Có thuốc nào trị nứt kẽ h.ậu m.ôn?

Tôi 28 t.uổi, thường bị táo bón, mỗi lần đại tiện thường rất đau và rớm m.áu… Tôi đọc trên mạng thấy các triệu chứng này giống như bị nứt kẽ h.ậu m.ôn. Vậy tôi có thể mua thuốc nào để điều trị tình trạng của mình?

Nguyễn Thu Trang (Hà Nội)

Ảnh minh họa

Nứt kẽ h.ậu m.ôn là vấn đề thường gặp và bệnh thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở vùng h.ậu m.ôn, như bệnh trĩ. Nguyên nhân gây ra nứt kẽ h.ậu m.ôn là do những chấn thương ở vùng ống h.ậu m.ôn hoặc h.ậu m.ôn bị giãn quá căng khi đại tiện.

Cục phân rắn thường là nguyên nhân gây ra những chấn thương này. Nhưng phân lỏng khi bị tiêu chảy cũng là nguyên nhân gây nứt kẽ h.ậu m.ôn. Những bệnh nhân có cơ thắt h.ậu m.ôn (cơ vòng h.ậu m.ôn) chặt thường có nguy có mắc bệnh nứt kẽ h.ậu m.ôn cao hơn. Tăng độ chặt của cơ thắt h.ậu m.ôn làm cho m.áu vào nuôi vùng bị tổn thương kém và ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương.

Điều trị nứt kẽ h.ậu m.ôn bằng việc làm mềm phân, làm cơ thắt h.ậu m.ôn lỏng hơn để giúp vết thương liền tốt hơn. Do đó, trước hết, bệnh nhân thường được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn, nhiều chất xơ, uống nhiều nước (2-3 lít/ngày) để phân mềm, khuôn hơn. Tiếp đó là sử dụng những thuốc đặt tại chỗ để giảm đau, kháng viêm và ngâm h.ậu m.ôn vào nước ấm 10-20 phút, nhiều lần trong ngày (đặc biệt sau khi đại tiện) sẽ làm dịu và lỏng cơ thắt h.ậu m.ôn, do đó giúp quá trình liền vết thương tốt hơn.

Một số thuốc bôi, đặt tại chỗ như nitroglicerin, nifedipine, diltiazem có thể được sử dụng để làm cho cơ thắt lỏng hơn. Sử dụng thuốc này phải được kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa h.ậu m.ôn trực tràng để được an toàn và hiệu quả.

Những vết nứt kẽ h.ậu m.ôn thường rất dễ tái phát nếu bạn tiếp tục bị táo bón hoặc do những nguyên nhân chấn thương khác. Vì vậy khi đã điều trị khỏi, đại tiện hết đau và ra m.áu thì bạn cần duy trì chế độ ăn và sinh hoạt để không bị táo bón là rất quan trọng để tránh tái phát. Nếu bệnh tái phát cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa h.ậu m.ôn trực tràng để khám và tư vấn điều trị tiếp theo. Nếu việc điều trị nội khoa không dứt điểm, thể được điều trị bằng biện pháp ngoại khoa, mặc dù phương pháp này ít khi phải sử dụng.

Trường hợp của bạn nên đi khám để xác định đúng bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.

Bầu ăn rau má được không, ăn rau má có tác dụng gì?

Bà bầu ăn rau má được không? Rau má có tốt cho bà bầu không? Mặc dù rau má là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên nếu như ăn không đúng cách, thứ rau này có thể làm hại đến sức khỏe con người.

Bà bầu ăn rau má được không?

Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố của phụ nữ thay đổi nên không ít sản phụ cảm thấy bị nóng bức trong người và cực kỳ khó chịu. Để giúp cơ thể hạ nhiệt độ, mẹ bầu thường có xu hướng chọn những loại hoa quả, rau củ có tính mát. Theo Đông y, rau má là rau có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dùng để chuyên trị vàng gia, hạ sốt, mụn nhọt, lưu thông khí huyết…

Với tính hàn, giúp thanh nhiệt và giải độc thì rau má rất phù hợp với bà bầu. (Ảnh minh họa)

Có bầu ăn rau má được không? Câu trả lời là có, với tính hàn, giúp thanh nhiệt và giải độc thì rau má rất phù hợp với bà bầu. Bà bầu ăn rau má mang đến nhiều lợi ích dành cho sức khỏe của mẹ và thai nhi như:

– Hỗ trợ chữa bệnh trĩ

Rất nhiều sản phụ khi mang bầu thường bị thay đổi hoocmon đáng kể. Những loại hoocmon này chính là thủ phạm khiến hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động chậm lại, hạn chế quá trình đào thải của các chất cặn bã, lâu ngày trở thành bệnh trĩ. Tình trạng này còn xuất hiện rất phổ biến ở những bà bầu ít vận động, làm việc văn phòng. Tính hàn của rau má giúp hỗ trợ thanh lọc cơ thể và làm phân mềm hơn, hạn chế tình trạng bị trĩ.

– Tác dụng hỗ trợ lợi tiểu, đường tiết niệu

Em bé ngày càng lớn dần thì áp lực chèn ép bàng quang càng lớn khiến cho việc tiểu tiện trở nên khó khăn hơn. Ăn rau má sẽ giúp các mẹ bầu lợi tiểu và hỗ trợ giảm những bệnh liên quan đến đường tiết niệu.

Tính hàn của rau má giúp hỗ trợ thanh lọc cơ thể và làm phân mềm hơn, hạn chế tình trạng bị trĩ cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

– Tác dụng hỗ trợ chữa táo bón

Nhiều mẹ bầu thường gặp phải tình trạng ra m.áu tươi, mỗi lần đi ngoài thường rất khó khăn. Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể thường xuyên uống một lượng nước rau má vừa phải đều đặn và thường xuyên để giảm táo bón.

– Tác dụng hạ sốt

Thường những bà bầu chẳng may bị sốt sẽ kiêng kỵ dùng thuốc hạ sốt vì lo ngại việc ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Dùng rau má hạ sốt là biện pháp dân gian từ tự nhiên, rẻ t.iền và không độc hại, rất dễ chế biến, thay vì phải sử dụng thuốc thông thường.

Bà bầu uống rau má được không?

Như đã chia sẻ, rau má có đặc tính tốt, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên mẹ bầu có thể dùng rau má xay ra để uống nước nhưng không nên ăn quá nhiều vì không tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi. Phụ nữ mang thai chỉ nên uống một lượng ít nước rau má và không nên uống liên tục vì rau má có tính hàn gây tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng…không tốt cho sức khỏe bà bầu.

Lưu ý khi bà bầu ăn rau má

Không nên ăn rau má quá nhiều và liên tục

Mặc dù rau má rất tốt cho sức khỏe nhưng lại có đặc điểm dược tính khá cao nên mẹ bầu không nên ăn rau má quá nhiều và liên tục (trong khoảng từ 4-6 tuần) vì chúng có thể gây hại đến sức khỏe mẹ bầu. Khi ăn nhiều rau má có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy.

Mẹ bầu không nên dùng rau má liên tục và thường xuyên. (Ảnh minh họa)

Hãy ngâm rửa thật kỹ trước khi ăn

Trước khi muốn ăn rau má, mẹ bầu nên ngâm rau má vào nước muối và rửa thật sạch. Nếu ăn rau má sống có thể gây nguy cơ làm rối loạn tiêu hóa và ngộ độc. Vì thế, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẹ bầu hãy sơ chế rau má thật kỹ trước khi ăn.

Đối tượng tuyệt đối tránh ăn rau má trên thai kỳ

– Mẹ bầu nên tránh ăn rau má trong 3 tháng đầu thai kỳ để giảm nguy cơ sảy thai.

– Mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém, có t.iền sử động thai, sảy thai không nên ăn rau má.

– Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng nên tránh xa loại rau này vì có thể làm tăng cholesterol và lượng đường trong m.áu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *