Thay vì chỉ đơn giản đặt vào tủ lạnh và hấp lại trước khi sử dụng, người Nhật đã phát triển một cách tiếp cận khác mà chúng ta có thể học hỏi.
Cách bảo quản cơm nguội của người Nhật:
Phương pháp này là việc đặt cơm nguội vào màng bọc thực phẩm hoặc túi nilon, sau đó ép hết không khí ra ngoài trước khi đặt vào tủ lạnh. Quy trình này đơn giản nhưng lại hiệu quả:
• Bước 1: Lấy lượng cơm cần sử dụng ra ngoài.
• Bước 2: Sử dụng màng bọc thực phẩm để gói cơm thành từng phần nhỏ.
• Bước 3: Xếp từng phần cơm đã được gói vào khay inox và đặt vào ngăn đông tủ lạnh.
Theo như đánh giá, phương pháp này có thể bảo quản cơm nguội trong vài ngày mà không gây mất đi độ ẩm và chất dinh dưỡng của cơm. Đặt cơm vào màng bọc thực phẩm hoặc túi nilon trước khi đặt vào tủ lạnh giúp ngăn chặn sự tiếp xúc với không khí, từ đó tránh được tình trạng cơm khô và mất dinh dưỡng. Đồng thời, việc “cách ly” cơm khỏi vi khuẩn cũng giúp bảo vệ sức khỏe khi tiêu thụ.
Dấu hiệu của cơm đã bị ôi thiu
Không phải lúc nào cơm hỏng cũng có dấu hiệu rõ ràng như nấm mốc hoặc đổi màu. Việc ngửi cơm trước khi sử dụng có thể giúp phát hiện các mùi lạ. Cơm vẫn có thể ăn được nếu không có mùi khó chịu. Tuy nhiên, nếu cơm dính bết bất thường, có thể đó là dấu hiệu của vi khuẩn xâm nhập.
Cơm quá cứng hoặc khô cũng không nên giữ lại, vì ngay cả khi không có nhiễm khuẩn, chất lượng và hương vị cũng sẽ không còn ngon nữa.
Cơ quan Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh cảnh báo rằng nên tiêu thụ cơm trong vòng 24 giờ để tránh nguy cơ từ vi khuẩn Bacillus cereus. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm trên toàn thế giới. B. cereus phát triển trong cơm ở nhiệt độ phòng và trong các thực phẩm giàu tinh bột khác. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường bao gồm tiêu chảy và nôn mửa và thường tự khỏi trong vòng một ngày.
Chúc bạn trở thành người tiêu dùng thông thái!
Mai Hương (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm