Đậu ván trắng (bạch biển đậu) không chỉ là một loại cây thực phẩm mà nó còn có tác dụng thần kỳ trong việc giải độc.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, bạch biển đậu có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lị, giải độc, chống nôn mửa do ngộ độc thức ăn, điều trị viêm dạ dày và viêm ruột cấp tính, được dùng chữa các chứng đau bụng, xích bạch đới, giải độc rượu, thịt cá có độc. Ảnh: tapchidongy.vn.
Hoa đậu ván trắng (biển đậu hoa): Có vị ngọt nhạt, tính bình, không độc. Có tác dụng kiện tỳ hòa vị, thanh thử hóa thấp. Dùng chữa bệnh lị, ỉ.a c.hảy, xích bạch đới hạ. Liều dùng: 4-9g. Ảnh: Violet.vn.
Hạt đậu ván (Bạch biển nhân): Có vị ngọt, tính hơi ấm, không độc, vào hai kinh túc thái âm tỳ và túc dương minh vị. Có tác dụng kiện tỳ, hòa trung, trừ thấp và giải độc. Ảnh: phunukieuviet.com.
Dùng làm thuốc bổ tỳ vị, chỉ tả lỵ, giải phiền khát, chữa các chứng đau bụng, xích bạch đới, giải độc nhân ngôn, rượu, thịt cá có độc… Khi dùng trừ thấp thì để sống, bồi bổ và tăng cường chức năng tiêu hóa thì sao chín. Ngày dùng: 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Ảnh: phunutoday.vn.
Vỏ hạt đậu trắng (còn gọi là biển đậu bì): Có tác dụng kiện tỳ hóa thấp; dùng chữa các bệnh lỵ, tiêu chảy, cước khí phù thũng, giải độc thức ăn và say rượu. Ảnh: chuthapdo.org.vn.
Lá đậu ván trắng (biển đậu diệp): Có nhiều xanthophyl và nhiều carotene (trên 10mg%). Vị cay, ngọt, tính bình, có tác dụng chữa ỉ.a c.hảy kèm nôn mửa, gân co rút, nhọt độc, bị đòn, ngã chấn thương; lá giã nát, đắp vào chỗ rắn cắn (Nhật hoa tử bản thảo). Ảnh: yduoc365.com.
Rễ đậu ván trắng (Biển đậu căn): có chứa asparaginase; trong các nốt sần ở rễ có nhiều loại axit amin. Trong Đông y dùng chữa viêm đại tràng, đại tiện xuất huyết, trĩ l.ở l.oét, tiêu tiện nhỏ giọt, nước tiểu đục… Liều dùng: 6-9g (theo Trung dược đại từ điển). Ảnh: littlegarden.vn.
Dây đậu ván trắng (biển đậu đằng): Chữa chứng họng vướng đờm, ngực đầy tức khó chịu, ý thức mơ hồ hoặc hôn mê, Đông y gọi là chứng “đờm mê tâm khiếu”, phát cuồng nói huyên thiên (điên cuồng loạn ngữ). Liều dùng 9-15g. Ảnh:baodanang.vn. (Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).
Theo Nhật Minh/Kiến thức
Ai thường xuyên ăn lựu cần phải tránh ít nhất 3 điều sau đây
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không phải ai cũng có thể ăn quả lựu, đặc biệt đối với những người mắc các bệnh như bệnh viêm dạ dày hay bệnh đái tháo đường…
Lưu là loại cây được trồng nhiều để để lấy quả ăn, làm cảnh và làm thuốc. Hầu hết các bộ phận của lựu đều có công dụng chữa bệnh. Theo các nghiên cứu Đông y, vỏ quả lựu có vị chua, chát, tính ấm giúp chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng. Vỏ thân và vỏ rễ lựu vị đắng chát, tính ấm, giúp sát trùng, tẩy giun sán.
Ảnh minh họa
Còn với những nghiên cứu y học hiện đại, lựu là một trong những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất. Trong quả lựu có chứa vitamin C và vitamin B, axit hữu cơ, đường, protein, chất béo, canxi, phốt pho, kali và các khoáng chất khác. Trong đó, vitamin C ở quả lựu cao gấp táo 1-2 lần.
Nước lựu chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, chống viêm loét, làm mềm các mạch m.áu, ổn định huyết áp và lượng đường trong m.áu, giảm cholesterol và nhiều tính năng khác.
Hạt lựu chín có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa. Nếu phơi khô hay rang khô rồi pha với nước uống sẽ có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy và nhiều công dụng dược lý khác.
Tuy nhiên khi ăn lựu cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:
Cẩn thận với lựu có tẩm hóa chất
Ảnh minh họa
Lựu có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng thực chất quả lựu cũng không an toàn nếu ăn phải lựu Trung Quốc có ngâm tẩm hóa chất.
Trước đó, Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT đã lấy mẫu nho, mận và lựu nhập khẩu từ Trung Quốc kiểm nghiệm và phát hiện chứa carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5 – 5 lần. Đây là những chất diệt nấm sử dụng trong bảo quản trái cây, nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh, mẹ bầu sử dụng một liều cao bất thường có thể gây dị tật bẩm sinh, người thường tiếp xúc nhiều lâu dần nguy hại đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư.
Người bị tiểu đường, dạ dày không nên ăn
Ảnh minh họa
Mặc dù cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng không phải ai cũng có thể ăn quả lựu như những người dính bệnh viêm dạ dày.
Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, tuy quả lựu có tác dụng kiểm tra lượng đường trong m.áu, nhưng không phải là loại quả lý tưởng để ăn thường xuyên.
Bên cạnh đó, những người bị sâu răng hoặc gặp các vấn đề về răng miệng, sau khi ăn bạn cần đ.ánh răng ngay lập tức.
Không nuốt hạt nếu chưa nhai kỹ
Nước ép lựu sẽ an toàn hơn ăn nếu như không nhai kỹ hạt. Ảnh minh họa
Hạt lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên thực tế đã có trường hợp t.rẻ e.m nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu. Vì vậy, t.rẻ e.m được khuyến cáo không nên ăn nếu không biết nhè hạt, còn với người lớn thì cần phải nhai kỹ trước khi nuốt.
Để tận dụng hết được những dưỡng chất có trong quả lựu, bạn có thể cho lựu ép lấy nước để uống thay vì ăn.
Theo giadinh.net