Con chào đời bé hơn chiếc điều khiển, mẹ xót xa nghe bác sĩ nói chỉ 3% cơ hội sống

Chào đời ở tuần thứ 23, cậu bé chỉ nặng hơn 500g và dài 17,7cm, ngắn hơn cả 1 chiếc điều khiển TV.

Khi cậu bé Oliver-Cash Lowther-Ryan (sinh ta tại Walderlade, Anh) chào đời, tất cả đội ngũ y bác sĩ đều cho rằng phần trăm sống sót của bé là cực kỳ thấp, chỉ khoảng 3%. Vậy nhưng cuối cùng, cậu bé đã “lách qua khe cửa hẹp” và sống sót kỳ diệu như một phép màu.

Anh Ethan Ryan, bố của bé Oliver cho biết cậu bé chào đời ở tuần thứ 23 của thai kỳ với cân nặng vỏn vẹn 538g và chiều dài 17,7cm. “ Còn ngắn hơn cả một chiếc điều khiển TV”, anh xót xa nói.

Cậu bé Oliver chào đời ở tuần 23 với thân hình nhỏ xíu, ngắn hơn cả một chiếc điều khiển.

Vợ chồng anh cũng đã xác định trước con sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì sinh quá non tháng. Vậy nhưng may mắn là khi chào đời, con cũng đã khóc được một chút.

“Tôi còn nhớ lúc đó nữ y tá ôm trọn con trong lòng bàn tay, nâng lên và nói: “Chúng ta đang có một “máy bay chiến đấu” trên tay”, anh Ethan kể lại.

Và sau câu nói ấy là 9 tuần dài đằng đẵng vợ chồng anh không được gặp con mà chỉ cập nhật tình hình thông qua bác sĩ.

Đến khi được 3 tháng t.uổi, cậu bé Oliver đã bị n.hiễm t.rùng ruột và phải trải qua 1 ca phẫu thuật cắt bỏ 2,5cm ruột. Sau đó, bé tiếp tục trải qua thêm 1 lần phẫu thuật để đặt túi khí và túi đựng sữa non.

Các bác sĩ cho rằng cậu bé chỉ có 3% cơ hội sống.

Chưa dừng lại ở đó, cậu bé còn trải qua một ca phẫu thuật hở van tim. Để giành giật sự sống cho đ.ứa t.rẻ, các bác sĩ đã phải cho Oliver sử dụng 3 loại máy thở, thậm chí có những lúc phải hỗ trợ em bé bằng một ống thông qua trán, vì mọi cơ quan khác như tay chân hay bụng đều đã chằng chịt dây rợ.

“Đã 3 lần được chúng tôi được bác sĩ mời vào phòng và thông báo hãy chuẩn bị tinh thần cho điều tồi tệ có thể xảy ra. Mỗi lần trước ca phẫu thuật, họ đều nói cơ hội sống sót của Oliver là rất thấp. Mỗi lần chúng tôi nghĩ rằng đã mất con thì con lại mạnh mẽ vượt qua”, anh Ethan xúc động nói.

Còn chị Frances, mẹ của bé thì không thể quên được lần đầu tiên được bế con sau 9 tuần chờ đợi: “Đó là khoảnh khắc đáng kinh ngạc nhất trong cuộc đời tôi. Nó giống như một giấc mơ vậy. Lần đầu tiên tôi được chạm vào con, được cảm nhận làn da của con mềm mại và ấm áp như thế nào. Cảm giác đó thật tuyệt vời”.

Vợ chồng Ethan hạnh phúc vì con đã sống sót kỳ diệu.

Anh Ethan cho biết thêm là ban đầu chỉ có một người thân được phép tiếp xúc với con trai nên anh quyết định nhường “khoảnh khắc thiêng liêng” ấy cho bà xã. Còn anh chỉ được phép ngồi nhìn con trong hai giờ. Cho đến 1 tuần sau thì anh được bế con lần đầu.

Đến nay, cậu bé Oliver đã tiến triển ngày càng tốt hơn, khiến ngay cả các y bác sĩ cũng phải ngạc nhiên. Tuy vậy, bé vẫn chưa thể xuất viện mà cần theo dõi thêm đến ít nhất là ngày 23/7. Đó có lẽ là một quãng thời gian khá dài với vợ chồng anh Ethan nhưng “trái ngọt” nhận được sau những chờ đợi, mong ngóng mới là điều anh chị quan tâm.

Cậu bé Oliver sẽ phải ở bệnh viện thêm 1 tháng nữa để theo dõi sức khỏe.

Hành trình kỳ diệu điều trị cho bé sinh non chỉ nặng… 600g

Cậu bé sinh non chỉ nặng vỏn vẹn 600g. Kết thúc quá trình 72 ngày điều trị, bé hoàn toàn tự thở được và đạt cân nặng 1.700g.

Sản phụ Đoàn Thị Trang Nhung (SN 1981, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) hiện cơn chuyển dạ dù mới ở tuần thai thứ 26. Ngày 4/3, em bé được sinh ra tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội với cân nặng vỏn vẹn 600g. Thể trạng của em bé rất yếu, xuất hiện triệu chứng khó thở nặng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Liên Hương (bệnh viện phụ sản Hà Nội) cho biết, vì sinh quá non tháng, xuất hiện triệu chứng khó thở nặng, trẻ được chỉ định thở CPAP. Bên cạnh đó, trẻ còn được hỗ trợ thở oxi để điều trị bệnh phổi mạn tính. Tuy nhiên, khó khăn không chỉ dừng lại ở đó. Trong quá trình điều trị, bé được phát hiện bệnh còn ống động mạch nên bác sĩ đã chỉ định điều trị bằng thuốc.

Bên cạnh điều trị bệnh lý, việc nuôi dưỡng bé cũng là một công việc hết sức khó khăn. Vì là trẻ sinh non cân nặng cực thấp, bé được đặt catheter qua đường tĩnh mạch trung tâm dưới sự theo dõi sát sao của các bác sĩ và điều dưỡng khoa Sơ sinh.

Trải qua 10 ngày nuôi dưỡng bằng cách đặt catheter qua đường tĩnh mạch trung tâm, trẻ đã hoàn toàn tự bú được sữa mẹ.

Ngày 25/5, kết thúc quá trình 72 ngày điều trị, hoàn toàn tự thở được và đạt cân nặng 1.700g. Dù non tháng và nhẹ cân là thế nhưng trong suốt quá trình điều trị, con không hề bị nhiễm khuẩn bệnh viện.

Bé chào đời chỉ nặng 600g. (Ảnh: Báo Dân sinh)

Đây không phải là trường hợp đầu tiên bé sinh non được các y bác sĩ nuôi dưỡng thành công, trước đó, vào ngày 7/9/2018, các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cũng cứu sống thành công một b.é g.ái sinh non nặng 600g bị suy hô hấp rất nguy kịch.

Mặc dù cô bé sinh non nhỏ xíu, bàn tay, chân chưa bằng ngón tay người lớn nên đường ven nhỏ như cái kim cây tăm, các bác sĩ phải rất vất vả để tìm ven và catheter truyền thuốc cho bé. Điều kỳ diệu đã đến với bé cùng y bác sĩ, sau 9 tuần điều trị, cô bé cân nặng tăng được 1.500g. Bé ngưng điều trị kháng sinh, ăn sữa mẹ hoàn toàn qua ống thông dạ dày, cai máy thở, chức năng tim trở về bình thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *