Trong buổi lễ tiếp nhận 100.000 liều vắc xin COVID-19 và 100.000 bộ test nhanh do Hungary trao tặng hôm nay 19-10, đại sứ Hungary tại Việt Nam cho biết có thể hợp tác nghiên cứu vắc xin, sinh phẩm y tế và thử nghiệm vắc xin Nano Covax.
Theo Bộ Y tế, lô vắc xin và test xét nghiệm do Hungary trao tặng đã được chuyển tới Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương để bảo quản. Bộ Y tế sẽ phân bổ số quà tặng này tới các địa phương căn cứ theo yêu cầu phòng chống dịch.
Tại buổi tiếp nhận, đại sứ Hungary tại Việt Nam cũng bàn bạc, trao đổi với lãnh đạo Bộ Y tế về hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển vắc xin và sinh phẩm xét nghiệm, cũng như có thể thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin Nano Covax của Việt Nam tại Hungary.
Thời gian qua, nhiều ý kiến quan tâm vắc xin Nano Covax đã phát triển đến đâu, sau khi Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia thông qua báo cáo đ.ánh giá giữa kỳ giai đoạn 3 hôm 18-9.
Theo thông tư do Bộ Y tế ban hành ngày 19-8, sau khi Hội đồng đạo đức thông qua báo cáo đ.ánh giá giữa kỳ giai đoạn 3, Hội đồng tư vấn cấp giấy phép thuốc và nguyên liệu làm thuốc sẽ họp trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo của Hội đồng đạo đức.
Trong vòng 20 ngày sau phiên họp của Hội đồng tư vấn, Bộ Y tế sẽ phê duyệt khẩn cấp vắc xin này nếu đủ điều kiện.
Tuy nhiên theo thông tin từ một thành viên của Hội đồng tư vấn, đến nay hội đồng chưa nhận được báo cáo đ.ánh giá giữa kỳ kể trên, lý do là Việt Nam chưa có t.iền lệ về cấp phép vắc xin này mà chưa có báo cáo đ.ánh giá về hiệu quả bảo vệ của vắc xin (hướng dẫn ban hành ngày 19-8 cho biết có thể đ.ánh giá hiệu quả bảo vệ thông qua tính sinh miễn dịch).
Không chỉ Nano Covax, mà cả 3 vắc xin nội/vắc xin Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ có khả năng đều sẽ gặp khó khăn khi đ.ánh giá hiệu quả bảo vệ, do thời gian nghiên cứu quá ngắn so với nghiên cứu vắc xin truyền thống, vì thế Bộ Y tế đang bàn thảo xây dựng một hướng dẫn riêng về đ.ánh giá hiệu quả bảo vệ.
Vì lý do này, chưa có thời hạn dự kiến thời gian phiên họp xem xét hồ sơ và phê duyệt vắc xin Nano Covax tại Việt Nam.
Theo thông tin của T.uổi Trẻ Online , hiện vắc xin Nano Covax đã tiêm thử nghiệm trên gần 14.000 người Việt từ 18 t.uổi, có dự kiến tiêm thử nghiệm tại Ấn Độ và đến nay có thể sẽ tiêm thử nghiệm tại Hungary, bổ sung dữ liệu về tính sinh miễn dịch, hiệu quả bảo vệ trên cộng đồng thử nghiệm đa chủng tộc.
Vận chuyển an toàn 560.000 liều vaccine và vật tư y tế từ Hungary, Croatia và Slovakia về Việt Nam
Trưa 14/10, chuyến bay VN5538 của Vietnam Airlines chở vaccine cùng vật tư y tế từ Hungary, Croatia và Slovakia đã hạ cánh an toàn tại Nội Bài.
Số hàng y tế gồm 560.000 liều vaccine AstraZeneca ngừa COVID-19 và 12,5 tấn vật tư y tế. Trong đó, số vaccine AstraZeneca ngừa COVID-19 gồm 100.000 liều do Chính phủ Slovakia tặng, 60.000 liều do Chính phủ Croatia tặng và 400.000 liều do Chính phủ Hungary nhượng lại cho Việt Nam theo cơ chế phi lợi nhuận.
Còn 12,5 tấn vật tư y tế trị giá 380.000 USD gồm 2 triệu ống kim tiêm, hơn 19.000 bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên, 300.000 khẩu trang KN95 và 25.000 khẩu trang y tế là tấm lòng của kiều bào tại Hungary chung tay góp sức cùng đồng bào trong nước chống dịch.
Lô hàng được tiếp nhận ngay sau đáp tại sân bay quốc tế Nội Bài
Hành trình đi từ Budapest, Thủ đô Hungary về Hà Nội bằng máy bay Airbus A350. Toàn bộ số vaccine, vật tư được bảo quản chặt chẽ trong suốt hành trình và được các đơn vị hàng hóa của Vietnam Airlines xử lý, bàn giao cho cơ quan tiếp nhận ngay sau khi hạ cánh.
Với vai trò là hãng hàng không Quốc gia, Vietnam Airlines đóng vai trò chủ lực trong công tác vận chuyển vaccine, vật tư y tế phòng chống COVID-19 trên cả phạm vi nội địa và quốc tế. Hơn 250 tấn hàng hóa là trang thiết bị, vật tư y tế như vaccine, máy trợ thở, máy chụp Xquang phổi, máy lọc m.áu, bộ kit xét nghiệm, đồ bảo hộ, khẩu trang, găng tay…đã được Vietnam Airlines hỗ trợ vận chuyển miễn cước phục vụ chống dịch.
Sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan y tế, ban ngành và hàng không và đã góp phần quan trọng khống chế đại dịch COVID-19, sớm đưa cả nước bước vào giai đoạn bình thường mới.