Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ trà sả mà bạn chưa biết

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đưa sả thơm vào thói quen uống trà hàng ngày của mình?

Sả là loại gia vị, thảo mộc thường được sử dụng vì tính chất thơm đặc trưng. Trà sả cũng là thức uống thảo dược phổ biến với nhiều lợi ích. Dưới đây là cách chúng có thể giúp tăng cường sức khỏe của bạn.

Đặc tính chống oxy hóa

Trà sả chứa một số chất chống oxy hóa gồm axit chlorogen, isoorientin và swertiajaponin, giúp loại bỏ các gốc tự do gây bệnh.

Trà này còn chứa flavonoid và các hợp chất phenolic giúp chống lại tình trạng stress oxy hóa trong cơ thể, vốn liên quan đến các bệnh mãn tính cũng như quá trình lão hóa.

Đặc tính kháng khuẩn

Trà sả rất giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh và n.hiễm t.rùng khác nhau.

Thức uống này còn có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm mạnh mẽ có thể giúp điều trị n.hiễm t.rùng miệng và sâu răng.

Đặc tính chống viêm

Các hợp chất citral và geranial trong sả được cho là có tác dụng chống viêm, giúp giảm viêm và đau liên quan đến các tình trạng như viêm khớp chẳng hạn.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Trà sả giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các bệnh tim nghiêm trọng như đau tim và cục m.áu đông, nhờ nó có đặc tính chống viêm giúp giảm viêm ở mạch m.áu và động mạch.

Điều này cho phép các tế bào m.áu di chuyển dễ dàng hơn, giảm nguy cơ tích tụ tiểu cầu gây ra cục m.áu đông.

Trà sả là thức uống thảo dược phổ biến với nhiều lợi ích. (Ảnh: medicalnewstoday)

Chữa rối loạn hô hấp

Trong y học Ayurvedic, trà sả được sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho và cảm lạnh thông thường. Điều này là do sả chứa một số vitamin C, được chứng minh có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ chống lại cảm lạnh và cúm thông thường.

Chất dầu trong sả cũng có thể giúp làm khô chất nhầy dư thừa, làm lỏng đờm trong phổi và làm sạch toàn bộ hệ hô hấp, bao gồm cả đường mũi, từ đó giúp cải thiện hơi thở của bạn.

Giảm nguy cơ ung thư

Chất citral trong sả có khả năng chống lại một số dòng tế bào ung thư. Trà sả còn hoạt động như một bài thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ quá trình giải độc, bằng cách loại bỏ độc tố và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.

Cải thiện tiêu hóa

Trà sả từ lâu được sử dụng để làm dịu các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi và táo bón. Nó còn giúp kích thích nhu động ruột, cải thiện tiêu hóa, chống loét dạ dày hiệu quả.

Hạ huyết áp

Trà sả giúp làm giãn mạch m.áu, cải thiện tuần hoàn và giảm huyết áp hiệu quả.

Giảm mức cholesterol

Các nghiên cứu y học chỉ ra, trà sả có thể giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL), do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác nhau.

Giảm cân

Trà sả có thể hỗ trợ giảm cân bằng cách tăng cường trao đổi chất và thúc đẩy đốt cháy chất béo. Nó cũng giúp kiểm soát sự thèm ăn, giảm cảm giác thèm ăn.

Cải thiện sức khỏe làn da và mái tóc

Trà sả được chứng minh là có tác dụng cải thiện sức khỏe của da và tóc, nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Các chất chống oxy hóa trong trà sả giúp chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa sớm và thúc đẩy làn da sáng khỏe hơn.

Giảm căng thẳng và lo lắng

Mùi thơm và hương vị của trà sả có tác dụng làm dịu tâm trí, giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Ngoài ra, thức uống này cũng thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn và thư giãn tốt hơn.

Đối với hầu hết mọi người, trà sả là thức uống bạn có thể thưởng thức mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, dùng quá nhiều có thể gây buồn nôn, tăng cảm giác đói và chóng mặt ở một số người.

Phản ứng dị ứng cũng có thể xảy ra ở những người nhạy cảm với sả, mặc dù hiếm gặp. Những triệu chứng này thường biểu hiện dưới dạng phát ban, ngứa da, nhịp tim nhanh và khó thở.

Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bác sỹ trước khi thêm bất kỳ loại đồ uống thảo dược mới nào vào chế độ ăn uống của mình.

6 lợi ích tuyệt vời của nước sả đối với sức khỏe

Từ lâu sả được sử dụng như một loại thảo dược làm thuốc, một số công dụng của nước sả với sức khỏe đã được khoa học chứng minh.

Nước sả có thể chữa nhiều bệnh thông thường như cảm lạnh hoặc làm dịu cơn khó chịu ở dạ dày, đau bụng và buồn nôn. Rất giàu chất chống oxy hóa, nước sả còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Nhưng chưa hết, sau đây là 6 lợi ích hàng đầu của nước sả.

Từ lâu sả được sử dụng như một loại thảo dược làm thuốc . Shutterstock

Giảm viêm, giảm đau khớp

Các hợp chất citral và geranial trong sả có tác dụng chống viêm, giúp giảm viêm trong cơ thể. Nước sả chứa các hợp chất có tác dụng chống viêm, giúp giảm viêm và đau do viêm khớp, theo đài NDTV.

Giảm nguy cơ ung thư

Chất citral trong sả có khả năng chống ung thư mạnh mẽ. Một số thành phần của sả giúp chống ung thư bằng cách trực tiếp gây c.hết tế bào hoặc tăng cường hệ thống miễn dịch để cơ thể có khả năng tự chống lại ung thư tốt hơn, theo Healthline.

Cải thiện tiêu hóa

Nước sả từ lâu đã được sử dụng để làm dịu các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, loét dạ dày, đầy hơi và táo bón. Nó giúp kích thích nhu động ruột và cải thiện tiêu hóa. Nước sả nổi tiếng là phương pháp điều trị chứng khó chịu ở dạ dày, đau bụng và các vấn đề tiêu hóa.

Nước sả có thể giúp làm dịu cơn khó chịu ở dạ dày, đau bụng và buồn nôn . Shutterstock

Giảm huyết áp

Nghiên cứu cho thấy uống nước sả giúp giảm huyết áp và giảm đáng kể nhịp tim, nhờ khả năng làm giãn mạch m.áu, cải thiện lưu thông m.áu.

Giảm mức cholesterol

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước sả giúp giảm mức cholesterol xấu LDL, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Kháng khuẩn

Theo Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (Mỹ), nghiên cứu cho thấy sả có khả năng ngăn ngừa n.hiễm t.rùng.

Nước sả rất giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại nhiều chứng bệnh và n.hiễm t.rùng. Nó cũng có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn và nấm hiệu quả. Uống nước sả thường xuyên có thể giúp bảo vệ chống lại n.hiễm t.rùng.

Nước sả nói chung an toàn và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người có thể bị dị ứng và có thể gặp tác dụng phụ như chóng mặt hoặc khô miệng khi uống nước sả. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm bất kỳ loại đồ uống thảo dược mới nào vào chế độ ăn uống của mình, theo NDTV.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *