Được quảng cáo giúp làn da “ cải lão hoàn đồng”, phương pháp sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu hay còn gọi là làm đẹp bằng m.áu tự thân đang trở thành cơn sốt tại nhiều spa.
Bác sĩ Nguyễn Quang Minh cảnh báo mối nguy hiểm từ phương pháp làm đẹp bằng m.áu tự thân nếu thực hiện ở các cơ sở không được cấp phép
Được quảng cáo giúp làn da “cải lão hoàn đồng”, phương pháp sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu hay còn gọi là làm đẹp bằng m.áu tự thân đang trở thành cơn sốt tại nhiều spa. Tuy nhiên, không ít người đã phải vào viện điều trị do những nguy cơ tiềm ẩn từ phương pháp này.
Đang lành thành bệnh
Vốn có làn da “lành lặn” nhưng khi đi làm đẹp, dưỡng da định kỳ, chị N.T.H. (Hà Đông, TP.Hà Nội) được các nhân viên tại spa giới thiệu phương pháp làm đẹp bằng “huyết tương giàu tiểu cầu” với công dụng kỳ diệu. Theo lời quảng cáo, đây là phương pháp sử dụng m.áu tự thân với đặc điểm là chứa các tế bào gốc.
Nhờ vậy, làn da có thể “đ.ánh bay” các vết chân chim, trẻ hóa như t.uổi đôi mươi, đồng thời điều trị sẹo rỗ, các vết sần sùi… Phương pháp này còn được cho là có khả năng điều trị nám, trắng bật tông khi phối hợp các loại tinh chất như DNA cá hồi.
Không ngần ngại bỏ ra 5 triệu đồng, chị H. được các nhân viên tại spa lấy m.áu rồi trộn với DNA cá hồi, tiêm thẳng vào mặt. Sau khi tiêm, trên mặt chị xuất hiện các nốt bầm tím nhưng nhân viên của spa tư vấn, các vết này sẽ tự khỏi, không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng chỉ một tuần sau đó, chị H. bỗng nổi mụn nhỏ và xuất hiện các đầu mủ trắng. Khi vào Bệnh viện Da liễu Trung ương thì các vết này đã thành sẩn và dày đặc trên mặt.
Tương tự, tin vào spa, chị K.T.T. (Long Biên, TP.Hà Nội) cũng phải tới Bệnh viện Da liễu Trung ương điều trị do nổi sẩn, nhiều nang nhỏ trên mặt, tình trạng viêm nhiễm kéo dài sau khi làm đẹp bằng m.áu tự thân. Chị T. cho hay, chị được nhân viên spa phi kim, sau đó bôi trực tiếp huyết tương giàu tiểu cầu lên khiến toàn bộ khuôn mặt đỏ màu m.áu.
Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Quang Minh, Phó khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết đây chỉ là hai trong số nhiều bệnh nhân phải tới bệnh viện điều trị sau khi làm đẹp bằng phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Đặc điểm chung của các bệnh nhân này là đều bị nhiễm khuẩn cấp tính và điều trị khá muộn dẫn tới hình thành các “kén” trên da mặt, điều trị kéo dài, khó khăn. Với những tổn thương này, để hồi phục phải mất ít nhất từ sáu tháng đến một năm.
Nguy hiểm khôn lường
Phương pháp làm đẹp bằng m.áu tự thân được spa quảng cáo với những công dụng kỳ diệu, tuy nhiên ẩn chứa nhiều nguy cơ
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Minh, PRP là phương pháp đã được ứng dụng từ lâu trong ngành y như phẫu thuật tim mạch, răng hàm mặt, cơ xương khớp… Các nghiên cứu đã chỉ ra, dùng huyết tương giàu tiểu cầu có khả năng làm lành vết thương, giảm viêm cấp tính. Trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp da, PRP cũng được sử dụng để làm lành vết thương sau điều trị sẹo, cấy túi ngực, cấy mỡ…
Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, PRP được triển khai từ năm 2016. Tuy nhiên, việc chỉ định bệnh nhân dùng phương pháp này rất chặt chẽ.
“Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và máy móc công nghệ cao, do đó, tuyệt đối không được cấp phép thực hiện tại các spa. Nếu không tuân thủ, có thể mang đến nhiều hậu họa khôn lường”, bác sĩ Minh cảnh báo.
PRP sử dụng m.áu nên nếu không thực hiện theo quy trình đảm bảo thì có nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn và lây truyền các bệnh như HIV, viêm gan C, viêm gan B… Kỹ thuật tách chiết huyết tương giàu tiểu cầu cũng yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác tuyệt đối. Trước hết, người thực hiện phải đ.ánh giá chất lượng tế bào m.áu, làm công thức m.áu.
Sau sàng lọc, bác sĩ lấy từ 20-30ml m.áu của bệnh nhân bằng kim lớn rồi đưa vào máy ly tâm. Các kỹ thuật viên sẽ tách tiểu cầu khỏi bạch cầu và kết hợp với tế bào huyết tương từ phần m.áu này. Tiếp theo, số lượng tiểu cầu được đ.ánh giá lần thứ hai để xác định có đủ 1 triệu đơn vị hay không. Bởi theo bác sĩ Minh, nếu huyết tương không đủ “giàu tiểu cầu” thì mất ý nghĩa khi sử dụng.
Việc tách tiểu cầu khỏi bạch cầu, hồng cầu trong m.áu không đơn giản. Nhưng đáng lưu ý, hồng cầu trong m.áu có “ái tính” cao với vi khuẩn, nên nếu để phần huyết tương lẫn hồng cầu sẽ rất dễ gây ra phản ứng, viêm nhiễm. Việc bệnh nhân được bôi huyết tương lên mặt và có màu đỏ của m.áu, theo bác sĩ Minh cũng hoàn toàn không đúng.
“PRP không sử dụng m.áu bôi trực tiếp lên mặt mà sau khi chiết tách, phần huyết tương giàu tiểu cầu chỉ có màu vàng nhạt”, bác sĩ Minh nói và cũng khẳng định, PRP sử dụng tế bào m.áu ngoại vi, không phải tế bào gốc có khả năng phân chia, dị hóa như nhiều spa đang lạm dụng quảng cáo.
“PRP có ý nghĩa và được ứng dụng trong thẩm mỹ, làm đẹp, tuy nhiên chỉ trong những trường hợp được các bác sĩ chỉ định và làm theo quy trình đầy đủ, an toàn. Do đó, chị em không nên chạy theo những lời quảng cáo tại các cơ sở không đảm bảo, lạm dụng phương pháp này dẫn tới tình trạng t.iền mất, tật mang, đặc biệt là nguy cơ mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm”, bác sĩ Minh khuyến cáo.
Ổ áp xe sau tiêm botox thon gọn hàm
Vài ngày sau khi tiêm botox tại một spa để làm thon gọn hàm, cô gái 30 t.uổi sưng đau vùng má phải, chỗ tiêm nổi u cục.
Bệnh nhân đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám, bác sĩ phát hiện vùng dưới da tiêm botox có ổ dịch, viêm nhiễm lan rộng.
Bệnh nhân cho biết tiêm botox làm thon gọn hàm tại một spa ở Hà Nội, tuy nhiên không biết chính xác về tên, nguồn gốc của loại botox này.
Bác sĩ Nguyễn Quang Minh, Phó Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, ngày 9/9 cho biết bệnh nhân gặp biến chứng khi tiêm botulinum toxin (botox) không rõ xuất xứ. Bệnh nhân bị áp xe vùng má, các bác sĩ phải rạch để thoát mủ, đồng thời kê thuốc kháng sinh dài ngày để kiểm soát nhiễm khuẩn.
“Bệnh nhân thậm chí phải uống thuốc kháng sinh đến ba tháng”, bác sĩ Minh nói.
Bác sĩ Minh cho biết đây là một trong nhiều ca biến chứng của tiêm botox mà bệnh viện tiếp nhận điều trị. Đa số bệnh nhân tiêm botox ở các cơ sở thẩm mỹ nhỏ lẻ, kỹ thuật tiêm sai, không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là sử dụng loại botox không rõ nguồn gốc.
Bệnh nhân gặp biến chứng sau tiêm botox làm thon gọn hàm. Ảnh : Bác sĩ cung cấp.
Theo bác sĩ Minh, botulinum thực chất là độc tố do chủng vi khuẩn Clostridium sinh ra. Có 7 type botulinum toxin (A, B, C, D, E, F và G), tuy nhiên chỉ hai type A và B được ứng dụng trong y học, trong đó type A chiếm 90-95%. Botulinum dùng để điều trị các bệnh lý co cứng cơ, đau thần kinh nửa đầu, bàng quang tăng phản xạ… Từ năm 1992, botulinum type A được sử dụng trong ngành thẩm mỹ, với liều lượng ở mức không gây ngộ độc.
Bệnh viện Da liễu sử dụng botulinum toxin trong dịch vụ thẩm mỹ và điều trị các bệnh lý như tăng tiết mồ hôi bàn tay, vùng nách… Botulinum chỉ định trong thẩm mỹ như giảm nếp nhăn trán, mày, đuôi mắt, thon gọn góc hàm, bắp chân…
“Người có nhu cầu tiêm botox ngày càng nhiều, ví dụ hai tháng nay hơn 60 bệnh nhân tiêm botox làm đẹp”, bác sĩ Minh cho biết.
Bác sĩ trích ổ áp xe để thoát mủ và điều trị kháng sinh cho bệnh nhân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Các nước sản xuất botox như Mỹ, Pháp, Đức, Hàn Quốc… với công nghệ khác nhau. Botox sử dụng ở Việt Nam hoàn toàn nhập từ nước ngoài. Mỗi loại botox có điều kiện bảo quản riêng, có loại phải bảo quản ở nhiệt độ thấp. Do vậy khi nhập khẩu phải đảm bảo yếu tố an toàn.
“Nguồn hàng xách tay, thậm chí nhập chính hãng nhưng không được bảo quản đúng cách có thể làm botox biến đổi, tiêm vào cơ thể có thể ảnh hưởng sức khỏe”, bác sĩ Minh nói.
Bác sĩ Minh khuyến cáo phụ nữ tiêm botox làm đẹp nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, tránh tình trạng mua bán, sử dụng botox trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Đặc biệt quá trình tiêm botox phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, hiểu về cấu trúc giải phẫu, tiêm đúng, đủ liều, tránh biến chứng.