Suốt 8 năm qua một cô bé 12 t.uổi hoàn toàn khỏe mạnh nhưng lại phải ngồi xe lăn và chịu nhiều phương pháp điều trị chỉ vì những căn bệnh mà người mẹ tự bịa ra.
Theo DailyMail , một b.é g.ái 12 t.uổi giấu tên người Anh vừa được các bác sĩ xác nhận là hoàn toàn khỏe mạnh trong khi đã ngồi xe lăn như người khuyết tật suốt 8 năm. Không những vậy, cô bé còn phải dùng nhiều loại thuốc và trải qua hàng loạt biện pháp chăm sóc y tế không cần thiết suốt thời gian dài.
Các bác sĩ từng tham gia điều trị cho cô bé cũng thấy ngạc nhiên vì thời gian chữa trị kéo dài mà tình trạng sức khỏe vẫn chẳng hề cải thiện.
Theo tìm hiểu, b.é g.ái vốn không có vấn đề gì về sức khỏe. Tuy nhiên từ năm 2012 (khi c.ô b.é được 4 t.uổi), người mẹ bắt đầu tưởng tượng và liên tục nói dối bác sĩ về những triệu chứng sức khỏe của con mình.
Năm 2013, người mẹ khăng khăng với mọi người rằng con gái bị động kinh không thể kiểm soát, tự kỷ, ra m.áu không rõ nguyên nhân, đau bụng, luôn cảm thấy yếu đến mức không thể đi lại,… và nhiều vấn đề khác.
Cùng năm, c.ô b.é được cung cấp một chiếc xe lăn. Không những phải dùng nhiều loại thuốc, đến năm 2017 cô bé còn phải ăn theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt qua ống thông như người bị bệnh nặng chứ không được ăn uống bình thường.
Cô bé hoàn toàn khỏe mạnh nhưng phải sử dụng xe lăn suốt 8 năm. (Ảnh minh họa)
Đến năm 2018, cô bé gần như trầm cảm và bắt đầu thể hiện sự buồn bã, lo âu khi bị đặt ống thông mới trong người. Khi đó các bác sĩ mới đặt dấu hỏi về trường hợp bất thường này.
Tháng 10/2019, nhân viên xã hội địa phương đã đưa c.ô b.é đi kiểm tra và phát hiện ra hành vi dối trá đáng sợ. Ngay chính cô bé cũng từng nghĩ mình là người ốm yếu vì chịu tác động quá lớn từ người mẹ trong sức khỏe thể chất hoàn toàn bình thường và còn khá năng động.
“Sau hàng loạt những cuộc chữa bệnh không cần thiết một cô bé bình thường đã phải chịu những hệ quả nghiêm trọng. Hiện tại, chúng tôi vẫn chưa thể kết luận vì sao người mẹ lại biến đứa con gái của mình thành tật nguyền như vậy”, phía tòa án thông tin.
Hiện b.é g.ái đã được đưa đến sống với người thân và bắt đầu một cuộc sống bình thường như đáng nhẽ phải như vậy. Được biết cô bé còn có 2 anh chị ruột nữa sống và phát triển hoàn toàn khỏe mạnh.
Trong khi đó người mẹ từng trải qua một cuộc ly hôn khó khăn, đó có thể là nguyên nhân dẫn đến tâm lý bất ổn. Nếu bà thay đổi suy nghĩ và cách ứng xử thì vẫn sẽ có cơ hội nhận con gái về nuôi trong tương lai.
Cách nào hỗ trợ những trẻ không may mắc bại não?
Theo các chuyên gia, cho đến nay, bại não là bệnh không chữa khỏi hoàn toàn mà can thiệp sớm – phục hồi chức năng là giải pháp tối ưu nhất.
Hai mẹ con bé Bảo Châu
Bé Bảo Châu (9 t.uổi, Hoà An, Cẩm Lê, Đà Nẵng) khi sinh ra bị sứt môi, hở hàm ếch, 5 tháng t.uổi phát hiện thêm mắc bệnh bại não. Thời điểm đó thật kinh khủng đối với gia đình bé Bảo Châu.
Chị Tô Thị Lâm, mẹ bé Bảo Châu nhớ lại khi bác sĩ nói con bị mắc chứng bại liệt, “hai mẹ con chỉ biết bồng nhau khóc thôi. Thời điểm đó thật kinh khủng”.
Từ đó, chị Lâm cùng con đi nhiều bệnh viện với hy vọng chữa khỏi bệnh nhưng hy vọng của người mẹ càng ngày càng… thu hẹp khi hầu hết các bác sĩ nói bệnh của con không có thuốc chữa đặc trị.
“Hai mẹ con quay về. Thương con, em càng chăm sóc nhưng bé càng không phát triển. Nuôi vất vả lắm nhưng vì con cái chấp nhận chịu cực chịu khổ. Sức khoẻ yếu, Bảo Châu phải dựa hoàn toàn vào mẹ”, chị Lâm nói.
Rất may, năm 2014, mẹ Bảo Châu được dự án “Nâng cao năng lực và duy trì bền vững mô hình phát hiện sớm và can thiệp sớm khuyết tật t.rẻ e.m tại Đà Nẵng” của VietHeath hỗ trợ tham gia các khoá đào tạo hỗ trợ phục hồi chức năng. Người mẹ trẻ ấy được các chuyên gia của dự án hướng dẫn các bài tập cho con, những động tác giúp cơ thể bé có thể tự chủ được một phần.
Với sự kiên trì và nỗ lực không ngừng nghỉ của mẹ, cơ thể của Bảo Châu đã cứng cáp hơn. Bảo Châu có thể nói được những từ ngữ đơn giản và dùng những cử chỉ đơn giản như vui, buồn. Đặc biệt, bé được mẹ tập chân tay thường xuyên nên chân tay con cũng mềm dẻo hơn không gồng rút như thủa nào.
Bảo Châu là một trong số những trẻ may mắn nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức xã hội. Trên thực tế, nhiều trẻ bại não ở khu vực nông thôn thường rơi vào cảnh sống qua ngày.
Bé Bảo Châu được hỗ trợ bởi các chuyên gia vật lý trị liệu
Chia sẻ với phóng viên, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia phục hồi chức năng cho t.rẻ e.m Phạm Đức Viễn, cho biết, trẻ bị bại não thường đối diện với các thể phổ biến: Thể co cứng, thể múa vờn mềm nhẽo…Ngoài điểm chung trẻ bị bại não chậm phát triển trí tuệ ở các mức độ khác nhau thì mỗi thể bại não lại có những đặc điểm điển hình.
Theo đó, nếu bại não thể co cứng thì trẻ sẽ bị tăng trương lực cơ ở các chi bị tổn thương; giảm khả năng vận động riêng biệt tại từng khớp; tăng phản xạ gân xương ở các chi bị tổn thương; không có teo cơ; co rút tại các khớp; có thể bị liệt.
Trẻ bại não thể múa vờn thì trương lực cơ thay đổi lúc tăng lúc giảm ở tứ chi, giảm khả năng vận động, có các vận động không mong muốn: rung giật, múa vờn; phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng ở các chi bị tổn thương; không có teo cơ, ít co rút tại các khớp; có thể bị liệt; động kinh, rối loạn nhai nuốt, điếc ở tần số cao…
Trẻ bại não thể mềm nhẽo biểu hiện giảm trương lực cơ toàn thân, giảm vận động hữu ý, phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng nhẹ, không có teo cơ hoặc co rút tại các khớp, có rối loạn điều hoà cảm giác, có thể bị liệt, cong vẹo cột sống, động kinh, có dấu hiệu Babinski…
Do tình trạng khó khăn về vận động, di chuyển, ăn uống, do đó, gia đình có trẻ mắc bại não thì người lớn cũng không còn thời gian để lao động, sản xuất do đó thu nhập gia đình giảm sút.
Chuyên gia phục hồi chức năng cho t.rẻ e.m Phạm Đức Viễn đang tư vấn cho gia đình có trẻ bị bại não
“Mặt khác do thể trạng, sức đề kháng của trẻ kém, trẻ thường xuyên đau ốm, phải đến viện điều trị dẫn tới làm tăng các chi phí đi lại, ăn, ở nên đa số gia đình có trẻ bại não đều nghèo”, ông Phạm Đức Viễn bày tỏ.
Theo các chuyên gia, cho đến nay, bại não là bệnh không chữa khỏi hoàn toàn mà can thiệp sớm – phục hồi chức năng là giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, trên thực tế không nhiều phụ huynh, nhất là vùng nông thôn hiểu. Do đó, việc phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cần có sự chuyển giao kỹ thuật PHCN cho cha mẹ và người chăm sóc.
“Can thiệp sớm cho trẻ bại não cần có một nhóm chuyên gia liên ngành: Hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, vật lý trị liệu và giáo dục đặc biệt cùng với những nỗ lực của gia đình”, ông Viễn nhấn mạnh.
Bởi theo ông, ngoài phục hồi chức năng vẫn cần thêm những khoá học giáo dục đặc biệt. Bé Nhật Long- một trẻ 14 t.uổi bị bại não kèm mắc bệnh Down nên chậm phát triển trí tuệ và ngôn ngữ là ví dụ điển hình. Dù được hỗ trợ phục hồi chức năng, hiện trẻ có thể đứng được nhưng trí tuệ và ngôn ngữ vẫn chỉ bằng trẻ 12 tháng t.uổi.
Đồng tình với quan điểm này, Bs. Chuyên khoa II, Trần Văn Vương, Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững (VietHeath) trên thực tế, hiện cha mẹ trẻ bại não thường chỉ chú trọng tới việc đi, đứng của trẻ mà rất ít quan tâm tới việc can thiệp giáo dục, ngôn ngữ và hành vi cho trẻ vì thế họ vô tình làm trầm trọng hơn phần chậm phát triể trí tuệ ở trẻ.
“Trong khi đó, 20-30% trẻ có thể đi học hòa nhập với nhiều hình thức: chuyên biệt và trường bình thường. Việc không chú trọng đến phát triển trí tuệ cho con dẫn đến tình trạng trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình khi lớn lên”, BS Vương cảnh báo.
“Do vậy họ cần được đào tạo thêm các kỹ năng tập luyện, chăm sóc cho con hàng ngày, việc này làm giảm gánh nặng cho gia đình về kinh tế, thời gian trong việc đưa trẻ đến các cơ sở phục hồi chức năng để trị liệu hàng ngày”, chuyên gia Phạm Đức Viễn bày tỏ.