Tôi năm nay 60 t.uổi ở Tuy Hòa Phú Yên. Răng tôi thường lung lay chân răng. Hay bị viêm đau nhức. Tôi mua thuốc ở hiệu thuốc tây uống có giảm đau nhưng chân răng vẫn lung lay.
Sau khoảng 2 tháng thì răng tự rụng. Hiện tôi đã bị mất 6 răng cửa và 4 răng cấm. Xin BS tư vấn cho hoặc xin đơn thuốc giữ chân răng khỏi lung lay. Xin cảm ơn.
Ngọc Quế (Phú Yên)
Chào anh!
Con người thường có 28 răng (và 4 răng khôn). Tương ứng với mỗi răng là một hốc xương ổ răng. Răng ở trên miệng không phải là một khối dính liền với xương hàm, mà nó được giữ chắc chắn trong xương ổ răng bởi hệ thống dây chằng nha chu.
Bình thường, cấu trúc đó giúp giữ răng rất cứng chắc để phục vụ việc ăn nhai. Khi răng bị lung lay thường là do một số nguyên nhân sau:
– Viêm nha chu
Hệ thống dây chằng nha chu khỏe mạnh có nhiệm vụ giữ cho răng cứng chắc trong xương ổ răng. Khi hệ thống này bị viêm, hư hại thì đương nhiên là sẽ không còn làm tròn nhiệm vụ nữa. Răng khi đó sẽ lung lay.
Viêm nha chu có thể do vi khuẩn tạo lên một cách cấp tính. Hoặc cũng có thể diễn biến âm thầm, do chứng viêm nướu mạn tính gây ra.
Đây là một bệnh diễn biến âm thầm, với thời gian kéo dài, thường là do vệ sinh răng miệng kém gây ra. Một lượng vôi (cao) răng lớn để lâu tích tụ quanh chân răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm nướu – nha chu.
– Tiêu xương ổ răng
Cùng với dây chằng nha chu, xương ổ răng khỏe mạnh giữ cho răng được cứng chắc. Khi xương ổ răng bị tiêu đi sẽ làm cho răng lung lay.
Xương ổ răng bị tiêu có thể do n.hiễm t.rùng quanh chóp răng, ngoại tiêu chóp răng.
– Tai nạn, chấn thương
Răng bị lún, trồi, gãy do tai nạn; hoặc xương ổ răng biến dạng do chấn thương, tai nạn cũng là một trong những nguyên nhân làm cho răng bị lung lay
– Sinh lý lứa t.uổi
Cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, tới t.uổi thì hệ thống xương ổ răng, dây chằng nha chu sẽ càng ngày càng bị lão hóa. Sự lão hóa này là nguyên nhân chính làm cho răng lung lay khi con người bước vào t.uổi lão hóa.
Khi nướu bị viêm lâu ngày sẽ dẫn tới viêm nha chu. Khi hệ thống dây chằng nha chu này bị viêm sẽ dẫn đến hiện tượng răng bị lung lay.
Răng lung lay có chữa khỏi được không?
Câu trả lời là có thể chữa được nhưng việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Với những nguyên nhân viêm nướu – viêm nha chu do vệ sinh răng miệng kém, bệnh nhân sẽ được làm sạch vôi răng – loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
Xương ổ răng bị nang, bị tiêu do n.hiễm t.rùng chóp răng sẽ được điều trị thông qua điều trị tủy răng. Điều trị tủy răng sẽ loại bỏ sạch vi khuẩn gây n.hiễm t.rùng chóp, tạo nang ở xương ổ răng.
Răng bị lung lay do tai nạn thường cũng được làm sạch. Sau đó, răng bị lung lay sẽ được gắn cố định với những răng bên cạnh. Kết hợp việc ăn uống giữ gìn trong một thời gian để chờ cho sự tổn thương được hồi phục.
Răng lung lay do sinh lý t.uổi tác thì rất khó để điều trị hồi phục cứng chắc lại được. Ở lứa t.uổi lão hóa, người bệnh chỉ nên ăn uống, giữ vệ sinh thật kỹ răng miệng theo hướng dẫn của nha sĩ để có thể kéo dài t.uổi thọ của răng lên mà thôi.
Trong tất cả những trường hợp trên, thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ nhất định mà thôi.
Trường hợp của anh, chúng tôi nghĩ răng lung lay là do việc lão hóa gây ra. Tuy nhiên, anh nên đi khám nha sỹ càng sớm càng tốt.
Dựa trên việc khám lâm sàng, bác sỹ sẽ cho anh lời khuyên tốt hơn về việc phục hồi những răng đang lung lay cũng như dự phòng để những răng khác được cứng chắc trên cung hàm lâu hơn.
Chúc anh sớm có một chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt.
Thân chào anh,
Bs Trần Mừng
Theo SK&ĐS
Khi mang thai các mẹ bầu sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nguy hiểm này về răng miệng
Mang thai cơ thể không chỉ mệt mỏi, đau nhức mà kéo theo đấy là hàng loạt vấn đề về răng miệng.
Khi gặp vấn đề về răng miệng, có một số điều các mẹ bầu cần phải lưu ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
1. Viêm nướu
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ gia tăng hormone estrogen và progesterone, đây là yếu tố gây sự nhạy cảm đối với nướu. Viêm nướu là bệnh thường thấy ở phụ nữ mang thai, biểu hiện là nướu đỏ, sưng, ra m.áu khi đ.ánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
Nếu m.áu c.hảy ít, chảy một lát liền ngừng, các mẹ chỉ cần đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì tình hình sẽ được cải thiện. Nếu m.áu c.hảy nhiều và kéo dài, các mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra để loại trừ những yếu tố gây bệnh, chẳng hạn bệnh rối loạn đông m.áu.
2. Viêm nha chu
Theo nghiên cứu, viêm nha chu là một trong những yếu tố gây ra tình trạng sinh non ở thai phụ.
Bệnh viêm nha chu nghiêm trọng hơn so với viêm nướu. Theo nghiên cứu, viêm nha chu là một trong những yếu tố gây ra tình trạng sinh non ở thai phụ. Nếu các mẹ mắc viêm nha chu trước khi mang thai, thì trong giai đoạn thai kỳ viêm nha chu rất dễ tái phát.
Bởi vậy các mẹ cần thận trọng khi có biểu hiện viêm nha chu và cần đến bệnh viện điều trị kịp thời. Khi quá trình mang thai bước vào giai đoạn ổn định, các mẹ nên điều trị bệnh viêm nha chu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu các mẹ không có triệu chứng của bệnh viêm nha chu, nhưng có khả năng sẽ có dấu hiệu răng lung lay (giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chu), bởi hormone estrogen và progesterone gia tăng sẽ ảnh hưởng đến các mô xung quanh răng.
Khi có biểu hiện răng lung lay cũng không nên quá lo lắng, bởi những dấu hiệu này chỉ là tạm thời. Sau khi các mẹ sinh con, tình trạng răng lung lay sẽ được cải thiện, bởi khi đó nồng độ hormone trong cơ thể sẽ trở về mức ổn định.
3. U nướu thai nghén
U nướu răng có thể gây ra tình trạng chảu m.áu nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống thường ngày.
Một số mẹ trước khi mang thai hoặc trong thai kỳ, trên nướu sẽ xuất hiện một khối u mềm, có màu hồng. Bình thường nếu không có tác nhân động chạm sẽ không có cảm giác, nhưng nếu bất cẩn chạm vào u nướu sẽ có biểu hiện ra m.áu.
Nếu u nướu không có biểu hiện rõ ràng thì các mẹ cần quan sát thêm. Sau khi các mẹ sinh con, u nướu có thể từ từ nhỏ lại và mất hẳn.
Nếu u nướu gây ra tình trạng xuất huyết nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống thường ngày, hoặc sau khi các mẹ sinh con, u nướu không có biểu hiện teo nhỏ thì các mẹ nên đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành loại bỏ u nướu.
4. Sâu răng
Do quá trình trao đổi chất và hormone trong cơ thể mẹ bầu biến đổi, cộng thêm sự thay đổi chế độ ăn, ăn nhiều bữa, ăn nhiều thực phẩm chua ngọt làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh sâu răng ở các mẹ mang thai.
Lời khuyên dành cho các mẹ là cần tiến hành điều trị sâu răng càng sớm càng tốt, để phòng tránh tình trạng đau răng kịch liệt có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Trong quá trình điều trị bệnh sâu răng, các mẹ cần tránh căng thẳng bởi có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
5. Răng khôn
Nhắc đến răng khôn, nhiều người liền toát mồ hôi hột, huống gì là các mẹ mang thai. Nỗi đau mọc răng khôn là ngủ không yên, nhai nuốt khó khăn, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm xung quanh tổ chức răng.
Về nguyên tắc, trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ bầu không nên nhổ bỏ răng khôn. Nhưng trong trường hợp đặc biệt, khi thai nhi được 4 – 6 tháng, dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ có thể tiến hành nhổ bỏ răng khôn cho thai phụ.
Nhiều mẹ thường lo lắng vấn đề an toàn khi điều trị bệnh răng miệng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, do đó họ thường chọn im lặng và nhẫn nhịn. Thật ra, các mẹ có thể thông báo cho bác sĩ biết tình hình cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị và sử dụng thuốc an toàn nhất cho mẹ và thai nhi. Chẳng hạn thuốc amoxicillin, clindamycin là những loại thuốc mẹ bầu có thể sử dụng, và thường được bác sĩ kê đơn khi điều trị bệnh viêm nướu.
Những lưu ý giúp mẹ bầu phòng tránh bệnh răng miệng:
– Các mẹ nên tiến hành khám răng miệng định kỳ, xử lý răng sâu, vấn đề hôi miệng, cạo vôi răng trước khi mang thai.
– Nếu kiểm tra có răng sâu, cần nhanh chóng điều trị, đồng thời loại bỏ thói quen không tốt như ăn cay, nên sử dụng chỉ nha khoa và chải răng đúng cách.
– Sau khi ói hoặc ợ chua, các mẹ nên súc miệng để làm loãng axit, giảm tình trạng mòn răng, và 30 phút sau mới đ.ánh răng.
– Điều trị tận gốc bệnh viêm nướu, viêm nha chu trước khi mang thai sẽ giúp các mẹ giảm thiểu biến chứng thai kỳ.
Theo Sohu/Helino