cơ thể sẽ đi tới các mạch m.áu trên bề mặt trong miệng, thực quản và dạ dày mà nước tiếp xúc sẽ nhanh chóng bị co lại, sự lưu thông m.áu cục bộ khi tiếp xúc với nước đá sẽ bị chậm lại. Vì các mạch m.áu của đường tiêu hóa vốn dĩ đang chịu nhiệm vụ quan trọng là hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng, khi lưu thông m.áu chậm lại, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thụ.

Nhiệt độ nước lọc mát (20-30 độ C) thích hợp nhất để uống. Nhiệt độ này gần với nhiệt độ cơ thể con người, không làm kích thích đường tiêu hóa sau khi uống, cũng không gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Với những người cần ăn kiêng, duy trì cân nặng thì việc uống loại nước mát này thực sự phù hợp.

Nghiên cứu của đại học Washington, quá trình “làm ấm” nước mát để đưa vào cơ thể đòi hỏi cơ thể phải đốt cháy calo. Mỗi lần như vậy, bạn sẽ tiêu thụ được khoảng 80 calories. Việc uống nước mát cũng giúp hạ nhiệt cơ thể nhanh, bổ sung chất lỏng cho cơ thể mỗi khi con người đang bị bệnh, sốt. Đặc biệt, theo nghiên cứu y học thể thao Mỹ, uống nước lọc trong khi tập thể dục có thể duy trì ổn định nhiệt độ lõi tốt hơn và chơi thể thao sẽ cho kết quả tốt hơn.

Y học Trung Quốc cho rằng nước có thể nuôi dưỡng âm, nhiệt có thể làm ấm và tăng dương trong cơ thể, từ đó coi nước ấm (40-50 độ C) là thứ rất tốt cho sức khỏe. Nước ấm có thể thúc đẩy lưu thông m.áu, tiêu hóa, làm giảm đau thần kinh như đau nửa đầu và đau bụng kinh.

Tuy nhiên, nước nóng: 70-80 độ C được khuyến cáo là không tốt. Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Cơ quan Ung thư Quốc tế cho rằng, đồ uống nóng trên 65 độ C sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Bởi thế, không nên uống trà, cà phê khi vừa pha; cần lưu ý khi ăn súp, cháo, nước lẩu nóng…

Ngoài ra, uống nước không chỉ giúp bổ sung nước cho cơ thể mà còn giúp ngừa bệnh rất tốt.

– Người bị bệnh tim nên uống một ly nước trước khi đi ngủ.

– Uống một cốc nước vào sáng sớm giúp giải độc cơ thể.

– Nếu cảm lạnh, hãy uống nhiều nước hơn bình thường.

– Uống thật nhiều nước sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón.

– Những người béo phì nên uống một chút nước sau khi ăn cơm nửa giờ.

Thói quen uống nước tưởng vô hại nhưng lại làm tăng nguy cơ ung thư

Uống nước nhiều tốt cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng uống đúng cách. Thói quen tưởng chừng vô hại này sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Mới đây, theo kết quả của cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư của Tổ chức Y tế thế giới chỉ ra, thói quen uống đồ nóng chính là một trong những nguyên nhân gây ung thư. Theo nghiên cứu, một nhóm 23 nhà khoa học đã phân tích các nhân tố gây ung thư ở loại đồ uống nóng như cà phê, trà và đã xác định tác nhân gây ung thư nằm ở nhiệt độ khi uống chứ không phải ở thành phần của trà hay cà phê. Cụ thể, việc uống nước ở nhiệt độ trên 65 độ C sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng, thực quản.

Các chuyên gia cũng lý giải rằng các loại đồ uống khi ở nhiệt độ cao sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản. Khi bị tổn thương, các tế bào ở niêm mạc sẽ tăng sinh để chống lại kích thích. Điều này khiến chúng ít nhạy cảm ơn theo thời gian và có thể biến thành ung thư. Ngoài ra, việc uống nước nóng cũng có thể làm hỏng tế bào dịch nhầy ở miệng và dạ dày, điều này cũng khiến nguy cơ ung thư thực quản tăng cao.

Không chỉ uống nước, việc ăn các thực phẩm nóng cũng có tác hại tương tự. Điển hình như người Việt thường có thói quen ăn canh nóng, cơm nóng… Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho thực quản của bạn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên uống ấm khoảng 10 – 40 độ C, hạn chế sử dụng đồ uống và các thực phẩm ở mức trên 50 độ C.

Vậy uống nước thế nào cho đúng cách?

-Theo các chuyên gia, khi uống nước, bạn không nên uống liên tục, mỗi lần uống cách nhau khoảng 15 phút.

-Không uống nước lạnh, hạn chế nước có ga, đồ uống có cồn và chất kích thích.

-Uống nước ngay cả khi bạn không khát và nên uống một cách từ từ.

-Không uống nước trước và trong khi ăn vì có thể khiến bụng khó tiêu. Sau khi ăn đồ cay cũng không nên uống nước vì có thể khiến thực quản và dạ dày thấy nóng rát hơn.

-Uống nước ấm trong khoảng 10-40 độ C, không uống nước nóng trên 50 độ C.

-Uống nước chuẩn sạch. Với tình trạng ô nhiễm như hiện nay, việc sử dụng các loại nước đóng bình không rõ nguồn gốc sẽ gây nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Do đó, nhiều người sử dụng sản phẩm lọc nước, cây nước nóng lạnh để đảm bảo nguồn nước sạch cho gia đình.

-Ngồi uống nước thay vì đứng để uống nước. Khi đứng uống nước, bạn sẽ phá vỡ sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể và điều này có thể dẫn đến việc tích tụ nước lớn hơn trong các khớp, gây ra tình trạng viêm khớp. Ngược lại, khi ngồi uống nước, cơ bắp và hệ thần kinh thoải mái hơn, giúp các dây thần kinh tiêu hóa thức ăn và các chất lỏng được dễ dàng. Thậm chí thận cũng tăng tốc quá trình lọc khi bạn ngồi./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *